Thực trạng về mạng lưới du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN HÒA VANG GIAI ĐOAN 2013 ĐẾN 2017

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.2.3. Thực trạng về mạng lưới du lịch

Hòa Vang là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng du lịch lớn cả về tự nhiên lẫn nhân văn, cùng với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Khách nội địa Khách quốc tế

càng phát triển tạo nên thế mạnh đặc trưng của huyện. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền từ thành phố đến huyện đã có sự quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Ngoài những điểm, khu du lịch đang khai thác đã nêu tại mục 2.2.2, dưới đây là di tích lịch sử, làng nghề truyên thống được huyện thống kê, phân cấp một cách đầy đủ, nhưng chưa đưa vào khai thác một cách hệ thống:

Bảng 2.10. Danh mục di tích lịch sử, làng nghề trên địa bàn huyện

STT Danh mục Địa điểm Năm

công nhận I Di tích lịch sử cấp Quốc gia

1 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bồ Bản Hòa Phong 04/01/1999 2 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Túy Loan Hòa Phong 04/02/1999 3 Nhà thờ Chi phái tộc Quá Giáng Hòa Phước 01/02/2000 4 Lăng mộ danh nhân Đỗ Thúc Tịnh H.Khương 03/8/2007

5 Bia Ông Ích Đường Hòa Phong 2013

II Di tích lịch sử cấp Thành phố

1 Đình làng Dương Lâm Hòa Phong 23/12/2005

2 Đình làng Xuân Lộc Hòa Sơn 30/8/2006

3 Đình làng Đại La Hòa Sơn 08/01/2007

4 Đình làng Phước Thuận Hòa Nhơn 30/8/2006

5 Đình Phong Lệ Hòa Châu 14/6/2007

6 Đình Thạch Nham Hòa Nhơn 08/01/2007

7 Đình Trước Bàu Hòa Nhơn 24/12/2007

8 Khu căn cứ Huyện ủy Hòa Vang Hòa Phú 08/7/2008 9 Trường tiểu học An Phước Hòa Phong 27/5/2008

10 Chi bộ Phổ Lỗ Sỹ H.Khương 2008

11 Đình Cẩm Toại Hòa Phong 2007

12 Đình Phú Hòa Hòa Nhơn 12/8/2009

13 Đình Thái Lai Hòa Nhơn 2009

14 Đình làng An Ngãi Đông Hòa Sơn 2010

15 Chứng tích tội ác Giáng Đông Hòa Châu 2010

16 Đình Hưởng Phước Hòa Liên 2011

17 Đình làng Phước Hưng Hòa Nhơn 2011

18 Đình Phú Thượng Hòa Sơn 2012

19 Đình làng Yến Nê 2 Hòa Tiến 2012

20 Đình làng Hòa Khương Hòa Nhơn 2012

21 Đình làng Quá Giáng Hòa Phước 2013

III Di tích lịch sử đƣợc đăng ký bảo vệ

1 Nhà ông Nguyền Ngọc Kinh Hòa Phước 10/9/2001 2 Di tích bia Chiến thắng đồn Lệ Sơn Hòa Tiến 28/11/2000

3 Di tích chiến thắng Gò Hà H.Khương 1999

4 Văn Chi Hòa Khương H.Khương 28/11/2000

5 Mộ Lê Thống Chế Hòa Phong 17/02/1994

6 Di tích Chàm Nam Thành Hòa Phong 17/02/1994

7 Mộ ông Hồ Thống Hòa Liên 28/11/2000

8 Di tích đồn Túy Loan Hòa Phong 18/3/2000

9 Đầm sen Hòa Khương H.Khương 2001

IV Làng nghề truyền thống

1 Nón lá La Bông Hòa Tiến

2 Chiếu Cẩm Nê Hòa Tiến

3 Bánh khô mè Quang Châu Hòa Châu

4 Đan lát Yến Nê Hòa Tiến

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

- Một số điểm du lịch tiềm năng, nhưng mới khai thác tự phát:

+ Hồ Hòa Trung: Đây là hồ nhân tạo, được đắp thủ công từ năm 1981 đến 1983, có dung tích 11 triệu m3, diện tích lưu vực 16,5km2, trước đây cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt cho người dân các xã Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Khánh, hiện nay thành phố quy hoạch đầu tư nhà máy nước cung cấp nước sạch cho Khu công nghệ cao. Cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Bắc, tách biệt đô thị ồn ào, hồ có không gian thoáng đãng, trong lành, với khung cảnh không quá hùng vĩ nhưng rất độc đáo, phía bờ Tây giáp với rừng tự nhiên, với những con suối từ rừng đỗ vào hồ, có những bãi cỏ xanh mướt nhiều độc giả ví von như thảo nguyên, phong cảnh nơi đây như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hiện nay, nhiều khách du lịch phượt đã đến đây thư giản, thuê thuyền người dân đi dạo quanh hồ, câu cá, ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm, dựng trại qua đêm, đốt lửa trại ca hát, hoàn toàn khác biệt cuộc sống nơi đô thị. Nơi đây có tiềm năng to lớn phát triển thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chưa được khai thác.

+ Khe lớn: Khe lớn là khe có lượng nước lớn nhất xã Hòa Ninh, bao quanh chân núi Bà Nà, với nhiều thác nước lớn, từ chân núi Bà Nà ngược dòng Suối Mơ khoảng 3km có nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như giếng trời với vũng nước sâu, xanh ngắt, dòng nước mát lạnh kể cả mùa hè nóng bức, nơi đây có nhiều tản đá lớn, dòng suối lớn, núi rừng nguyên sinh bao quanh, không có rừng trồng, đến đây con người cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ... Hệ động vật khá phong phú, đặc biệt có loại cá niên rất nổi tiếng sinh sống ở đây, ốc đá, ếch chò (loại ếch núi sống ở thác), nhiều loài chim, hưu, nai, chồn, khỉ cũng sống theo bìa rừng dọc suối. Nơi đây thật sự lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, phù hợp cho giới trẻ, tắm suối, ngắm cảnh, trèo thác, cắm trại qua đêm, nấu cơm bằng ống nứa, đặc biệt khai thác tour đi phượt.

+ Hồ Hóc Khế (có tên gọi là Hói Khế) là địa điểm câu cá nước ngọt giã ngoại khá tốt. Đây là hồ chứa nước thuộc địa phận xã Hòa Phong, hồ được tạo nên bằng việc ngăn đập trữ nước phục vụ thủy lợi, rộng khoảng trên 20ha, dung tích khoảng 1 triệu m3, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ bao quanh, nước hồ trong xanh không ô nhiễm. Từ trung tâm thành phố Đà nẵng đến đây chỉ chừng 20km. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây có thể phát triển du lịch sinh thái với các dịch vụ câu cá, đi thuyền ngắm cảnh, picnic, thích hợp phát triển loại hình du lịch phượt khám phá dành cho giới trẻ.

+ Hồ Trước Đông: Hồ có sức chứa 2,3 triệu m3, thuộc xã Hoà Nhơn. Hồ chứa nước Trước Đông là công trình lịch sử gắn liền với tên tuổi của ông Nguyễn Bá Thanh - nguyên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, thời còn làm chủ nhiệm HTX Hoà Nhơn 3. Hồ chứa nước Trước Đông đã đi vào lịch sử phát triển của ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Đây là nơi có thể tổ chức chơi các môn thể thao dưới nước như chèo thuyền Kayak, cắm trại…

+ Vùng đồng bào dân tộc Cơtu Hòa Bắc: Hai thôn đồng bào dân tộc Cơ tu Tà Lang và Giàn Bí nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵ ị

ằm giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi chúa và Vườn Quốc gia Bạ

ghề ả

nguyên thiên nhiên và cộng đồng sắc tộc thiểu số Cơ tu, với văn hoá truyền thống đặc sắc, hấp dẫn của nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc Cơtu với ngôi nhà Gươl theo đúng thiết kế cổ truyền, tái hiện các lễ hội mang đặc trưng văn hóa của người Cơtu như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, các làn điệu múa và dân ca Cơtu như tung tung, da dá, múa cồng chiêng cùng những nét đặc sắc trong văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực.

Gần đây, vẻ đẹp và sự lạ lẫm về văn hóa của cộng đồng Cơ tu Tà Lang -

Giàn Bí đã được nhiều người biết đến. Lượng khách du lịch đến đây ngày càng đông, nhưng theo hình thức tự phát; hoàn toàn không có dịch vụ để du khách tiêu tiền tại đây. Nơi đây phù hợp để phát triể ằm khai thác tốt điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của bả

+ Làng cổ Phong Nam: Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, gần quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Tây, là ngôi làng cổ điển, còn lưu giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống, với các ngôi nhà ấm cúng có luỹ tre xanh bao bọc, bên ngoài, là các cánh đồng lúa nước. Trong làng, còn giữ được các ngôi đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ họ tộc, những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông cùng các giai thoại về tên đất, tên làng.

- Các tuyến tiềm năng

+ Tuyến thủy nội địa cảng sông Hàn - Cẩm Lệ - sông Yên - Túy Loan - Thái Lai.

Tuyến du lịch bằng đường thủy dọc sông Hàn qua Cẩm Lệ đến Túy Loan đã được thành phố quy hoạch đưa vào dạng tiềm năng để khai thác. Độ dài tuyến khoảng 22km, điểm xuất phát từ cảng sông Hàn và kết thúc lộ trình tại thôn Thái Lai... Các điểm tham quan chính: Làng chiếu Cẩm Nê, đình Túy Loan, nhà cổ Tích Thiện Đường, làng du lịch văn hóa sinh thái Thái Lai.

+ Tuyến du lịch kết hợp thuỷ nội địa và sinh thái nhà vườn: sông Hàn - Cẩm Lệ - sông Yên - Đập Para An Trạch - Khu sản xuất rau sạch Hoà Khương - Bia Văn chỉ La Châu

Tuyến du lịch bằng đường thủy dọc sông Hàn qua Cẩm Lệ theo Sông Yên đi đến đập para An Trạch là điểm cuối của tuyến thuỷ. Sau đó, du khách chuyển sang tuyến bộ thăm vùng sản xuất rau sạch Hoà Khương và cầu may

mắn tại Văn chỉ La Châu. Độ dài toàn tuyến khoảng 22km.

+ Tuyến du lịch đường bộ viếng mộ ông Nguyễn Bá Thanh - tham quan đình Bồ Bản - chùa Hưng Quang - Nhà thờ Tin lành Phú Hòa - đình Túy Loan - thôn Thái Lai - dừng chân ăn mỳ Túy Loan

Viếng mộ và nghe kể về lịch sử, các câu chuyện, những đóng góp của ông Nguyễn Bá Thanh trong sự phát triển của thành phố. Tham quan đình Bồ Bản - di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tiếp đến ghé thăm hai cơ sở tôn giáo khác biệt nhưng hoà hợp và đối diện nhau qua con sông Tuý Loan;

thăm đình Túy Loan - ngôi đình cổ đã có hơn 500 năm lịch sử với lễ hội đình làng Túy Loan nổi tiếng. Sau đó đến tham quan làng du lịch văn hóa sinh thái thôn Thái Lai, trải nghiệm cảm giác du lịch dựa vào cộng đồng và không gian sinh thái làng quê. Kết thúc tour với ẩm thực mỳ Túy Loan - món ăn đặc trưng của xứ Quảng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)