CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH
1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, HỘ CỦA NHTM
1.2.1. Quan điểm phát triển cho vay kinh doanh
Phát triển cho vay kinh doanh của NHTM là một quá trình mà NHTM sử dụng các biện pháp như tăng cường sử dụng nguồn lực như vốn, hệ thống mạng lưới, công nghệ, nguồn nhân lực …nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng trưởng số lượng khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động cho vay nhằm tăng thị phần, thu nhập từ hoạt động cho vay trên cơ sở kiểm soát rủi ro phù hợp với mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Phát triển cho vay kinh doanh xác định hai mục tiêu:
- Tăng trưởng tín dụng - Chất lượng tín dụng a. Tăng trưởng tín dụng - Tăng trưởng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay kinh doanh càng lớn chứng tỏ ngân hàng phát triển hoạt động cho vay kinh doanh càng lớn. Sự tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ đạt hiệu quả nếu dư nợ cho vay tăng cả số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối. Sự tăng trưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy số dư nợ cho vay cuối kỳ trừ đi số dư nợ cho vay đầu kỳ. Sự tăng trưởng dư nợ cho vay tương đối được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tăng trưởng dư nợ cho vay tuyệt đối với mức dư nợ cho vay đầu kỳ của ngân hàng. NHTM cần đưa ra các biện pháp cần thiết để tăng dư nợ cho vay trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới.
- Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh
Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch tại ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Việc gia tăng số lượng khách hàng có thể thực hiện bằng cách phát triển thị trường mới đến khu vực địa lý mới, phân khúc thị trường mới. Cần sử dụng các biện pháp đa dạng hóa sản phẩm
dịch vụ nhằm tăng sự trung thành của khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Vì thế sự tăng lên của số lượng khách hàng cũng cho thấy lòng tin của ngân hàng tăng cao, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng thị phần trên địa bàn hoạt động và là chỉ tiêu để đánh giá phát triển cho vay hiệu quả không.
- Tăng trưởng thị phần cho vay kinh doanh cá nhân, hộ
Thị phần cho vay là phần dư nợ cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ mà ngân hàng đang chiếm lĩnh. Thị phần cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ của ngân hàng có thể được hiểu là chỉ số đo lường phần trăm về dư nợ cho vay kinh doanh cá nhân, hộ của ngân hàng so sánh với đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường. Tiếp cận thị trường mới, thu hút khách hàng từ các ngân hàng đối thủ là một cách khác để gia tăng thị phần.
- Tăng trưởng thu nhập trong cho vay kinh doanh KHCN, hộ
Phát triển cho vay kinh doanh không chỉ thể hiện thông qua việc phát triển về quy mô, thị phần, mà còn thông qua thu nhập mang lại cho ngân hàng. Thu nhập càng cao càng cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng phát triển.
- Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm cho vay kinh doanh cá nhân, hộ
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng cung ứng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc cung ứng sản phẩm đa dạng sẽ thu hút khách hàng tốt hơn, vì vậy cần có những chính sách đầu tư nhằm nghiên cứu thị trường tìm ra các sản phẩm cho vay phù hợp.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cần:
+ Giải pháp tín dụng như chính sách lãi suất, phí tiền vay phù hợp.
+ Cơ chế cho vay thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo quy trình cho vay phù hợp, thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng.
+ Tiếp cận thị trường mục tiêu là những khu vực đông dân cư buôn
bán, gần chợ, khu trung tâm thương mại.
+ Đẩy mạnh cho vay lĩnh vực ưu tiên.
b. Chất lượng tín dụng
- Nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động cho vay
Nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động cho vay nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của khách hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Các NHTM muốn nâng cao chất lượng thì cần chú trọng một số mặt như:
+ Đầu tư mạnh mẽ, đưa khoa học ứng dụng vào thực tế nhằm cung cấp thông tin chính xác hỗ trợ cho CBTD trong công tác cho vay, thông qua đó phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ để thực hiện thao tác chính xác, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng.
+ Mở rộng mạng lưới rộng khắp, thiết kế quầy giao dịch phục vụ khách hàng thuận tiện nhất.
+ Đào tạo cán bộ có kỹ năng, trình độ, có trách nhiệm với công việc, đạo đức tốt tạo sự tin tưởng, thoái mái trong giao dịch với khách hàng.
- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong CVKD đối với cá nhân, hộ Phát triển cho vay đồng nghĩa với rủi ro cũng gia tăng đó là rủi ro về tình hình tài chính dẫn mất khả năng chi trả hoặc những sự biến động về tình trạng sức khỏe, công việc, nhiều khách hàng thường giấu thông tin về sức khỏe, công việc trong tương lai của mình nên ngân hàng dễ gặp rủi ro về đạo đức khi cho vay. Rủi ro của ngân hàng phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu, đây là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của việc phát triển CVKD KHCN, hộ.
Như vậy để đạt mục tiêu đảm bảo chất lượng tín dụng cần:
ã Xõy dựng chỉ tiờu đo lường chất lượng tớn dụng của ngõn hàng theo chuẩn quốc tế.
ã Để đạt được mục tiờu đú ngõn hàng phải xõy dựng chuẩn bị nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là hệ thống các
công cụ trong quản lý chất lượng tín dụng như quy trình cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu.
ã Thành lập bộ mỏy giỏm sỏt chất lượng tớn dụng của ngõn hàng đú là một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng như qui trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.
Kết luận:
Một ngân hàng thương mại luôn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu vì nó là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng.
Tuy nhiên một sự tăng trưởng nóng bằng mọi cách thường kèm theo chất lượng tín dụng không được đảm bảo, rủi ro mất vốn tăng cao và ngược lại một chất lượng tín dụng được xem xét quá chặt chẽ thì thường tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Vì vậy với bất kì một ngân hàng thương mại nào thì cũng muốn kết hợp hài hòa cả hai mục tiêu đó là tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả sẽ đem đến sự tồn tại phát triển bền vững của ngân hàng.