Phân huỷ từ ngữ, cú pháp

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 148 - 157)

CHƯƠNG 3. CHUYỂN HOÁ CỦA LỜI THOẠI

3.2. Sự chuyển hóa trong một vở kịch

3.2.1. Phân huỷ từ ngữ, cú pháp

Nếu nhƣ ở độc thoại, việc phá hủy từ ngữ, cú pháp thể hiện qua trật tự sắp đặt của những từ vô nghĩa và đa nghĩa; qua việc xâm chiếm dấu câu hoặc loại bỏ hoàn toàn dấu câu; thì ở đối thoại việc phá hủy từ ngữ, cú pháp thể hiện qua những câu thoại bị lƣợc bỏ cụt lủn hoặc kéo dài miên man bất tận.

Với một vở kịch, sự biến đổi đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ: trong từ ngữ, cú pháp, trong những chỉ dẫn sân khấu, trong việc biến chuyển từ đối thoại sang độc thoại và im lặng. Trong giao tiếp, người nói muốn truyền đạt thông qua biểu thức ngôn ngữ mà nghĩa của biểu thức không trùng với ý của lời nói. Đó là trường hợp ý được truyền đạt ngoài lời. Chẳng hạn dùng “không” để nói ý “có”, dùng “xấu” để nói ý “tốt”. Nhƣ vậy, có thể cho rằng một khả năng (ngắt đoạn, nhấn giọng, ngữ điệu, biến điệu phát âm cùng với thai độ, hành động kèm lời), sẽ tạo ra một dạng nghĩa.

Thông thường, ngôn ngữ kịch thường ngắn gọn, rõ ràng; nhưng ở đây câu chữ của Beckett nhƣ tràn ra trên mặt giấy từ dòng nọ nối tiếp tới dòng kia không ngừng nghỉ. Nhiều phát ngôn thường ngày không mang tính trọn vẹn về ngữ pháp nhƣng trong ngữ cảnh lại đƣợc chấp nhận và hiểu đƣợc. Trong khi đó, có những câu mặc dù trọn vẹn về ngữ pháp, do một lí do nào đó, lại không thể đƣợc

nói ra một cách bình thường; sự khác biệt giữa tính đúng ngữ pháp và có thể chấp nhận đƣợc là cực kì quan trọng trong ngữ nghĩa học.

Những lời nói cứ thế tuôn trào không mạch lạc, rõ ràng. Lối viết này không phải lần đầu tiên xuất hiện trong văn học. Cách viết nhƣ vậy cũng là một thách thức với người chuyển ngữ, bởi Beckett đã phá vỡ hoàn toàn những quy tắc ngữ pháp thông thường. Sự vắng mặt của những dấu câu và những mệnh đề đã mang lại độ nhòe mờ cho tác phẩm vốn khó đọc và khó dịch của Beckett. Điều này cũng đƣợc các nhà viết kịch phi lí khai thác. Nhƣ Ionesco đã từng tâm sự: “Tôi không có đƣợc sự phong phú ngôn từ của Vauthier, nhất là của Audiberti, thế nhƣng tôi thử một kiểu sân khấu khác và từ đó tìm thấy đƣợc giọng điệu thơ, giọng điệu đó không có trong ngôn ngữ nói mà trong ngôn ngữ của các hình ảnh. Đối với ngôn ngữ nói, tôi đã thử trong các vở kịch đầu tiên của tôi, đã chế nhạo nó và phá vỡ nó” [42; 319]. Ngay cả khi các quy ƣớc chấm câu thông thường được bổ trợ bởi các phương tiện đồ hình như viết hoa, in nghiêng, in đậm, dấu nhấn… thì có thể vẫn còn một bộ phận nào đó thuộc đường viền ngôn điệu của phát ngôn bị bỏ sót, không đƣợc thể hiện.

Đầu tiên, chúng tôi xét đến sự biến dạng của từ ngữ.

Ngay trong lời chỉ dẫn, Beckett cũng ghi chú những lời này. Tàn cuộc là những lời nói lúng búng của Nell và Nagg. Rất nhiều những tiếng kêu ú ớ. Đó còn là âm thanh “quaquaqua” ở Trong khi chờ Godot. Nagg trong Tàn cuộc chỉ biết ló đầu ra khỏi thùng rác và lẩm bẩm: “Kẹo hạnh nhân của tôi!”. Những tiếng kêu: “Krac” vang lên trong Không phải tôi. Trong Cuộn băng cuối cùng là những từ viết sai chính tả, nhƣ muốn lột tả tiếng kêu lắp bắp của nhân vật:

“Hộp… ba… cuộn băng… năm […] Hộp… ba.. ba… bốn…hai… ” [61; 11].

[Boợte... trrois... bobine... ccinq. [...] Boợte... trrois... trrois.... quatre... deux.. ]. ễi những ngày tươi đẹp vang lên những tiếng: “Hou-ou! Hou-ou!”. Trên mặt giấy là cách nhân đôi hoặc cắt rời các chữ cái trong một từ còn trên sân khấu, nó hiện hình thành những tiếng lắp bắp, run rẩy trong phát âm của nhân vật. Beckett cho

người đọc thấy những quy ước, trật tự thông thường đã không còn nữa. Từ ngữ bị biến dạng giống nhƣ tên một tác phẩm của Kafka. Những âm tiết thừa thãi, vô nghĩa đƣợc đƣa vào một cách cố ý nhƣ minh chứng cho sự bất lực của lời lẽ.

Dường như dưới ngòi bút nhà văn, từ ngữ đã bị rút hết sức lực, trở nên méo mó, khánh kiệt. Trong bối cảnh khủng hoảng của xã hội Phương Tây lúc bấy giờ, trái tim nhạy cảm của nhà văn đã ý thức đƣợc nỗi cô đơn và khắc khoải. Ngôn ngữ với Beckett là thử nghiệm độc đáo, và những nhân vật của ông cũng ngơ ngác và lẩn thẩn như những con người nhân tạo trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Dường như qua mỗi vở kịch của ông, người đọc lại thấy hiểu hơn về thời đại mà tác giả đã sống.

Trong bảng từ vựng của Beckett, chúng ta thấy sự tồn tại của những từ vô nghĩa, không có trong từ điển, bên cạnh đó là những từ miêu tả âm thanh, những từ cảm thán. Trong độc thoại cũng nhƣ đối thoại, bảng từ này xuất hiện khá nhiều. Từ ngữ bị biến dạng chính là một điểm nhấn của Beckett về sự hoài nghi chức năng của ngôn ngữ.

Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống những từ tục tĩu trong tác phẩm Beckett.

Đó là một số từ: con, cul, chier, merde, foutre, couillon.

Bên cạnh đó, Beckett đã phá vỡ quy chuẩn cú pháp.

Trước hết là sự xâm chiếm của các dấu câu. Những dấu ba chấm liên tiếp xuất hiện trong Cuộn băng cuối cùng. Vở Không phải tôi là lời nói phát ra từ hình hài cái miệng bị ngắt quãng bởi dấu ba chấm, mỗi dòng khoảng năm, sáu dấu ba chấm ngắt từng từ một. “… kết thúc bởi việc chỉ hướng tới.. rồi trở lại… Chúa nhân từ… Lòng nhân từ vô tận… mỗi buổi sáng mới… trở lại đồng cỏ… một sáng tháng tƣ… úp mặt trong cỏ… một mình trong thế giới…

với những con chim chiền chiện… quay trở lại… rồi lại ra đi -” [63; 95].

Trong kịch Beckett, chúng ta bắt gặp những câu bị vỡ vụn. Cuộn băng cuối cùng gồm những từ bị tách rời ra thành những chữ cái riêng lẻ, ngăn cách bởi dấu ba chấm: “Krapp-Vĩnh biệt t..ì..n..h (lật trang khác) y..ê..u. (Adieu à

l’a… (il tourne la page) … mour) [61; 13]. Ôi những ngày tươi đẹp tràn ngập dấu ba chấm và dấu gạch nối, những từ rời rạc nhƣ mảnh ghép lặp đi lặp lại:

“Tất cả … ta-la-ta, tất cả đã quên… ngọn triều… không… đƣợc thoát ra.. tất cả ta-la-la tất cả đƣợc thoát ra… ngọn triều… không… sóng… không … sóng... phải,… làn sóng đang chảy qua đã quên… quên” [63; 69].

Thảm hoạ cũng cho thấy xuất hiện rất nhiều dấu ba chấm: “Hắn ta không thể… ngước cái đầu lên . . . một thoáng thôi. . . để thấy khuôn mặt . . . chỉ một thoáng thôi” [65; 80]. Những câu chữ bị ngắt dời kéo dài suốt vở kịch, tạo một ấn tượng mạnh về thị giác cho người đọc. Nó làm cho nhịp điệu của vở kịch trùng xuống, không còn liền mạch, gấp gáp mà ngập ngừng, đứt nối.

Phác thảo kịch truyền thanh kèm theo “tiếng nhạc” là cả dòng dấu chấm.

Bên cạnh dấu ba chấm là dấu gạch nối xuất hiện dày đặc. Lời nói của Winnie trong Ôi những ngày tươi đẹp bị vỡ nát bởi những gạch nối xuất hiện. Bước chân cũng có những câu văn mà chữ cái ngắt ra: “bất hạnh một cách kinh kh – ... ”.(.. effroyablement malheu - ... ) [64; 15]. Tràn ngập trong Độc thoại là những câu ngắn, một kiểu ngữ pháp bị bẻ gãy, không trọn vẹn.

Nhân vật mơ hồ về ngôn ngữ của mình, vì thế có hiện tƣợng những tên riêng na ná giống nhau. Điều này thể hiện trong Ôi những ngày tươi đẹp: “Phép đo vận động hay liệu pháp vận động… Demoulin hay Dumoulin… gọi là Desmoulins, có thể chấp nhận đƣợc” [63; 22].

Những từ ngữ luôn lặp đi lặp lại: “luyên thuyên – luyên thuyên - tất cả những điều vô nghĩa lí – thói quen – anh nghe thấy em không? Anh ấy nói – Than ôi, cô ấy nói – than ôi nhƣ thế nào? Anh ấy nói – ý nghĩa của than ôi là gì?

[63; 50]

Tiếp theo là hiện tượng không dấu chấm câu, tách đoạn. Cả màn độc thoại dài ba trang của Lucky ở Trong khi chờ Godot không có dấu câu. Những lời nói triền miên mở đầu cho Hài kịch. Những màn độc thoại dài không một dấu câu, chỉ có sự xuống dòng trong Bài hát ru. Tất cả những lời của A,B,C đều không

có bất cứ dấu phẩy, dấu chấm nào trong Lần này. Lời nói mở đầu của A trong Lần này: “Lần đó khi cậu quay lại lần cuối cùng để nhìn có phải cô ấy luôn luôn ở đó trong đống đổ nát nơi mà bạn thường nấp ở đó khi còn là một đứa trẻ (đôi mắt khép lại, ánh sáng giảm nhẹ) ngày 11 xám xịt đi bộ đến tận phía đầu của con đường và đến tận đó nhưng không còn xe điện vì nó đã ngừng chạy từ lâu rồi lần đó khi bạn quay lại để nhìn có phải nó luôn luôn còn ở đó không cái đống đổ nát nơi mà bạn thường nấp ở đó khi còn là một đứa trẻ, lần cuối cùng, không còn một xe điện nào ở phía xa xa, ngút tầm mắt mà chỉ còn những đường sắt cũ kỹ khi mà” [65; 9-10]. Cả đoạn kịch với lối kể chuyện luẩn quẩn khiến người đọc khó có thể nhận biết tác giả đang nói về điều gì.

Một bên là sự vắng mặt các dấu câu, một bên là sự xâm chiếm của các dấu câu, Beckett đã sử dụng hai thủ pháp trái ngƣợc. Điều đáng nói là ông đã đẩy hình thức đó trở nên thái quá, có lúc gần nhƣ triệt tiêu chúng, có lúc lại gần nhƣ đầu hàng bởi sự xâm lấn ồ ạt của chúng. Chính những hiệu ứng nhƣ vậy một mặt cho thấy rõ hình thức “phản kịch”, khước từ việc sử dụng ngôn ngữ theo quy chuẩn truyền thống; mặt khác đôi lúc lại gây nên cảm giác cực đoan ở những trang viết của Beckett. Đọc những vở kịch không một dấu chấm hoặc những vở kịch ngắt dời từng từ bởi những dấu chấm câu, có thể mang lại cảm giác nặng nề, bức bối cho độc giả. Trên trang giấy không phải là những đoạn, những câu tuân theo trật tự cú pháp mà là những từ bị cắt ra rời rạc bởi dấu ba chấm hoặc gạch nối. Chúng dần dần lấp đầy trang giấy giống những hạt ngũ cốc từng hạt, từng hạt một theo cách ông đã miêu tả trong Tàn cuộc. Thông thường dấu câu giúp minh định câu văn. Thiếu dấu câu, lời văn không phân định.

Nhƣng thừa dấu câu, hay nói đúng hơn là sự có mặt ồ ạt của dấu câu lại phản tác dụng. Dấu câu vốn nhƣ móc nối gắn kết ngôn từ. Nhìn trên trang giấy khi mỗi từ bị cắt rời bởi một dấu câu, chúng ta tưởng như đang xem một tấm thảm bị dệt lỗi bởi sự đan bện hoàn toàn mất cân đối.

Hai thái cực “thiếu” và “thừa” đã cho chúng ta thấy thách thức của Beckett với ngôn từ, ông không để nó ở trạng thái thông thường, bình ổn mà như chứa những vực thẳm huyền bí. Điều đó thể hiện những nỗ lực đổi mới ngôn ngữ kịch. Các cuộc “đánh vật” với ngôn ngữ rõ ràng đã có tác dụng cải thiện tình trạng phẳng lặng, phi cá tính trong thế giới văn chương.

Nỗi cô đơn ngập tràn trên mỗi trang sách, trong từng dòng chữ của Beckett.

Tàn cuộc (1957) mở ra và kết thúc bởi độc thoại của Hamm, biểu thị một nỗi cô đơn vĩnh cửu. Mỗi đoạn độc thoại có thể rất dài, nhƣng tất cả đều sử dụng lại những từ ngữ hoặc chủ đề đã được nhắc tới trước đó. Rất khó khăn để khôi phục lại những mảnh vỡ của quá khứ, và lời nói luôn đứng trước một nguy cơ hủy diệt bởi cái chết sắp xảy ra. Những màn độc thoại gợi lên kí ức thường thấm đẫm cảm xúc của nhân vật, là những nốt nhấn của tâm trạng, thế nhƣng điều đó dường như đã bị vô hiệu hoá trong kịch Beckett. Thông thường độc thoại có giọng điệu thể hiện rõ nét cao trào cảm xúc (yêu thương, căm hận…) thì nhân vật trong kịch Beckett lại trung hòa, dửng dưng như kể về một người xa lạ trong những câu văn mà chủ thể phát ngôn ngôi thứ nhất “je”. Ống kính, máy chiếu ghi lại những khoảnh khắc độc thoại một cách thụ động, ngẫu nhiên. Nhân vật của Beckett thử sức kiên nhẫn của độc giả bởi những câu văn chằng chịt, rối rắm, thậm chí là những âm thanh trống rỗng. Những người nói chuyện với nhau không bao giờ tìm thấy được sự giao tiếp trọn vẹn. Mỗi người như tồn tại trong ốc đảo của mình, đối diện với hƣ vô. Khoảng hƣ vô ấy chất chứa một thế giới nát vụn, gập ghềnh. Đặt trong đặc điểm độc thoại kịch: nói một mình nhƣng chính là đang nói cho độc giả nghe thấy, chúng ta càng thấy sự quyết liệt của Beckett đối với ngôn ngữ.

Cả tràng độc thoại của Lucky không hề có dấu chấm câu, tách đoạn, mà chỉ là những từ ngữ lộn xộn đặt cạnh nhau không theo một trật tự nào. Thật khó để tách bạch trong mấy trang độc thoại triền miên đó những cụm chủ - vị hoặc những mệnh đề hoàn chỉnh.

Độc thoại của Lucky trở nên khó hiểu còn bởi nó đã vi phạm tính liên kết của diễn ngôn ở cả phương diện nội dung và hình thức. Liên kết nội dung thường được xem xét trên hai phương diện: liên kết chủ đề và liên kết logic. Nếu liên kết chủ đề chú trọng vào vật, việc (hoặc nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau; hoặc đƣa thêm vào những chủ đề mới có liên quan đến chủ đề ban đầu để đảm bảo câu chứa chúng đƣợc liên kết) thì liên kết logic chú ý tới việc nối kết giữa vật, việc với đặc trƣng của chúng trong một câu và giữa đặc trƣng này với đặc trƣng kia trong những câu liên kết với nhau.

Liên kết hình thức thường được xem xét ở những phương diện: phép lặp, phép đối, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép nối bằng những từ chuyển tiếp…

Chúng ta thấy đề tài thay đổi liên tục, và giữa chúng không có mối liên hệ nào.

Trong trích dẫn ở trên, một đoạn văn ngắn mà xuất hiện hàng loạt các danh từ:

“vũ trụ”, “cát”, “kinh tế hàng hoá”, “những con sâu”, “những công trình”, “quần vợt”, đến “tảng núi đá” mà cái sau không hề liên quan đến cái trước. Điều này ngƣợc lại với những quy tắc liên kết của diễn ngôn, bởi: “Một loại quan hệ liên kết khá quen thuộc được đánh dấu một cách tường minh trong văn bản được chỉ rõ bằng các dấu hiệu hình thức, liên hệ cái sắp đƣợc nói với cái đã đƣợc nói trước”[5; 297]. Bên cạnh đó, việc vắng bóng hoàn toàn các từ nối hay chuyển tiếp cũng là trở ngại cho việc đọc. Nhƣ vậy, sự khó hiểu của đoạn độc thoại càng gia tăng khi phá vỡ tính liên kết ở cả hai phương diện nội dung và hình thức diễn ngôn.

Màn độc thoại của Lucky làm rối trí người đọc còn bởi sự lộn xộn của ngôn ngữ ở những đối cực: thô tục và thanh cao, vô đạo và sùng kính, vô nghĩa và đa nghĩa. Đoạn độc thoại còn nhắc tới: giải thưởng của viện Hàn Lâm, các công trình công khai mới đây, thể thao mùa đông, các vùng nông thôn, miền núi, bờ biển. Bên cạnh đó là những từ ngữ ngớ ngẩn, vô nghĩa, chƣa hề xuất hiện trong từ điển. Ngay những từ ngữ trang nghiêm nhất khi Beckett cho nhân vật nói ra bằng giọng điệu lắp bắp thì lập tức nó bị biến thành một thứ ngôn ngữ tức cười.

Mặt khác, rất nhiều từ ngữ chỉ là âm tiết vô nghĩa. Trước hết là sự xuất hiện của một loạt những âm thanh nhƣ “quaquaquaqua”, “quaqua”. Những biến dạng ngôn ngữ khiến người ta chỉ có thể phỏng dịch như “hàn lâm viện” (nguyên bản:

l’Acacacacadémie, có thể là biến dạng của từ l’académie), “nhân trắc học”

(nguyên bản: l’Anthropopopométrie, có thể là biến dạng của từ l’Anthropométrie). Một số cách viết tên riêng rất kì quặc: “Seine Seine-et-Oise Seine-et-Marne Marne-et-Oise”.

Bên cạnh đó từ ngữ lặp lại một cách luẩn quẩn “yên tĩnh yên tĩnh yên tĩnh”,

“những tìm tòi dang dở dang dở”, “cái đầu cái đầu cái đầu cái đầu”. Điệp ngữ

“tôi nhắc lại” đƣợc sử dụng bảy lần, nhƣng rốt cuộc cũng chẳng thông tin nào được nhắc lại hay nhấn mạnh. Phép lặp vốn là một phương thức liên kết hữu hiệu trong văn bản, nhƣng ở trong những màn độc thoại của Beckett nó không hề tạo nên tính mạch lạc cho diễn ngôn, mà ngƣợc lại chỉ tạo nên cảm giác về tật nói lắp, về chứng nói lảm nhảm của nhân vật.

Nhƣng kịch Beckett đâu phải đi vào lãng quên bởi một thứ ngôn từ đang tan rã. Người đọc bị thôi miên chính bởi những nhân vật tàn tạ và đối thoại, độc thoại tưởng như vô nghĩa lại tạo nên dư ba nhờ cách sử dụng ngôn ngữ đầy mới lạ ấy. Ngôn ngữ có lúc gợi lên sắc màu hoài niệm. Một vùng đất đỏ Roussillon ở miền Nam nước Pháp tuy chỉ được nhắc tới thoáng qua, nhưng cũng là nỗi nhớ nhung xa xăm trong kí ức nhân vật ở Trong khi chờ Godot. Những khoảnh khắc đầy cảm xúc xuất hiện nhiều lần trong vở kịch. Ở hồi một, ông chủ Pozzo trong một trạng thái mơ màng, đắm chìm trong những suy tƣ và thốt ra bằng một giọng trữ tình, đã nhắc đến một bầu trời nhợt nhạt và lấp lánh, đêm đang phi nước đại. Đặc biệt, lời đối đáp với những câu liên hoàn mang đậm chất nhạc, chất thơ:

Estragon - Mọi lời nói đều vô nghĩa.

Vladimir - Giống nhƣ tiếng vỗ cánh.

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 148 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)