CHƯƠNG 3. CHUYỂN HOÁ CỦA LỜI THOẠI
3.4. Từ văn bản đến sân khấu: những yếu tố tạo nền cho lời thoại
3.4.2. Sân khấu Avignon: một thể nghiệm về hiệu quả lời thoại
Tại thành phố Avignon ở miền Nam nước Pháp, mỗi mùa hè đều diễn ra festival quốc tế về sân khấu với sự tham gia của hàng trăm đoàn kịch và sự góp mặt của hàng nghìn diễn viên. Trong đợt học tập năm 2010 tại Pháp, chúng tôi đã có dịp được thưởng thức những buổi trình diễn kịch Beckett.
Trên sân khấu Avignon năm 2010, ngoài Trong khi chờ Godot còn có hai vở
kịch khác của Samuel Beckett đƣợc trình diễn là Ôi những ngày tươi đẹp và Cuộn băng cuối cùng.
Những tấm áp phích đƣợc các diễn viên trong trang phục nhƣ trên sàn diễn, trực tiếp giới thiệu cho khán giả trên đường phố để quảng bá tác phẩm. Vở Trong khi chờ Godot đƣợc giới thiệu thông qua bức hình hai bộ hài cốt trên cái nền trơ trụi, xám xịt – hình ảnh của hai nhân vật Estragon và Vladimir. Đoàn kịch l’Eskabo đã giới thiệu vở kịch của mình: “Mùa xuân năm 1943. Đông Nam nước Pháp. Vladimir và Estragon – hai nhân vật kì cục đang thử tiếp tục tồn tại.
Họ hi vọng một ông Godot nào đó sẽ đến. Khi Godot xuất hiện thì họ sẽ đƣợc cứu vớt! Để chống chọi với sự trống rỗng và nỗi bồn chồn, nhân vật nói năng, đóng vai, cãi nhau ầm ĩ… Thông qua bi-hài kịch nực cười và khôi hài, Trong khi chờ Godot là câu chuyện của những bộ hài cốt, một ví dụ về bản năng nhân loại chống chịu với nỗi khiếp sợ”. Vở Ôi những ngày tươi đẹp đƣợc giới thiệu thông qua hình ảnh của hai nhân vật: gương mặt trực diện của người phụ nữ tóc đỏ hoe, đang tựa vào người đàn ông đang quay lưng lại; đằng sau bà (và trước mặt người đàn ông) là những khối đá lạnh lẽo, và một cái ô treo lơ lửng. Đoàn kịch Groupe Phoemix đã giới thiệu vở kịch: “Giống nhƣ bao buổi sáng khác, Winnie vui mừng đón một ngày mới. Người phụ nữ vẫn đẹp đó bị cách ly ở một nơi hoang vắng. Đó là một gò đất bị mặt trời làm cho cháy nắng. Winnie nói mà chẳng để làm gì, những lời nói lặp đi lặp lại, và bà đã bào mòn chúng trong khi tiêu tốn cuộc đời mình. Bà bị nhốt chăng? Hay bà là tù binh của chính mình?
Người mà bà tìm kiếm một sự giao tiếp đối đáp cuối cùng – Willie là ai vậy?
Chồng bà, hay viên gác ngục của bà? Khi Willie không trả lời, có thể vì khoảnh khắc đó ông ta không còn nghe nữa. Đó là hồi kết hay là sự bắt đầu của một cuộc sống hoà hợp? Rất hiếm để tìm thấy trong tác phẩm Beckett một sự cân đối hài hoà của cảm xúc, thích thú, hài hước như ở vở kịch này”. Vở Cuộn băng cuối cùng đƣợc giới thiệu thông qua khuôn mặt của Krapp, một khuôn mặt đờ đẫn chiếm trọn vẹn tấm áp phích. Đoàn kịch Parfum De Scènes đã giới thiệu vở
kịch: “Krapp- ông già nghiện rƣợu, sống một mình trong căn phòng xoàng xĩnh.
Mỗi dịp sinh nhật, ông tự mình ghi âm một bảng tổng kết. Một buổi tối, trong khoảnh khắc suy tàn của cuộc đời, ông nghe lại một trong số các cuộn băng đó.
Từ cuộc băng này đến cuộn băng khác, nỗi nhớ và kỉ niệm ùa đến trong căn phòng nhỏ. Cuộn băng cuối cùng là vở kịch mang tính tự truyện nhất của Beckett. Chúng ta thấy một phần của bản thân mình ở những hình ảnh hoài niệm của Krapp, đƣợc thể hiện qua diễn xuất kì cựu của Jacques Boudet ”.
Những chỉ dẫn sân khấu trong tác phẩm của Beckett đã đƣợc cụ thể hoá, hiển hiện sống động ngay trước mắt. Vở Trong khi chờ Godot bao trùm một sắc xám từ phông nền cho đến trang phục nhân vật. Ánh sáng khi mờ khi tỏ, rọi xuống sân khấu tạo nên cảm giác nhợt nhạt khi thì của hoàng hôn, khi thì của ánh trăng lúc đêm khuya. Trang trí rất đơn giản, trung thành với văn bản kịch.
Một tảng đá đƣợc đặt phía bên trái. Phía bên phải, gần cuối sân khấu, là một cái cây khẳng khiu trụi lá. Vở Ôi những ngày tươi đẹp mở ra với một cái lồng phủ màu vàng nhạt choáng ngợp sân khấu, là hình ảnh một ụ cát trong nguyên bản.
Mái tóc đỏ nổi bật của diễn viên Sylvie Jedynark (đóng vai Winnie) theo đúng chỉ dẫn trong vở kịch. Làm thế nào để giúp người xem có thể theo dõi màn độc thoại triền miên kéo dài một tiếng rƣỡi của Winnie? Đạo diễn đã cụ thể hoá những chỉ dẫn sân khấu qua việc cho xuất hiện nhân vật người kể chuyện, tay cầm quyển sách của Samuel Beckett. Người kể chuyện trong kịch thường không lộ diện nhƣ trong tiểu thuyết, mà chỉ có những chỉ dẫn sân khấu. Nhƣng ở màn trình diễn này, nhân vật người kể chuyện trong Ôi những ngày tươi đẹp là một sáng tạo hợp lí của đạo diễn, bởi nếu vở kịch chỉ hoàn toàn là màn độc diễn của nhân vật Winnie ngập sâu trong đống cát với hàng tràng độc thoại bất tận từ đầu đến cuối thì rất dễ gây cảm giác khó hiểu, khán giả khó theo dõi. Vở Cuộn băng cuối cùng đƣợc trang trí bởi một cái máy ghi âm cồng kềnh, cũ kĩ và những chồng đĩa CD đƣợc đặt trên cái bàn có ngăn kéo. Sát phông sân khấu, mép phải là một
tấm rèm mà ánh sáng vẫn soi tỏ những chai rƣợu của ông già Krapp đƣợc cất trong đó.
Nhân vật xuất hiện trong những trang phục và bộ dạng kì quặc. Khi diễn viên Roland Boully bước ra sân khấu, cổ đeo dây thừng, dáng người khắc khổ oằn xuống vì hành lí nặng, và được gọi tên: Lucky (hạnh phúc) thì sự hài hước, mỉa mai đã làm khán giả bật cười. Tính chất hài hước thể hiện trong bộ dạng của nhân vật, với thủ pháp tương phản được sử dụng hiệu quả. Trang phục của Vladimir và Estragon có màu sắc tương phản nhau; Vladimir cao lênh khênh, bước đi cứng đờ như rôbốt, Estragon thấp, bước đi ngúng nguẩy; Vladimir khuôn mặt ngơ ngác, hay ngó nghiêng đăm chiêu, Estragon thì đôi mắt thỉnh thoảng lại ánh lên một cách man dại, điệu bộ cắm cẳn. Pozzo trang phục lịch lãm đi bên cạnh Lucky quần áo rách rưới. Roger Blin - người dàn dựng đầu tiên vở Trong khi chờ Godot năm 1953 trên sân khấu Babylone đã chia sẻ cảm nhận về các nhân vật: “Dàn dựng Trong khi chờ Godot, tôi đã làm việc với diễn viên về những chứng bệnh của nhân vật: chứng muốn đi tè của Vladimir, bệnh đau tim của Pozzo, sự trì độn ngái ngủ của Estragon, sự lẫn cẫn dữ tợn của Lucky”
[134; 163]. Madeleine Renaud, nữ diễn viên mấy chục năm đóng vai Winnie trong Ôi những ngày tươi đẹp đã tâm sự rằng: “Có một ngày, tôi nói với Beckett:
“Và cuối cùng, đó là sự điên rồ”, nhân vật “lần lượt đặt các đồ vật trước mặt bà ta, trên ụ đất. Khi đó là cuối ngày, bà ta lại dần dần bỏ chúng vào túi một cách máy móc. Đó là khi một ngày kết thúc, sự kết thúc của việc gợi lại quá khứ” [134;
172].
Vở kịch đã hoà trộn nét đa tính cách giữa các nhân vật, đi kèm đó là sự đan xen các đoạn cười cợt và nghiêm túc mang lại cho khán giả sự thú vị. Tiếng cười cũng vang lên từ những hàng ghế khán giả khi ở đầu hồi 2, Vladimir đọc thơ và hát nhƣ trẻ con, khác hẳn với một Vladimir luôn trầm ngâm và suy tƣ trước đó. Một Estragon thi sĩ đang ngấu nghiến gặm xương gà. Ông chủ Pozzo với những màn khoa trương ở hồi 1, đến hồi 2 bị mù và rúm ró kêu than khi bị
ngã. Trong tác phẩm, Beckett nhắc đến một củ cà rốt, khán giả cười ồ khi trên sân khấu Estragon lôi từ trong túi ra một củ cà rốt bé tí xíu bằng ngón tay, lủng lẳng cuống lá. Điều này như trêu ngươi cơn đói cồn cào của Estragon. Một câu hỏi nhiều lần đƣợc thốt ra từ miệng Estragon: “chúng ta làm gì bây giờ”; và lần nào cũng vậy, với gương mặt thất thần như đang phiêu lưu trong thế giới suy tưởng xa xăm, Vladimir đáp một cách vô cảm: “Chúng ta chờ Godot”. Những điệp khúc mòn sáo kết hợp với bộ dạng thất thểu của hai kẻ lang thang tạo nên nét hài hước cho vở diễn.
Nghệ thuật xiếc đƣợc vận dụng một cách hữu hiệu. Đoạn tung hứng ba chiếc mũ của Estragon và Vladimir (khi nhặt thêm đƣợc mũ của Lucky) nhƣ một màn biểu diễn xiếc. Hình ảnh Winnie lần lƣợt lấy từ trong chiếc túi để bên cạnh mình các đồ vật cũng gợi lên cảm giác của một màn làm xiếc với cái túi. Các đồ vật không ngừng được lôi ra: kính lúp, cái gương, cái giũa móng tay, thỏi son, lược, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khẩu súng... Trong mục: Trò hề và cái nghịch dị, tác giả Hélène Lecossois đã viết: “Beckett đã mƣợn ở nhạc kịch và hề kịch một số trò hài hước: trò “ba cái mũ cho hai cái đầu” trong Trong khi chờ Godot [116; 19]. Còn Roger Blin thì cho rằng: “Dường như hiển nhiên rằng Pozzo là ông chủ còn Lucky là nô lệ theo cách của những hề xiếc” [134; 161].
Trên phông nền khá trơ trụi, mang dấu hiệu của một cuộc sống tẻ nhạt xuất hiện những nhân vật nói năng lảm nhảm, mang dáng dấp của những tên hề.
Ngôn ngữ nhân vật là một điểm thu hút của vở kịch. Khán giả bật cười trước màn độc thoại khôi hài của Lucky. Khuôn mặt Lucky đƣợc trang điểm trắng bệch, đôi mắt đờ dại. Phụ hoạ cho hình ảnh đó là một mớ ngôn ngữ lộn xộn đƣợc tuôn ra không ngừng khi nhắc đến Chúa trời, sao Hoả, địa ngục, những cụng trỡnh của Poinỗon và Wattmann, rồi đến chế độ ăn uống và phúng uế cặn bã… Một Winnie đang chết mòn, lún dần trong cát mà vẫn không ngừng xuýt xoa “Ôi những ngày tươi đẹp”, một Krapp lẩn thẩn ngồi nói chuyện với cuộn băng ghi âm đã tạo nên nét nghịch dị khôi hài. Sự hổ lốn của ngôn ngữ, điệu bộ
đờ dại của nhân vật, âm giọng hùng hồn chỉ để nói đến những điều vô nghĩa…
đã đƣợc các diễn viên thể hiện một cách truyền cảm.
Tiếng cười đã cho chúng ta cảm nhận dư vị của kịch Samuel Beckett đối với khán giả hiện đại. Tiếng cười liệu có phi lí hay không, khi kịch Beckett vốn nhắc nhiều đến những cái chết, sự cô quạnh, mòn mỏi, tuyệt vọng, nỗi cô đơn và mất phương hướng của con người? Theo Roland Barthe, đầu tiên rất ít nhà phê bình khai thác đặc điểm hài kịch ở vở Trong khi chờ Godot. “Chúng ta có thể nói đến tính hài hước ảm đạm hoặc tiếng cười lạc điệu. Giờ đây, Trong khi chờ Godot đã gây cười một cách không giấu giếm” [57; 88]. Khi nghiên cứu kịch Beckett, có những tác giả nhấn mạnh đến cảm giác chán nản, tuyệt vọng trong tác phẩm của ông. Thế nhƣng, cũng có luồng ý kiến nhận định về sự kết hợp những đặc điểm khác nhau trong kịch Beckett. “Cuối cùng, nét độc đáo của Kịch cười nhạo, là bi kịch không bao giờ nguyên chất mà kết hợp với hài kịch của sự cười nhạo” [110; 92]. Martin Esslin cho rằng sự trộn lẫn giữa bi kịch và hài kịch trong cùng một dạng thức sân khấu khai thông cho một thể loại kịch về thực chất là hài kịch: “đó là hài kịch, bất kể những chủ đề rầu rĩ, mãnh liệt hoặc cay đắng. Đó là lí do tại sao mà kịch phi lí kết hợp hài kịch và bi kịch, nó phối hợp tiếng cười với sự ghê sợ” [94 ; 390]. Hai kẻ lang thang đợi chờ Godot (một người chưa bao giờ xuất hiện) cũng giống như nhân vật K trong Lâu đài đi tìm gặp vị bá tước trong lâu đài mà chưa từng ai biết mặt. Nhân vật K khốn khổ để tìm một chỗ trú chân trong quán trọ trong chiều mƣa tuyết có khác chi hình ảnh những kẻ vô gia cư của Beckett ở buổi chiều quê trên con đường vắng vẻ.
Chúng ta có thể lí giải tiếng cười qua những phân tích ở trên về chất bi hài từ việc khắc hoạ lên những nhân vật hài hước ở những tình huống bi đát; hoà trộn những biểu hiện tính cách khác nhau trong mỗi nhân vật; đặt cạnh nhau các đoạn bông lơn và trịnh trọng; và có sự kết hợp của kịch hề và xiếc trong một tác phẩm của trường phái kịch phi lí. Sự hứng khởi và tiếng cười thích thú của khán giả gợi lên những suy ngẫm về kinh nghiệm trình diễn. Ở đây, các đạo diễn khai
thác kịch Beckett theo hướng tôn trọng văn bản kịch, và khai thác không phải từ góc độ bi đát làm mềm yếu con người mà ở chất bi-hài kịch. “Trái ngược với tiếng cười tạo ra trước một buổi trình diễn hài kịch truyền thống, tiếng cười tạo ra bởi sân khấu mới là một “tiếng cười co giật”, một kiểu “tiếng cười mới vang âm từ những vực thẳm của sự lo sợ”, “tiếng cười lạc điệu”.
Sự kết hợp những đối cực ở Beckett “khiến cho dƣ vị cuối cùng là một sự tổng hợp mới: đó không hẳn là cảm giác đè bẹp con người” [12; 794]. Phản ứng của khán giả trong buổi biểu diễn có thể là tiếng cười "humour" trước những biểu hiện hài hước, ngớ ngẩn của nhân vật. Đó cũng có thể là một tiếng cười “humour noir” - cười ra nước mắt trước những ngang trái của số phận những kẻ đang bị ăn mòn sự sống bởi những chờ đợi nhàm chán hoặc những hoài vọng xa lắc về quá khứ. Khi tấm màn sân khấu đƣợc vén lên, tất cả đều bị lôi cuốn theo mỗi lời thoại, mỗi hành động trên sân khấu, và tiếng cười là sự hoà điệu của khán giả với diễn xuất của diễn viên. Đó cũng là biểu hiện của niềm thích thú, khoái cảm nghệ thuật khi đƣợc chứng kiến những màn biểu diễn thu hút, sống động.
Trên sân khấu Avignon, những nỗi đau khổ của con người trong tác phẩm của Beckett đƣợc thể hiện một cách uyển chuyển, khiến khán giả không có cảm giác nặng nề, bi luỵ. Vậy là, vào những năm đầu của thế kỷ XXI, tác phẩm của Beckett vẫn không ngừng đƣợc tái bản và dàn dựng trên sân khấu. Khán giả hiện đại không hề lãng quên Beckett giữa bữa tiệc sân khấu của hàng ngàn vở kịch trong liên hoan sân khấu Avignon. Với một sự am hiểu và đồng cảm với tác phẩm, cùng tài năng dàn dựng, đạo diễn đã khéo léo xử lí những tình huống từ kịch bản, đã khai thác mạnh mẽ tính chất bi-hài kịch trong tác phẩm của Beckett và thiết lập những điểm gây cười. Dư vị về tiếng cười gợi ý một hướng tiếp cận tác phẩm Beckett ở những đối cực và ranh giới bi-hài, nơi mà những bất hạnh giúp tỉnh thức, thanh lọc chứ không đè bẹp con người. Khán giả/độc giả có thể không hiểu thấu đáo về nội dung, ý nghĩa của vở kịch nhƣng đọc và xem kịch Beckett với tất cả cảm nhận. Người ta có thể không còn đặt ra yêu cầu về sự dẫn
dắt lớp lang, những chi tiết gay cấn, li kỳ; khi mà họ đã bị thuyết phục bởi cách truyền dẫn cảm xúc đầy ấn tƣợng của nhà văn. Những bất an, khắc khoải về thời đại mà nhà văn sống đã cộng cảm với những suy tư muôn thuở của con người:
đó là nỗi cô đơn, sự tồn tại, thời gian, cái chết. Ngôn ngữ của Beckett lạ lẫm một cách đầy chủ ý, và người đọc để tránh khỏi bị “sốc” khi bước vào những trang sách tràn ngập câu chữ kỳ quặc, khó hiểu thì có thể chuẩn bị trước về tâm thế tiếp cận để có thể chủ động hơn.
***
Những phân tích về quá trình chuyển hóa của lời thoại mà chúng tôi triển khai ở chương này là một sự kế tiếp vấn đề đặt ra từ chương 1 và chương 2.
Ở cấp độ trong một vở kịch, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi lời thoại Beckett đều diễn ra quá trình phân hủy từ ngữ, cú pháp và sự thay thế lời thoại bằng những chỉ dẫn sân khấu. Sở dĩ chương 1 và chương 2 chúng tôi không tách riêng những mục về từ ngữ của đối thoại và độc thoại là để tránh trùng lặp, bởi sự phân hủy từ ngữ, cú pháp vừa có trong đối thoại, vừa có trong độc thoại. Chúng tôi nhận thấy Beckett sử dụng những từ không có trong từ điển, đó là những từ bị biến dạng; bên cạnh đó nhà văn có khi nhân đôi chữ cái, có khi lại tách rời các chữ cái trong một từ. Câu văn của Beckett rất khó đọc, rất nhiều đoạn thoại không hề có dấu chấm. Đây cũng là một thách thức cho việc chuyển ngữ kịch Beckett.
Có nhiều vở kịch, tác giả đã triệt tiêu hoàn toàn lời thoại, tác phẩm chỉ còn lại những dòng chỉ dẫn sân khấu nối tiếp nhau. Trong những vở mà lời thoại chƣa bị triệt tiêu, khi từ ngữ đã trở nên bất lực, Beckett thay thế chúng bằng âm thanh, ánh sáng, nghệ thuật phối cảnh.
Chúng tôi nhấn mạnh sự chuyển hóa các dạng thức lời thoại trong kịch Beckett. Người viết hình dung quá trình chuyển biến ấy theo một chu trình:
từ đối thoại chuyển thành độc thoại, từ độc thoại chuyển sang im lặng và