Thực trạng phát triển hoạt động CVKD cá nhân, hộ tại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với cá nhân, hộ tại ngân hàng công thương chi nhánh Bình Định. (Trang 47 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ

2.2.3. Thực trạng phát triển hoạt động CVKD cá nhân, hộ tại

a. Thc trng tăng trưởng dư n CVKD cá nhân, h ti Vietinbank Bình Định

Cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ tại Vietinbank Bình Định ngày càng chiếm tỷ trọng cao vì vậy việc phát triển cho vay kinh doanh cá nhân, hộ là đặc biệt quan trọng, dựa vào bảng số liệu dưới đây, ta sẽ đánh giá được vị trí của mảng kinh doanh này đóng góp vào tổng dư nợ của toàn chi nhánh, và thực trạng chất lượng những khoản vay này như thế nào, có thực sự an toàn không?

Bng 2.4. Tình hình chung v tăng trưởng dư n, n xu, t l n xu CVKD KHCN, h ti Vietinbank Bình Định t năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Dư nợ 1,590,956 100 1,799,130 100 1,635,170 100 113,423 15.63 -22,981 -2.74 Dư nợ

CVKD KHCN,hộ

725,435 45.59 838,858 46.62 815,877 49.89 114,324 15.98 -23,325 -2.81

Nợ xấu 10,523 100 14,884 100 34,350 100 4,361 41.44 19,466 130.8 Nợ xấu

CVKD KHCN, hộ

2,130 20.24 4,847 32.57 10,968 31.93 2,717 127 6,121 126

Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh

0.66% 0.83% 2.1%

Tỷ lệ nợ xấu CVKD KHCN, hộ

0,29% 0,58% 1,34%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định) Qua bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng cho vay kinh doanh đối với cá nhân,hộ tăng từ năm 2010-2012 chiếm xấp xỉ 50% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh, cụ thể như sau:

- Năm 2010 , dư nợ CVKD cá nhân, hộ đạt 725,435 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45.59%.

- Năm 2011, dư nợ CVKD cá nhân, hộ đạt 838,858 triệu đồng chiếm 46.62%, tăng 114,324 triệu đồng, tăng 15.98% so với năm 2010.

- Năm 2012 , dư nợ CVKD cá nhân, hộ đạt 815,877 triệu đồng giảm 23,325 triệu đồng, giảm 2.81% so với năm 2011.

Nợ xấu CVKD KHCN, hộ tăng mạnh qua các năm, tính đến năm 2012 là 10,968 triệu đồng tăng 126% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 toàn chi nhánh là 2.1%, tỷ lệ nợ xấu CVKD KHCN, hộ là 1.34%. Tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng cho thấy rủi ro đang tăng dần.

Trong thời gian tới, ngân hàng cần đưa ra kế hoạch xử lý nhằm thu hồi các khoản nợ xấu, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu càng lúc càng tăng như hiện nay.

Hình 2.2. Tăng trưởng dư n và dư n CVKD KHCN, h 2010-2012 b. Thc trng tăng trưởng cho vay KHCN theo đối tượng khách hàng Cho vay khách hàng cá nhân gồm cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy được mảng cho vay nào đang được chi nhánh quan tâm, và đóng góp quan trọng như thế nào trong sự tăng trưởng của toàn chi nhánh.

Bng 2.5. Tăng trưởng cho vay KHCN theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ

Tiêu Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ

lệ(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Dư nợ

CV KHCN

761,477 100 869,524 100 829,126 100 108,047 14.19 -40,398 -4.64

Kinh

doanh 725,435 95.26 838,858 96.47 815,877 98.40 113,423 15.63 -22,981 -2.74 Tiêu

dùng 36,042 4.74 30,666 3.53 13,249 1.6 -5,376 -14.91 -17,417 -56.79

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định)

Hình 2.3. Cơ cu trong cho vay KHCN theo đối tượng khách hàng Về cơ cấu cho vay KHCN thì CVKD đối với cá nhân, hộ chiếm tỷ lệ khá cao trên 95%, trong đó 2011 đạt 838,858 triệu đồng tăng 113,423 triệu đồng, tăng 15,63% so với 2010, năm 2012 đạt 815,877 triệu đồng giảm 22,981 triệu đồng giảm 2.74% so với 2011.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng giảm dần qua các năm. Tính đến năm 2012 cho vay tiêu dùng đạt 13,249 triệu đồng giảm 56.79%.

Với bảng số liệu trên cho thấy trong thời gian qua Vietinbank Bình Định rất chú trọng đến mảng cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ. Trong thời gian tới mảng cho vay này vẫn là mục tiêu quan trọng mà ngân hàng luôn muốn phát triển.

c. Thc trng tăng trưởng CVKD cá nhân, h theo thi gian

Cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy hiện nay các khoản vay tại chi nhánh thì cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, nó có phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh, và phù hợp mục tiêu, chiến lược của chi nhánh không?

Bng 2.6.Tăng trưởng dư n CVKD cá nhân, h theo thi gian

Đơn vị tính : triệu đồng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ

tiêu Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ

CVKD cá nhân, hộ

725,435 100 838,858 100 815,877 100 113,423 15.63 -22,981 -2.74

Ngắn

hạn 715,325 98.6 829,649 98.9 806,324 98.83 114,324 15.98 -23,325 -2.81

Trung dài hạn

10,110 1.4 9,209 1.1 9,553 1.17 -901 -8.91 344 -3.73

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định)

Hình 2.4. Tăng trưởng dư n CVKD cá nhân, h theo thi gian

Dư nợ CVKD KHCN của chi nhánh phần lớn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 97%, các khoản cho vay trung - dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn bởi vì đa phần vòng quay vốn của khách hàng cá nhân dưới 1 năm. Đối với loại hình cho vay trung dài hạn thì ẩn chứa nhiều rủi ro hơn loại hình cho vay ngắn hạn vì thời gian thu hồi vốn vay dài hơn, ngân hàng sẽ không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra như rủi ro do thiên tai, rủi ro lãi suất... Mặt khác, nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn và ngân hàng dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung dài hạn thì nguồn vốn này sẽ không được đảm bảo an toàn, tính thanh khoản của ngân hàng bị hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn Vietinbank Bình Định đã chú trọng và đẩy mạnh loại hình cho vay ngắn hạn (tỷ lệ bình quân là 90% trên tổng dư nợ), tỷ lệ cho vay ngắn hạn được duy trì ở mức như hiện nay là hoàn toàn hợp lý.

Cụ thể số liệu như sau:

- Dư nợ cho vay kinh doanh ngắn hạn trong năm 2010 đạt 715,325 triệu đồng, chiếm 98.6% tổng dư nợ CVKD KHCN.

- Năm 2011 dư nợ cho vay kinh doanh ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên đến 829,649 triệu đồng, tăng 114,324 triệu đồng, tốc độ tăng là 15.98%.

- Năm 2012 đi cùng với tình hình kinh tế suy thoái chung, tín dụng tăng trưởng âm, giảm 23,325 triệu đồng, tốc độ giảm 2.81% so với năm 2011.

d. Thc trng tăng trưởng dư n CVKD cá nhân, h theo ngành Hiện nay tại chi nhánh, cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ đa dạng các ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông lâm nghiệp, thủy sản ,xây dựng, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Qua bảng số liệu dưới đây, ta sẽ thấy được tỷ trọng cho vay thuộc các ngành nghề có hợp lý không, ngành nào đang chiếm tỷ trọng cao nhất, và có phù hợp định hướng phát triển của Vietinbank Bình Định hay không?

Bng 2.7. Tăng trưởng dư n CVKD cá nhân, h phân theo ngành

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Phân theo ngành 735,435 100 838,858 100 815,877 100 Nông lâm nghiệp, thủy sản 155,037 21.08 170,095 20.28 160,110 19.62

Xây dựng 70,345 9.56 70,550 8.41 56,350 6.91

Công nghiệp 50,585 6.88 65,527 7.81 55,280 6.78

Thương mại, dịch vụ 459,468 62.48 532,686 63.50 544,137 66.69

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định)

Hình 2.5. Cơ cu dư n CVKD KHCN phân theo ngành

Qua bảng 2.7 ta thấy dư nợ ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 62% tổng dư nợ cho vay kinh doanh cá nhân, hộ, trong khi ngành công nghiệp, xây dựng tỷ trọng khá thấp dưới 7%, điều này phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng công thương chi nhánh Bình Định khi ngành công nghiệp, xây dựng đang gặp nhiều rủi ro, tuy nhiên ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là ngành luôn nằm trong định hướng phát triển của Vietinbank Bình Định lại chưa đạt được dư nợ như mong muốn.

Cụ thể số liệu như sau:

- Dư nợ ngành thương mại, dịch vụ tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trên 62%.Tính đến năm 2012, ngành thương mại dịch vụ đạt 544,137 triệu đồng chiếm 66.69%.

- Ngành nông lâm nghiệp thủy sản giảm qua các năm. Tính đến năm 2012 đạt 160.110 triệu đồng chiếm 19.62%.

- Ngành xây dựng công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp khoảng gần 7%

tổng dư nợ CVKD KHCN. Tính đến năm 2012 ngành công nghiệp đạt 55,280 triệu đồng chiếm 6.78%, ngành xây dựng đạt 56,350 triệu đồng chiếm 6.91 %.

e. Tăng trưởng s lượng khách hàng và dư n bình quân CVKD KHCN ti chi nhánh

Để phát triển hoạt động cho vay thì việc tăng trưởng số lượng khách hàng là nhân tố quan trọng nhằm đánh giá sự phát triển có hiệu quả không . Mục tiêu của chi nhánh hiện tại là giữ vững khách hàng truyền thống hiện có, tận dụng triệt để những chương trình ưu đãi lãi suất để thu hút khách hàng mới, và những khách hàng tốt từ các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian từ năm 2010-2012, tốc độ tăng số lượng khách hàng cá nhân, dư nợ bình quân cho vay kinh doanh khách hàng cá nhân, hộ trên số khách hàng như thế nào sẽ được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bng 2.8. Tc độ tăng trưởng khách hàng vay cá nhân,h t 2010-2012 ĐVT: triệu đồng/người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ CVKD KHCN 725.435 838.858 815.877

Số lượng khách hàng cá nhân 2,125 2,464 2,297

Tốc độ tăng trưởng khách hàng vay - 15.95 -6.77 Dư nợ bình quân CVKD KHCN/số

khách hàng 341,38 340,44 355,19

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định) Tốc độ tăng trưởng khách hàng cá nhân kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 tăng 339 khách hàng tăng 15,95%, năm 2012 giảm 167 khách hàng, giảm 6,77%. Xét về dư nợ bình quân CVKD KHCN giảm qua các năm, từ 2010 đạt 341,38 triệu đồng/người, năm 2011 đạt 340.44 triệu đồng/ người, năm 2012 đạt 355.19 triệu đồng/ người.

Như vậy, từ năm 2010-2012 số lượng khách hàng cá nhân lại có xu hướng giảm, đâu là vấn đề của hiện tượng này và giải pháp thực sự của chi

nhánh cần áp dụng để tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân.

f. Thc trng tăng trưởng thu nhp trong CVKD KHCN, h

Thu nhập từ hoạt động cho vay kinh doanh KHCN, hộ đóng góp như thế nào vào tổng thu nhập từ hoạt động cho vay để thấy được tầm quan trọng của phát triển mảng kinh doanh này tại Vietinbank Bình Định trong thời gian tới.

Bng 2.9. Tăng trưởng thu nhp hot động CVKD cá nhân, h t 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng thu nhập lãi từ hoạt động cho

vay 165,353 412.015 365,645

Thu nhập lãi từ cho vay kinh

doanh KHCN, hộ 70,448 185,406 157,796

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi từ

cho vay kinhdoanh KHCN, hộ - 163.18 -14.89

Tỷ trọng 42.6 45 43.16

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định) Qua bảng 2.9, thu nhập từ lãi CVKD KHCN, hộ chiếm hơn 42% lãi từ hoạt động cho vay. Năm 2011 thu nhập từ lãi vay tăng vượt bậc so với năm 2010 tăng 163.18% đạt 185,406 triệu đồng. Thu nhập từ lãi vay tăng là do lãi suất cho vay thời gian này tăng mạnh có lúc lên tới 20% cùng phí vay tăng cao. Năm 2012 thu nhập từ lãi vay giảm 14,89% đạt 157,796 triệu đồng, lãi giảm là do lãi suất được điều chỉnh giảm mạnh dao động khoảng 15%, các phí vay thỏa thuận giảm đáng kể vì vậy ảnh hưởng đến phần thu nhập từ lãi vay.

Hình 2.6. Tăng trưởng thu nhp lãi t CVKD KHCN, h g. Tăng trưởng th phn

Hiện nay, so với các đối thủ trên địa bàn thì Vietinbank Bình Định chiếm lĩnh thị phần là bao nhiêu về dư nợ CVKD đối với cá nhân, hộ. Từ đó xác định được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Vietinbank BìnhĐịnh cần tận dụng những lợi thế để có những biện pháp tăng trưởng thị phần trong tương lai.

Bng 2.10. Th phn dư n CVKD đối vi cá nhân,h ca Vietinbank Bình Định trên địa bàn

Đơn vị tính: triệu đồng

2011 2012

Tên ngân hàng Dư nợ Thị phần(%) Dư nợ Thị phần)%)

VietinBank 838.858 8.99 815.877 8,86

BIDV 883.256 9.46 802.860 8,72

Vietcombank 1.840.245 19.72 1.815.529 19,73

Agribank 1.956.877 20,96 1.945.547 21,13

NH Khác 3.814.479 40,87 3.825.247 41,56

Tổng 9.333.715 100.00 9.205.060 100.00

(Nguồn: Ngân Hàng Nhà nước Bình Định)

Thị phần của Vietinbank chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với tổng dư nợ của cả tính chiếm khoảng xấp xỉ 9%. Các ngân hàng có vốn nhà nước trong tỉnh như VCB Bình Định, Nông nghiệp Bình Định chiếm thị phần rất cao. Năm 2012 thị phần Vietinbank Bình Định giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2011 tín dụng tăng trưởng nóng trong khi những tháng cuối năm 2011 các ngân hàng khác lại hạn chế cho vay, trong năm 2012 việc áp dụng mô hình mới thành lập phòng quản lý rủi ro đã thanh lọc một lượng khách hàng không đủ tiêu chuẩn.

h. Thc trng qun lý ri ro trong cho vay kinh doanh cá nhân, h Tỷ lệ nợ xấu năm 2010: 0.29% , 2011: 0.58% , 2012: 1.34%

- Hiện nay công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh được triển khai chặt chẽ. Hàng tháng, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh kiểm tra hồ sơ của các phòng giao dịch, vừa để hỗ trợ về tính pháp lý hợp đồng tín dụng có đúng với quy trình, nghiệp vụ và cùng với nhân viên tín dụng có thể đi kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ bất cứ lúc nào để tránh những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đặt ngay tại chi nhánh, hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn chịu sự giám sát toàn diện của phòng kiểm toán nội bộ khu vực miền trung đặt tại Bình Định bao gồm các tỉnh: Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Bộ phận này kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, kiểm tra đột xuất bất kỳ phòng giao dịch nào, bất kỳ món vay nào. Tuy nhiên số lượng hồ sơ quá nhiều trong khi lực lượng phòng khá mỏng vì thế công tác kiểm tra sau thật sự chưa sát sao, còn mang tính hình thức.

Bên cạnh đó, hiện nay hạn mức phán quyết tín dụng tại chi nhánh là khá thấp, đối với cá nhân, hộ hạn mức dưới 1 tỷ. Tất cả những món vay dưới hạn mức đều được thẩm định bởi cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý phòng, bên cạnh đó là sự kiểm tra sát sao thường xuyên của bộ phận kiểm tra kiểm

soát nội bộ tại chi nhánh. Những món vượt hạn mức sẽ được sự hỗ trợ, thẩm định phương án của trụ sở chính, điều này hạn chế được những rủi ro từ những món vay có dư nợ lớn nhưng không đúng mục đích, đảm bảo về mặt pháp lý của bộ hồ sơ.

i. Nâng cao cht lượng sn phm, dch v

- Ngân hàng công thương không ngừng đa dạng hóa sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân kinh doanh. Nắm bắt được sự phát triển ở khu vực quanh trung tâm thương mại An Phú Thịnh, Vietinbank Bình Định tích cực triển khai sản phẩm cho vay kinh doanh tại chợ, cho vay cửa hàng, cửa hiệu với thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, tài sản đảm bảo là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/ mua / thuê điểm kinh doanh tại chợ. Đối với những sản phẩm mới triển khai, và những gói ưu đãi lãi suất, hàng tháng đều phải báo cáo về ngân hàng công thương Việt Nam để đánh giá những điểm không phù hợp khi áp dụng một chương trình mới ra thị trường. Những đóng góp này đến trực tiếp từ các cán bộ làm công tác nghiệp vụ và thông qua những phản ánh trực tiếp ý kiến từ khách hàng, vì thế nó sẽ góp phần cải tiến sản phẩm phù hợp hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với cá nhân, hộ tại ngân hàng công thương chi nhánh Bình Định. (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)