Từ đối thoại sang độc thoại

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 157 - 161)

CHƯƠNG 3. CHUYỂN HOÁ CỦA LỜI THOẠI

3.2. Sự chuyển hóa trong một vở kịch

3.2.2. Chuyển hoá dạng thức lời thoại

3.2.2.1. Từ đối thoại sang độc thoại

Sự chuyển hoá dạng thức lời thoại trong kịch Beckett có thể đƣợc hình dung nhƣ một hành trình, diễn ra các chặng: chuyển từ đối thoại sang độc thoại, rồi từ độc thoại tới im lặng.

Lời thoại bao gồm hai hình thức: đối thoại (có thể là nói chuyện giữa hai người, có thể là đàm thoại giữa nhiều người), độc thoại (hoặc nói một mình, hoặc nói lảm nhảm). Ngoài ra, còn có hình thức nói mà không nói (nói bằng cử chỉ, hành động, trang phục). Lời thoại gắn với nhân vật, gắn với đặc trƣng tâm

lí, tính cách, địa vị, hoàn cảnh. Mỗi nhân vật phản ánh cái nhìn thế giới của mình thông qua lời nói. Lời thoại bao giờ cũng gắn liền với chỉ dẫn sân khấu, yếu tố này trở thành điều kiện cho lời thoại. Người ta thường nhắc tới một số chức năng của lời thoại. Lời thoại có tác dụng báo hiệu, đồng quy, biểu cảm, nhận thức, ngữ nghĩa và siêu ngôn ngữ (tạo ra một hệ thống cú pháp, xác lập câu chuyện đang nói, tạo cấu trúc vở kịch). Hình thức lời thoại liên quan đến số lƣợng nhân vật, tạo nên tính đa dạng cho phát ngôn.

Sơ đồ mô hình hoá dung lƣợng lời thoại trong kịch Beckett :

Lấy độ dài văn bản của vở kịch và năm sáng tác làm trục toạ độ, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển hoá dạng thức lời thoại trong kịch Beckett:

Căn cứ theo năm sáng tác, càng về cuối, độ dài văn bản của kịch Beckett càng giảm dần. Năm 1952, vở Trong khi chờ Godot đƣợc xuất bản, với 120 trang tác phẩm. Đến năm 1982, hai vở Khúc ứng tác từ Ohio Độc thoại chỉ gồm 9 trang. Số tác phẩm có dung lượng dưới 30 trang càng tăng dần.

Thập niên 50: Đây là thời kỳ Beckett sáng tác những vở kịch: Trong khi chờ Godot, Tất cả những người ngã xuống, Tàn cuộc, Động tác không lời I&II, Cuộn băng cuối cùng, Tro tàn, Lời và nhạc.

Ngay trong giai đoạn đầu, tài năng của Beckett đã sớm đƣợc khẳng định qua vở Trong khi chờ Godot. Những vở kịch có dung lƣợng dài nhất của Beckett hầu như tập trung ở thời kỳ này. Người đọc vẫn có thể nhận ra mối liên hệ với kịch

truyền thống. Yếu tố lời thoại vẫn khá dồi dào. Quá trình biến dạng và chuyển hóa lời thoại diễn ra chƣa gay gắt nhƣ sau này.

Thập niên 60: Trong giai đoạn này, Beckett đã sáng tác các vở: Ôi những ngày tươi đẹp, Cascando, Hài kịch, Nói đi Joe, Tốc ký kịch truyền thanh, Phác thảo kịch truyền thanh, Đi tới đi lui, Phim, Thở.

Beckett đã mở rộng sang lĩnh vực kịch truyền thanh và truyền hình. Giai đoạn này tập trung ba vở kịch truyền thanh tiêu biểu: Cascando, Tốc ký kịch truyền thanh, Phác thảo kịch truyền thanh.

Thập niên 70: 5 vở kịch đã đƣợc viết trong thời kỳ này, đó là: Trích đoạn kịch I, Trích đoạn kịch II, Không phải tôi, Lần này, Bước chân.

Ở giai đoạn này, quá trình chuyển hóa lời thoại của Beckett diễn ra khá mạnh mẽ. Nhân vật đối thoại nhƣng thực chất họ đang độc thoại, bởi lời nói không còn hướng tới kẻ khác, không còn là phương tiện giao tiếp.

Thập niên 80: Ở chặng sáng tác cuối cùng này, Beckett đã viết các vở: Bài hát ru, Nao nào, Khúc ứng tác từ Ohio, Độc thoại, Thảm họa.

Giai đoạn này, dung lƣợng vở kịch đã giảm, chỉ còn lại những vở kịch ngắn dưới chục trang tác phẩm. Trong mỗi vở kịch, hình thức độc thoại gần như hoàn toàn thay thế đối thoại. Bên cạnh đó, nhiều nhân vật cũng tiến gần đến cái chết, giọng nói của họ hụt hơi, yếu dần.

Ngƣợc lại với việc độ dài giảm dần thì tỉ lệ độc thoại lại tăng lên theo năm sáng tác. Nếu nhƣ vở Trong khi chờ Godot độc thoại chỉ chiếm rất ít dung lƣợng tác phẩm, thì vở Độc thoại đã khẳng định sự thống trị của dạng thức lời thoại này.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn để cho đối thoại chỉ còn là hình thức, để rồi nó mang tính chất của độc thoại. “Sự mệt mỏi trong đối thoại ngày càng chiếm lĩnh các nhân vật, thường xuyên dẫn tới tới độc thoại - dạng thức suy thoái của lời nói (ví dụ độc thoại của Lucky trước khi anh ta im lặng vĩnh viễn) hoặc dẫn tới tiếng gọi im lặng đi. Từ đó nảy sinh ra sự phủ định các động từ của diễn ngôn” [133; 50]. Im lặng, quãng ngƣng có thể biểu thị sự đứt gãy, gián đoạn. Sự

im lặng gây nên một nghi vấn: liệu có phải người đối thoại không nghe, không hiểu? Bởi ngôn ngữ là một năng lực tinh thần và khả năng ngôn ngữ của con người được xác định như một hình thức của tri thức, của khả năng tri nhận.

Quá trình chuyển hoá từ đối thoại sang độc thoại xảy ra ở hầu hết các tác phẩm của Beckett. Nhiều đoạn đối thoại có thể xem nhƣ độc thoại. Trong khi chờ Godot diễn ra khoảnh khắc Pozzo thốt ra những câu thi vị, chiêm nghiệm về quá khứ-hiện tại mà quên mất tên hầu và hai kẻ lang thang đang nói gì với mình.

Đoạn Vladimir nói chuyện với Estragon khi anh bạn này đang chập chờn ngủ giống như nhân vật đang thổ lộ với chính mình. Rất nhiều những trường thoại của Tàn cuộc đã thể hiện sự chuyển hoá lời thoại: đoạn kể chuyện của Hamm về ông thợ may người Anh, đoạn Nagg kể lại cuộc dạo chơi với Nell.

Tại sao lại có quá trình chuyển hoá lời thoại diễn ra liên tục nhƣ vậy ở mỗi vở kịch? Câu trả lời này nằm ngay trong cách viết của Beckett. Nhà văn tạo ấn tượng về một kiểu đối thoại khác lạ, khước từ những khuôn mẫu truyền thống.

Những chỗ Beckett làm biến dạng độc thoại thì chính là nơi ranh giới giữa đối thoại - độc thoại khó phân định nhất, bởi cái này đã chuyển hoá sang cái khác.

Nhân vật bị đặt trong cảnh xáo trộn, mập mờ của không gian, thời gian, nhìn đâu đâu cũng thấy trống vắng, lụi tàn, tiếng nói của họ hoảng hốt, rời rạc. Lời đối đáp hoặc bị kéo dài miên man, hoặc bị cắt dời ra thành những tiếng nhát gừng.

Tầm quan trọng của đối thoại – chất liệu cơ bản của kịch cổ điển đã bị thay đổi.

Nhân vật của Beckett nhƣ đứng bên ngoài vòng quay của xã hội, hình dung của họ về cuộc đời chỉ toàn những điều phi lí, vô nghĩa. Họ luôn khoác lên mình những bộ quần áo nhàu nhĩ, cũ kĩ. Có thể phác họa những suy tƣ của Beckett, thể hiện qua các tác phẩm của ông. Những cảm nhận về cuộc sống, con người đã đƣợc tập trung trong việc tạo dựng nên một sân khấu phi lí. Sự nhạy cảm của tâm hồn nhà văn đã đón bắt đƣợc những chấn động của xã hội. Tất cả ngột ngạt và căng ra nhƣ tấn thuốc nổ đang sắp tới giờ châm ngòi.

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 157 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)