Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG

3.2.4. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

- Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch

Xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng.

+ Tập trung thống kê, nghiên cứu, rà soát tất cả các di tích trên địa bàn, từ đó phân loại, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư khai thác phục vụ du lịch.

+ Mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, khai thác di sản để tranh thủ sự trợ giúp về vật chất và tinh thần của các nước, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thành lập quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển di tích, góp phần vào công cuộc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch.

+ Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền, quảng bá các

giá trị của di tích lịch sử văn hoá.

+ Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích như: thành tựu tin học quản lý hệ thống dữ liệu về di tích và ứng dụng hoá chất vào việc bảo quản di tích, sử dụng vật liệu hiện đại cho việc tu bổ di tích.

+ Tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các địa danh đạt yêu cầu về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách.

+ Quy hoạch phát triển du lịch cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch một cách khoa học.

+ Cần nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý di sản văn hoá hiện nay theo một cơ chế tách bạch, rành rọt, thực hiện được ba chức năng lớn: bảo vệ, trùng tu, khai thác.

- Giải pháp bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường cần được chú trọng, triển khai thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao ý thức người dân, khách du lịch bảo vệ môi trường, tăng cường áp dụng chế tài đối với hành vi phá hoại môi trường, không có ý thức bảo vệ môi trường. Xã hội hóa thu gom rác thải như kêu gọi, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện đầu tư phương tiện, trang thiết bị thu gom vận chuyển rác thải, đến bãi rác tập trung của thành phố để xử lý theo đúng quy trình.

3.2.5. Giải pháp gia tăng kết quả kinh tế - xã hội thu đƣợc từ du lịch - Thành phố cũng như huyện tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững theo đúng quy hoạch, chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện như phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm gắn kết cộng đồng thông qua phát triển du lịch. Tạo điều kiện cho người dân bán sản phẩm du lịch cho các đơn vị kinh doanh hoặc bán

trực tiếp cho du khách, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, chia sẻ thu nhập từ hoạt động du lịch cho sinh hoạt cộng đồng.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch, kêu gọi chính quyền cấp xã phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền.

Khuyến khích hỗ trợ vật chất trong công tác nâng cao nhận thức về du lịch.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư du lịch ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động địa phương, đặc biệt địa bàn bị giải tỏa làm dự án du lịch.

- Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho người dân địa phương, vì họ là những người am hiểu nhất về địa bàn. Chính quyền địa phương huyện, các xã có chính sách đãi ngộ những cá nhân, tập thể tham gia các chương trình này. Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao dân trí, hiểu biết về du lịch.

- Khuyến khích, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, trước tiên cán bộ cấp huyện, cấp xã phải là người đi tiên phong gương mẫu. Cấm khai thác bừa bãi tài nguyên du lịch, phá rừng, săn bắt tận diệt, có chế tài cụ thể, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

- Ưu tiên vốn đầu tư hạ tầng du lịch, các công trình phúc xã hội lợi cho địa phương, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, cải thiện cuộc sống người dân, như xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện, nước, công viên, khu vui chơi, thể thao, công trình công cộng…

3.2.6. Nhóm giải pháp khác

- Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

+ Thành phố cần thực hiện công tác quy hoạch nhân sự ngành du lịch để thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành.

+ Tăng cường cải cách hành chính theo cơ chế một cửa có sự giám sát tại mỗi cơ quan, đơn vị, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu

tư phát triển du lịch.

+ Thường xuyên hoặc định kỳ phổ biến, hướng dẫn pháp luật về du lịch cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện, xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch phải làm quyết liệt, như kiểm tra xử phạt hoạt động sai chức năng, kinh doanh trái phép, từng bước đưa hoạt động tổ chức kinh doanh của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch vào trật tự, tạo môi trường kinh doanh ổn định.

+ Có quy định cụ thể việc bình ổn giá, đặc biệt trong các đợt cao điểm đối với các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển... Cần phải chú trọng công tác đảm bảo niêm yết giá bán các mặt hàng đặc sản một cách triệt để, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho du khách.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở du lịch hoạt động trái quy định, hướng dẫn viên du lịch hoạt động không đúng quy định pháp luật và quy định hiện hành trên địa bàn, an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh liên kết, hợp tác tạo thành chuỗi du lịch gắn kết các điểm đến với nhau.

- Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch: Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về du lịch; xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, đổi mới tư duy về phát triển du lịch; Lồng ghép kiến thức du lịch vào một số bài học, ngoại khóa...

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển du lịch. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo để xây dựng được đội ngũ lao động chất lượng cao có phẩm chất đạo đức, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ giỏi, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành du lịch huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và kế hoạch đến năm 2030. Để làm được điều này, cần khai thác

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)