Kết quả hoạt động của Vietinbank Bình Định

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với cá nhân, hộ tại ngân hàng công thương chi nhánh Bình Định. (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH

2.1.3. Kết quả hoạt động của Vietinbank Bình Định

Vốn là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Trong hoạt động của ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn là hết sức quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh, năng lực thanh toán và cũng là đảm bảo sự an toàn, uy tín của ngân hàng trên thị trường. Bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy rõ thực trạng huy động vốn tại Vietinbank Bình Định từ năm 2010-2012 như thế nào.

Bng 2.1.Tình hình huy động vn caVietinbank Bình Định t năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

CHỈ

TIÊU Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Huy

động vốn 751,653 100 1,048,378 100 1,177,076 100 296,725 39.48 128,698 12.28 Tiền gửi

TCKT 223,249 29.70 269,362 25.69 220,362 18.72 46,113 20.65 -49,000 -18.19 Tiền gửi

dân cư 528,404 70.30 779,016 74.31 956,714 81.28 250,612 47.43 177,698 22.81

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định) Qua bảng 2.1 cho thấy từ năm 2010-2012 nguồn vốn Vietinbank Bình Định có sự tăng trưởng qua các năm. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng dần và chiếm tỷ lệ cao trên 70%, phản ánh được tính ổn định của nguồn vốn.

Cụ thể số liệu như sau:

- Năm 2011 đánh dấu sự tăng lên vượt bậc của tình hình huy động vốn đạt 1,048,378 triệu đồng tăng 39.48% so với 2010. Tăng trưởng huy động vốn

tăng cao như vậy một mặt là do giai đoạn này lạm phát tăng cao, lãi suất huy động thực lên tới 18,5% trong khi lãi vay tăng cao khiến cho việc kinh doanh khó khăn, thị trường vàng, chứng khoán lại trồi sục khiến cho kênh gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn, lãi cao.

- Năm 2012, huy động vốn của Vietinbank Bình Định đạt 1,177,076 triệu đồng tăng 12,28% so với năm 2011 trong đó nguồn vốn tổ chức đạt 220,362 triệu đồng giảm 18,19%, nguồn vốn từ dân cư đạt 956,714 triệu đồng tăng 22,81%. Năm này tình hình kinh tế vẫn chưa được cải thiện người dân vẫn đặt niềm tin vào kênh gửi tiết kiệm ngân hàng, trong khi doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn do sức mua thấp, lãi vay cao, kinh doanh khó khăn, nên nguồn tiền gửi doanh nghiệp cũng giảm sút.

Bên cạnh tình hình kinh tế chung, để duy trì được kết quả tăng trưởng trên, Vietinbank Bình Định đã thành lập tổ huy động vốn, tăng cường công tác tiếp thị nguồn vốn, Ban Lãnh đạo đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, xem tăng trưởng huy động vốn là mục tiêu hàng đầu, quyết định kết quả kinh doanh của Vietinbank Bình Định. Tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, nhiều sản phẩm huy động vốn hấp dẫn linh hoạt thị hiếu, nhu cầu khách hàng như chương trình chứng chỉ tiền gửi dự thưởng ngắn hạn, dài hạn, cùng nhiều quà tặng, thẻ cào… các chương trình luôn đạt được kết quả tốt hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Vietinbank không ngừng nâng cao thương hiệu ngân hàng uy tín, hàng đầu, luôn trang bị cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ khách hàng tận tâm, nhanh chóng.

Trong những tháng đầu năm 2013, kinh tế vĩ mô ổn định hơn với xu hướng lạm phát giảm nhanh, lãi suất nhiều lần điều chỉnh từ 14% xuống 7%, lãi suất không còn hấp dẫn đã tác động không nhỏ đến công tác huy động vốn, người dân đã chuyển qua kênh đầu tư khác. Vì đầu ra tín dụng chưa được khơi thông nên mặc dù nguồn vốn huy động giảm nhưng vẫn ở tình trạng dư thừa. Tuy nhiên xét

về mục tiêu dài hạn tín dụng sẽ tăng trưởng ổn định trở lại vì thế công tác huy động vốn để có nguồn đầu vào ổn định vẫn là mối quan tâm hàng đầu đặc biệt là các nguồn giá rẻ từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp.

b. Tình hình cho vay, n xu và t l n xu

Nghiệp vụ quan trọng tiếp theo đối với mỗi ngân hàng thương mại đó là nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ này luôn đứng vai trò lớn nhất góp phần tạo ra lợi nhuận cho mỗi ngân hàng. Đi kèm với tăng trưởng tín dụng đó là nợ xấu, một ngân hàng muốn bền vững thì ngoài việc tăng trưởng tín dụng cần đảm bảo chất lượng tín dụng đạt mức cho phép. Dưới đây là bảng phân tích tình hình cho vay, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank Bình Định từ năm 2010- 2012 để thấy được tình hình cho vay thực tế tại chi nhánh và chất lượng khoản vay như thế nào, có nằm trong tầm kiểm soát hay không.

Bng 2.2. Tình hình cho vay,n xu và t l n xu ca Vietinbank Bình Định t năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Dư nợ 1,590,956 100 1,799,130 100 1,635,170 100 208,174 13.08 -163,960 -9.11 Ngắn hạn 1,268,676 79.74 1,483,075 82.43 1,331,312 81.42 214,399 16.90 151,763 -10.23 Trung dài hạn 322,280 20.6 316,055 17.57 303,858 18.58 -6.225 -1.93 -12,197 -3.86 II.Nợ xấu 10,523 100 14,884 100 34,350 100 4,361 41,44 19,466 130.78 Ngắn hạn 10,523 100 12,649 84.98 29,895 87.03 2,126 20.20 17,246 136 Trung dài hạn 0 0 2,235 15.02 4,455 12.97 2,235 100 2,220 99.33

III.Tỷ lệ nợ xấu 0.66% 0.83% 2.1%

Ngắn hạn 0.66% 0.70% 1.83%

Trung dài hạn 0 0.13% 0.27%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định)

Tổng quan tình hình cho vay của Vietinbank Bình Định từ năm 2010- 2012 cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng nhanh chóng. Cụ thể như sau:

- Năm 2011 tín dụng tăng trưởng mạnh đạt 1,799,130 triệu đồng tăng 208,174 triệu đồng tăng 13.08% trong đó cho vay ngắn hạn đạt 1,483,075 triệu đồng tăng 16,90%, cho vay trung dài hạn đạt 316,055 triệu đồng giảm 6,225 triệu đồng giảm 1.93% so với năm 2010.

- Năm 2012 dư nợ đạt 1,635,170 triệu đồng, giảm 163,960 triệu đồng, giảm 9,11% trong đó cho vay ngắn hạn giảm 151.763 triệu đồng, giảm 10.23%, cho vay trung dài hạn giảm 12.197 triệu đồng, giảm 3.86% so với năm 2011. Năm 2012 tín dụng tăng trưởng âm phù hợp tình hình chung của thị trường. Đây là năm đánh dấu sự khó khăn của nền kinh tế, việc neo lãi suất cao trong thời gian dài đã làm suy kiệt tài chính của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất cả nước. Bên cạnh đó là sự thay đổi mô hình tín dụng theo hướng thắt chặt, kiểm soát hơn thông qua việc tái thẩm định hồ sơ qua phòng quản lý rủi ro với hạn mức tín dụng từ 200 triệu trở lên cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tín dụng trong năm này.

Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế là 3%. Trong năm 2010,2011 dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, nợ nhóm 2 khống chế ở mức thấp với năm 2010 là 0.66%, 2011 là 0.83% nhưng tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng đột biến, nợ nhóm 2 đã chuyển qua nợ nhóm 3,4,5 là những nhóm nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 2012 là 2.1%. Nợ xấu tăng cao là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng mạnh trong bối cảnh kinh tế suy thoái, bất động sản, chứng khoán đóng băng trong thời gian dài sau thời gian tăng nóng. Điều này khiến việc xử lý tài sản gặp khó khăn, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng quy mô, thị phần, hiệu quả triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Việc khống chế không để nợ quá hạn phát sinh là nhiệm vụ trọng

tâm hàng đầu của Vietinbank Bình Định trong thời gian tới.

c. Li nhun

Nhìn chung kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt.

Dưới đây là bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định từ năm 2010-2012, bảng số liệu sẽ cho thấy nguồn thu nhập hay chi phí như thế nào, chi nhánh kinh doanh lãi hay lỗ.

Bng 2.3. Kết qu hot động ca Vietinbank Bình Định t năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 CHỈ

TIÊU Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng

thu nhập 211,280 504,202 428,653 292,922 138.64% -75,549 -14.98%

Tổng

chi phí 187,772 476,348 404,021 288,576 153.68% -72,327 -15.18%

Lợi

nhuận 23,508 27,854 24,632 4,346 18.49% -3,222 -11.57%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Vietinbank chi nhánh Bình Định) Qua bảng 2.3 cho thấy, từ năm 2010-2012, Vieinbank Bình Định đều kinh doanh có lãi trong đó năm 2011 lợi nhuận tăng cao và có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012.

Cụ thể số liệu thu nhập, chi phí Vietinbank Bình Định như sau:

Tổng thu nhập và chi phí của Vietinbank Bình Định 2011 tăng vượt bậc so với 2010, có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012.

- Tổng thu nhập năm 2011 của chi nhánh đạt 504,202 triệu đồng tăng 138.64% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 428,653triệu đồng giảm 14,98% so với năm 2011.

- Lợi nhuận năm 2011 đạt 27,854 triệu đồng, tăng 18.49% so với năm 2010, trong năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ 11.57% đạt 24,632 triệu đồng.

Năm 2011, tín dụng tăng trưởng cao, thu nhập từ việc thu phí hồ sơ vay là rất cao vì thế chi nhánh đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Sang năm 2012 đi cùng với xu thế chung, tín dụng sụt giảm, trong khi chi nhánh giảm phần lớn các khoản phí vay áp dụng năm 2011 để tăng sự cạnh tranh, thu hút khách hàng nên lợi nhuận có giảm so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với cá nhân, hộ tại ngân hàng công thương chi nhánh Bình Định. (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)