CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ
2.2.6. Đánh giá chung về tình hình phát triển cho vay kinh doanh khách hàng cá nhân, hộ tại Vietinbank Bình Định
a. Những kết quả đạt được
- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, hộ tăng qua các năm, tỷ lệ cho vay cá nhân so với tổng dư nợ chi nhánh tăng qua các năm chiếm xấp xỉ 50%.
Các khoản vay đã thực sự giúp cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nâng quy mô hoạt động góp phần chung vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Chất lượng các khoản cho vay cũng được nâng cao, do công tác quản trị rủi ro được quan tâm đúng hướng, tỷ lệ nợ xấu vẫn trong mức cho phép.
-Tăng nguồn thu nhập cho chi nhánh từ hoạt động cho vay và việc bán chéo sản phẩm như bảo hiểm cho người vay vốn, sử dụng tiện ích của ngân hàng như thẻ ATM, dịch vụ chuyển tiền làm gia tăng nguồn phí…
- Chất lượng phục vụ được nâng cao đáng kể.
b. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cho vay kinh doanh cá nhân, hộ tại chi nhánh còn gặp một số hạn chế tồn tại.
- Hạn chế :
+ Thay đổi mô hình tín dụng liên tục
Từ tháng 4 năm 2012 đến nay, mô hình tín dụng thay đổi liên tục đã gây nên những xáo trộn trong hoạt động cho vay, gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng.
ã Với mụ hỡnh tớn dụng được kiểm soỏt thụng qua phũng quản lý rủi ro, hạn mức của phòng giao dịch chỉ 200triệu đồng, còn lại phải được tái thẩm định qua phòng quản lý rủi ro, đây là hạn mức thấp và việc thay đổi mô hình quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn tới trong thời gian này dư nợ cũng đã giảm đáng kể so với năm 2011 đã giảm 163,960 triệu đồng. Tuy nhiên nó đã nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm số lượng hồ sơ tín dụng không đúng mục đích.
ã Trong những thỏng đầu năm 2013, vietinbank lại thay đổi mụ hỡnh tín dụng theo chế độ kiểm soát tập trung tại hội sở chính, hạn mức phán quyết của chi nhánh là một khoản cho vay, chiết khấu: 0,5 tỷ đồng, tổng giới hạn tín dụng (bao gồm nhiều khoản tín dụng là 1 tỷ đồng), hạn mức phán quyết của chi nhánh là quá thấp so với quy mô một ngân hàng lớn như vietinbank mà không cần phân biệt bất cứ đối tượng khách hàng nào, dư nợ tiếp tục giảm, trong khi việc trình hồ sơ cho trung ương thường kéo dài do đặc điểm cho vay cá nhân là khó thẩm định được phương án một cách chính xác.Việc thay đổi mô hình đem lại chất lượng tín dụng nâng cao, hồ sơ tín dụng được đảm bảo về các yếu tố phân tích yếu tố tài chính, vay đúng mục đích, hồ sơ đầy đủ các thủ tục pháp lý, tuy nhiên việc hồ sơ kéo dài làm khả năng cạnh tranh giảm sút nghiêm trọng.
+ Chính sách phí vay:
So với các ngân hàng có vốn nhà nước trong tỉnh như BIDV, VCB, AGRIBANK lãi suất là tương đương nhau, tuy nhiên Vietinbank Bình Định áp dụng mức phí vay thỏa thuận và phí trước hạn là rất cao. Điều này gây ra khó khăn lớn đặc biệt là đối với cho vay cá nhân kinh doanh nhận theo
phương thức từng lần, khách hàng chỉ có thể trả mà không tốn phí khi đến tháng cuối cùng của hợp đồng.
+ Khó khăn trong xử lý tài sản:
Nợ xấu vẫn gia tăng trong khi những khoản nợ cũ đã chuyển nhóm do sự khó khăn trong việc xử lý tài sản vì thị trường nhà đất trên địa bàn vẫn đóng băng, và thủ tục pháp lý qua trung tâm đấu giá lại kéo dài và tốn kém chi phí đẩy giá trị TSĐB bị hạ thấp.
+ Nhân sự thay đổi liên tục:
Theo quy định ngân hàng công thương thì cứ 6 tháng phải luân chuyển toàn bộ cán bộ từ kế toán, tín dụng, cấp lãnh đạo của các phòng giao dịch, điều này gây nên tâm lý không ổn định với mỗi nhân viên, xuất hiện tình hình kéo khách giữa các phòng giao dịch, cán bộ tín dụng không theo sát được tình hình vay của khách hàng trong hết kỳ hạn nợ.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng còn trẻ, đa phần là cán bộ mới ra trường, kinh nghiệm xử lý công việc còn hạn chế, nhân sự thiếu hụt, chưa có bộ phận nhân sự chuyên tìm kiếm khách hàng mà đa phần là cán bộ tín dụng vừa làm nghiệp vụ, vừa tìm kiếm khách hàng.
+ Tài sản thế chấp được xem trọng hơn hiệu quả của phương án vay vốn:
Cá nhân vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nên thực tế rất khó kiểm soát được dòng vốn, và thông thường các thông tin và số liệu mà khách hàng cung cấp không còn chuẩn xác để giải quyết cho vay, vì thế nhiều cán bộ tín dụng thường vẫn xem trọng tài sản đảm bảo để cho vay hơn là việc thực hiện kinh doanh, xem TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu khi có rủi ro xảy ra. Nhiều trường hợp việc thẩm định khách hàng chỉ mang tính thủ tục làm hợp thức hóa chứng từ hồ sơ để giải ngân. Hồ sơ tín dụng sơ sài, việc thẩm định khách hàng cũng như kiểm tra việc sử dụng vốn chỉ mang tính đối phó không phản ánh đúng thực trạng của khách hàng.
+ Việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa được tiến hành một cách bài bản, thường xuyên và còn mang tính hình thức
Sự lơi lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay trong và sau khi cho vay, làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời dù vốn vay đã bị sử dụng sai mục đích. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các Vietinbank Bình Định chưa được thực hiện thường xuyên. CBTD ít đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra sau. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra .
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài ngân hàng
ã Tỡnh hỡnh khủng hoảng tài chớnh thế giới núi chung và Việt Nam núi riêng luôn có những diễn biến phức tạp trong những năm qua, làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, vàng, xây dựng và vận tải, lãi suất neo cao trong thời gian dài, nhiều người đã mất khả năng chi trả, thu hẹp sản xuất kinh doanh khiến vốn ngân hàng bị thất thoát.
ã Sự cạnh tranh gay gắt từ phớa cỏc ngõn hàng thương mại trờn địa bàn bằng biện pháp giảm điều kiện vay vốn, có thể nâng giá trị tài sản đảm bảo nhằm gia tăng hạn mức tín dụng để lôi kéo khách hàng.
+ Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn:
ã Khỏch hàng sử dụng vốn vay khụng đỳng mục đớch
ã Khỏch hàng cố tỡnh cung cấp thụng tin khụng chớnh xỏc, che giấu thông tin.
ã Thúi quen sử dụng tiền mặt để thanh toỏn trong kinh doanh nờn việc kiểm soát vòng quay vốn gặp nhiều khó khăn, đa phần KHCN không sử dụng
tài khoản thanh toán qua ngân hàng, tâm lý còn e ngại khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
+ Nguyên nhân bên trong ngân hàng
ã Chưa cú chớnh sỏch khỏch hàng hợp lý.
ã Khi giải quyết cho vay luụn xem TSĐB là yếu tố hàng đầu là chỗ dựa an toàn mà không xem xét đến các rủi ro khác .
ã Chớnh sỏch ưu đói dành cho từng đối tượng khỏch hàng và cụng tỏc quảng bá sản phẩm đến khách hàng chưa thật sự hiệu quả.
ã Đội ngũ CBTD trẻ đa phần mới ra trường nờn chưa cú nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, số lượng cán bộ còn ít là một khó khăn trong vấn đề phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân.
ã Chưa tỏch biệt khõu tiếp xỳc khỏch hàng và khõu thẩm định đối với CBTD dễ gây ra tiêu cực, chất lượng thẩm định kém.
ã Hiện nay việc thu thập thụng tin khỏch hàng để thẩm định vay vốn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, chủ yếu thông qua sự dò hỏi, sự quen biết để tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng, và sự phán đoán của cán bộ từ những thông tin khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, mặc dù có sự hỗ trợ của trung tâm CIC Việt Nam, tuy nhiên trung tâm chỉ cung cấp thông tin về quan hệ tín dụng của đối tượng vay vốn với các tổ chức tín dụng khác, mà không cung cấp về tình trạng , uy tín trong quan hệ thương mại, hoặc những thông tin ngoài xã hội của đối tượng có thể liên quan đến những vi phạm pháp luật như nợ ngoài, cho vay nóng…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, chúng ta đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Định từ năm 2010-2012. Nhìn chung tình hình huy động vốn có sự tăng trưởng ồn định, tình hình cho vay có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012 do những biến động xấu từ thị trường và chính sách tín dụng thắt chặt trong giai đoạn này. Từ năm 2010-2012 hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều có lãi.
Dư nợ cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ tăng lên và chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ của chi nhánh, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể qua các năm, số lượng khách hàng cá nhân, hộ tăng qua các năm, đa phần các khoản vay có quy mô nhỏ, thời gian vay ngắn hạn chiếm trên 90%, các khoản vay thuộc ngành thương mại, dịch vụ chiếm trên 65%, thị phần Vieinbank Bình Định là tương đối nhỏ so với tiềm năng ngân hàng.
Vietinbank không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua việc cung ứng phong phú các sản phẩm tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các hình thức trả lãi và nâng cao phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho nhân viên.
Bên cạnh đó, trong chương này nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay kinh doanh cá nhân hộ như môi trường vĩ mô thuận lợi, sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng, vì thế sự cạnh tranh rất khốc liệt, chính sách tín dụng ngân hàng đang áp dụng theo hướng thắt chặt, ngoài ra Vietinbank có lợi thế về uy tín, truyền thống, hạ tầng cơ sở khang trang, đa phần cán bộ làm công tác nghiệp vụ trẻ, năng động, có trình độ đại học trở lên chiếm 70% vì thế trong thời gian qua, dư nợ tăng cao góp phần tạo ra thu nhập cho chi nhánh. Bên cạnh những kết quả đạt được, thì tại chi nhánh nợ xấu vẫn tăng cao, mô hình tín dụng thay đổi liên tục, cán bộ các phòng giao dịch luân chuyển thường xuyên, điều đó ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng tín
dụng. Công tác quản trị rủi ro dù được quan tâm đúng mức nhưng quá trình thực hiện chưa đạt kết quả đề ra, kênh quảng bá sản phẩm ưu đãi lãi suất chưa hiệu quả và đa phần cán bộ tín dụng trẻ nên các mối quan hệ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề phát sinh.
Vì thế để đẩy mạnh phát triển dư nợ cho vay kinh doanh cá nhân, hộ trong thời gian sắp đến, ngân hàng cần có những giải pháp gì nhằm đẩy mạnh nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, khắc phục được những hạn chế tồn tại hiện có, tạo lợi thế cạnh tranh để giữ vững thị phần và thu hút khách hàng mới về với ngân hàng trong thời điểm hiện nay.
CHƯƠNG 3