CHƯƠNG 3. CHUYỂN HOÁ CỦA LỜI THOẠI
3.2. Sự chuyển hóa trong một vở kịch
3.2.3. Lời thoại bị thay thế bằng những chỉ dẫn sân khấu
3.2.3.1. Âm thanh, ánh sáng
Với bất cứ vở kịch nào, âm thanh, ánh sáng đều chiếm một vai trò nhất định.
Nét khác biệt của Beckett là ở chỗ đôi khi ông sử dụng những yếu tố này một cách độc tôn và loại bỏ hoàn toàn lời thoại. Tác giả của công trình Ngôn ngữ kịch đã khẳng định vai trò của ánh sáng trong nghệ thuật kịch: “Cũng cần thiết phải dành cho phần ánh sáng, một yếu tố biến đổi của trang trí, và thường mang đến cho trang trí vẻ đẹp và ý nghĩa. Nó cống hiến cho tác giả và đạo diễn quy tắc của ánh sáng, ý thức về hiệu quả của ánh sáng. Vai trò của ánh sáng không chỉ tạo ra sự rõ ràng cho tất cả diễn xuất của các diễn viên, chính nó cũng là một diễn viên khi thì ổn định khi thì thay đổi. Trong Cửa đóng tính cố định của ánh sáng nhấn mạnh bởi đối thoại, dấu hiệu của tính chất không lay chuyển đƣợc vƣợt lên tính ổn định và đóng kín của cuộc sống giả tạo ngƣng trệ, nghĩa là không bóng tối, và không chỗ đứt gãy” [114; 119].
Ngay từ sân khấu Phục hƣng, yếu tố ánh sáng cũng đã đƣợc chú ý. Khung cảnh biểu diễn cho những vở kịch của Shakeaspear cũng cho thấy rõ điều này:
“Rạp thường diễn vào buổi chiều, lợi dụng ánh sáng mặt trời (vì bấy giờ chưa có đèn điện, mà nến thì đắt). Kịch diễn từ đầu cho đến hết, không chia màn, chia lớp nhƣ sau này. Bấy giờ nam diễn viên đóng thay các vai nữ vì chƣa có nữ diễn viên. Khán giả phải làm quen với một số ước lệ. Ví như khi thấy một người mặc đồ đen, đội mũ đen, xách một cây đèn đi ngang qua sân khấu vài lƣợt thì phải hiểu rằng kịch sẽ trình diễn một câu chuyện xảy ra vào ban đêm. Nếu anh ta bỏ
cây đèn, đi tay không, theo chân anh ta lại có một con chó tung tăng thì phải hiểu rằng chuyện xảy ra trong kịch vào một đêm trăng” [12; 192].
Có thể nói kĩ thuật áng sáng rất hữu dụng trong kịch phi lí thay thế lời nói, có khi nó đánh dấu cao trào của vở kịch. Khảo sát quá trình lời thoại bị thay thế, chúng tôi thấy ở vở Bài hát ru, ánh sáng xuất hiện nhƣ một nhân vật, diễn tả sự suy kiệt của sức lực và hành trình đi đến cái chết. Ánh sáng đƣợc miêu tả ở rất nhiều góc độ, khi thì “yếu dần trên chiếc ghế”, khi thì cùng một lúc sử dụng nhiều sắc thái: “Một ánh đèn rọi lên khuôn mặt nhân vật nữ, tuy cũng mờ nhƣng không thay đổi, trong khi ánh sáng trên chiếc ghế cứ yếu dần”. Sự xuất hiện của ánh sáng rất chính xác, qua đó, phân cảnh vở kịch đƣợc minh định rõ ràng. Lúc đầu: chỉ có ánh đèn tròn rọi lên trên khuôn mặt, một lúc lâu, rồi chiếc ghế dần hiện ra trong ánh sáng mờ mờ. Lúc cuối: ánh sáng tắt trên chiếc ghế, chỉ còn lại ánh đèn tròn trên khuôn mặt, một lúc lâu, cái đầu rũ xuống nằm bất động.
Vở Thở, lời thoại đã bị biến mất hoàn toàn, thay vào đó là kĩ thuật của âm thanh và ánh sáng. Chính vì chỉ diễn ra trong ba lăm giây, nên kĩ thuật âm thanh và ánh sáng phải đƣợc diễn tả chính xác đến từng tích tắc. Ban đầu là một “ánh sáng nhạt” trên sân khấu, sau tiếng kêu thì “ánh sáng tăng dần đến tối đa”, khi một tiếng thở ra thì “ánh sáng giảm dần đến tối thiểu”. Tác giả chủ ý tạo nên hiệu ứng kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng: “việc bật và tắt máy phát âm phải xảy ra ăn khớp với ánh sáng và hơi thở”. Nhà văn đã chú thích tỉ mỉ: “Ánh sáng tối đa: Không sáng rực. Nếu 0=tối, và 10=sáng rực, thì ánh sáng nên tăng dần từ khoảng 3 đến 6 và giảm xuống trở lại”.
Nếu nhƣ ở Độc thoại, toàn bộ vở kịch diễn ra trên cái nền của ánh sáng rất mờ, thì trong Bước chân sự kết hợp ánh sáng và bóng tối lại hết sức uyển chuyển. Bao trùm vở kịch là một thứ ánh sáng yếu và lạnh. Sự phân bố chúng đƣợc Beckett đặc biệt chú ý: “Đèn chỉ chiếu xuống vùng đi lại trên sân khấu và nhân vật, chiếu xuống sàn nhiều hơn xuống người, chiếu người nhiều hơn khuôn mặt. Điểm sáng yếu trên khuôn mặt những lúc dừng chân ở P và T”. Điểm nhấn
của kĩ thuật ánh sáng là sự xuất hiện “cuối sân khấu bên trái, một tia sáng thẳng đứng (S) cao 3 mét”. Vở kịch mở màn với “ánh sáng lên chậm, kể cả tia sáng S”, sau một lát thì “đèn chiếu từ từ tắt, chỉ trừ tia sáng S”, sau đó “Ánh sáng trở lại hơi yếu hơn”, và “ánh đèn tắt chậm, trừ tia sáng S”. Cứ nhƣ thế, “ánh đèn trở lại yếu hơn nữa”, rồi “ánh đèn tắt chậm, trừ S” và cuối cùng là “đèn tắt chậm, kể cả S”. Sự kết hợp của hai hệ thống ánh sáng: đèn và cột sáng thẳng đứng S góp phần quan trọng tạo nên sự biểu cảm của vở kịch.
Nhà văn sử dụng ánh sáng để thay thế lời thoại. Bước chân phân chia thành hai vùng đối lập tối/sáng. May xuất hiện trong ánh sáng yếu ớt, khi giọng nói của một người phụ nữ khác, V, vang lên từ cuối sân khấu, trong bóng tối. Giọng nói không thân thể “voix sans corps” thoát ra từ sự huyền bí của bóng đêm, luôn luôn bên ngoài May, có thể đƣợc hiểu giống nhƣ cụ thể hóa những ảo giác thính giác của nữ nhân vật chính. Ở cuối vở kịch, sau khi bóng tối trùm khắp, ánh sáng trở lại và không còn dấu vết của May. Bóng tối đã thực sự đƣợc thiết lập. Trong Hài kịch, một ánh sáng lờ mờ, lần lƣợt ép buộc lời nói của ba cái miệng ló ra từ những cái chum đặt cạnh nhau. Văn bản giống nhƣ một chuỗi diễn ngôn xen kẽ giữa ánh sáng và lời. Bóng tối đã vô hiệu hóa cái nhìn của nhân vật. Khi ánh sáng lụi tắt, cũng là thời điểm nhân vật của Beckett đối diện với một khoảng lặng, ngập chìm trong nỗi dày vò, trăn trở.
Bên cạnh yếu tố ánh sáng, chúng ta có thể khảo sát thấy sự xuất hiện của âm thanh và sự lấn át của nó đối với lời thoại.
Vở Bước chân, tiếng bước chân xuất hiện như một nhân vật, với sắc thái
“nghe rõ, rất nhịp nhàng”. Mở đầu Ôi những ngày tươi đẹp là tiếng chuông vang lên nhƣ bắt nhịp cho chuỗi độc thoại bất tận của Winnie. “Im lặng rất lâu. Một tiếng chuông lanh lảnh vang lên trong 10 giây rồi dừng lại. Bà ta vẫn không cử động. Im lặng. Tiếng chuông lanh lảnh hơn, trong 5 giây. Bà thức dậy. Tiếng chuông im bặt. Bà ngẩng đầu lên, nhìn chằm chằm về phía trước. Im lặng khá lâu. Bà ta thẳng người lên, duỗi tay trên mặt đất, ngẩng đầu nhìn trời. Im lặng
khá lâu” [63; 12]. Đan xen trong chuỗi lời nói rất dồi dào của Winnie, có khi vang lên âm thanh của tiếng thủy tinh vỡ khi Winnie ném chai thuốc màu đỏ đã gần hết về phía Willie và sau đó reo lên “tốt hơn rồi”. Trong khi chờ Godot vang lên “một tiếng hét khủng khiếp” khi Pozzo và Lucky xuất hiện. Sau đó là tiếng roi quất, rồi là “giọng khủng khiếp” và “một tràng cười dữ dội” của Pozzo. Ở Tàn cuộc thảng hoặc vang lên tiếng gõ vào nắp thùng rác của Nagg và Nell, nhƣ là một kênh giao tiếp đặc biệt, một cách phát tín hiệu thu hút sự chú ý của đối phương mà không cần dùng lời nói. Ở vào hoàn cảnh của Nagg và Nell khi bị nhốt trong thùng rác, có lẽ đó là cách giao tiếp hữu hiệu nhất đối với họ chăng?
Với vở Thở, lời thoại đã bị tiêu hủy hoàn toàn, thay vào đó là sự chiếm chỗ của âm thanh và ánh sáng. Mở màn là “một tiếng kêu ngắn yếu ớt và lập tức một tiếng hít hơi” diễn ra trong khoảng mười giây. Đến hạ màn, kĩ thuật âm thanh thể hiện ở tiếng kêu và hơi thở. “Một mảnh tiếng kêu của trẻ sơ sinh đƣợc thu âm sẵn. Điều quan trọng là hai lần kêu phải hoàn toàn giống nhau”, hơi thở “thu âm sẵn và khuyếch đại”. Trong vở kịch này, âm thanh đã thay thế lời thoại. Một vở kịch không diễn viên, xảy ra trong ba lăm giây, tất cả mọi âm thanh chỉ vang lên trong chớp mắt. Trong Con tê giác của Ionesco, ở lần gặp nhau cuối cùng của Daisy và Bérenger, người ta nghe thấy những bước chân dồn dập, hơi thở ồn ã của những con tê giác. Nhƣng thật kỳ lạ, những âm thanh khủng khiếp đó lại được tác giả miêu tả một cách nhịp nhàng và du dương. Yếu tố âm thanh đã cho người đọc thấy được sự chiến thắng của những con tê giác. Trong tác phẩm Ghen của Robbe-Grillet, nhân vật chính có biểu hiện của chứng tâm thần phân lập, luôn xuất hiện ảo giác về âm thanh. Âm thanh đã trở thành một yếu tố quan trọng của tác phẩm, đeo đẳng theo mỗi bước chuyển tâm lí của nhân vật.
Có lẽ hiếm khi trên sân khấu mà ánh sáng và âm thanh lại chiếm vị trí quan trọng như trong kịch Beckett. Sân khấu giống như một sự “gợi ý” những tưởng tƣợng, giao phó cho ánh sáng và âm thanh. Một số nhà phê bình đã lấy những tác phẩm của Beckett nhƣ kiểu mẫu khi phân tích đề tài và hình thức kịch hiện
đại. Nhiều nhà soạn kịch đã nhắc lại những môtip của kịch Beckett, hoặc thừa nhận ảnh hưởng của Beckett đối với sự nghiệp của mình. Có những đạo diễn ở các thế hệ khác nhau đã thừa nhận sự gắn bó của mình với việc dàn dựng kịch Beckett. Đan xen cùng tiếng nói của con người là những tiếng động: tiếng chuông đồng hồ, tiếng xe lăn, tiếng khua gậy, tiếng chai lọ, tiếng thủy tinh vỡ...
Đó là chƣa kể tới những khúc hát, những đoạn nhạc, những hơi thở chập chờn, đứt nối, tiếng khóc của ông già trong thùng rác, tiếng cười hoang dại của người đàn bà trung niên bị chôn ngang người... tạo nên một bản hợp âm đa dạng của cuộc sống. Rồi những tiếng cạch, cạch – đó không phải là những tiếng gõ cửa mà là những âm thanh khô khốc rơi tõm vào không gian.