Những vở kịch có lời

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 176 - 189)

CHƯƠNG 3. CHUYỂN HOÁ CỦA LỜI THOẠI

3.3. Sự chuyển hóa qua hệ thống sáng tác

3.3.1. Những vở kịch có lời

Sự tiêu biến lời thoại không chỉ diễn ra trong một vở kịch, mà còn thể hiện qua hệ thống sáng tác. Michael Corvin đánh giá sự cách tân mới mẻ, quyết liệt của Beckett: “Nếu có một tác phẩm mang nhãn sân khấu của điều phi lí đã đƣa ra hình ảnh méo mó và đơn giản hóa quá mức nhất, thì đó chính là tác phẩm của Beckett” [8; 79]. Tác giả đã dành hai mục để phân tích ngôn ngữ - một phương diện nghệ thuật quan trọng của Kịch Mới, với tên gọi: “Sân khấu và ngôn ngữ”,

“Sân khấu của ngôn từ”. Ông nhận xét về lời thoại trong kịch Beckett: “Thế là ngôn ngữ bị buộc tội: chỉ cần nói để tự đánh mất mình từng tràng nhƣ tiếng vọng: những công thức lặp lại mãi đến phát ngấy xác định một không gian ngôn ngữ khép kín, mà ở đó khẳng định và phủ định tương đương nhau trong sự cân bằng của cái vô nghĩa. Câu hỏi đƣợc đặt trong Godot còn đƣợc một lời đáp “chúng ta đợi Godot”; trong Tàn cuộc thì đã là một lời đáp sai dẫn đến câu hỏi: “cái gì đang tiếp diễn”, nghĩa là không có gì khác hơn là tiến trình của chính bản thân lời nói” [8; 86-87]. Có lẽ điều đọng lại từ việc chối bỏ sợi dây lịch sử và xã hội là sức gợi và sự lan truyền cảm xúc. Trong địa hạt của cái phi thực tại, người ta chấp nhận chúng. Khi nhân vật muốn nghiêm trang thì có một sự hài hước xen vào, phá tan đi không khí đó. Cuộc sống được mô tả như những trò hề: nhân vật nhại lại nhau và lặp đi lặp lại những động tác hài hước.

Adamov đã đặt tên cho một vở kịch của mình là Nhại. Trong bối cảnh đó, sự giải thoát trở nên bất khả thi.

Dựa trên danh mục xuất bản kịch Beckett in trong số chuyên luận đặc biệt về Beckett ở cuốn Revue d’Esthétique [134; 417-423], chúng tôi tổng hợp tiến trình sáng tác của Beckett nhƣ sau:

Năm xuất bản đầu tiên

Tên tác phẩm

Tiếng Pháp Tiếng Việt

1952 En attendant Godot Trong khi chờ Godot

1956 Tous ceux qui tombent Tất cả những người ngã xuống 1956 Actes sans paroles I Động tác không lời I

1957 Fin de partie Tàn cuộc

1958 La dernière bande Cuộn băng cuối cùng

1959 Cendre Tro tàn

1959 Paroles et musique Lời và nhạc

1959 Actes sans paroles II Động tác không lời II 1961 Oh les beaux jours Ôi những ngày tươi đẹp

1963 Comédie Hài kịch

1963 Cascando Cascando

1966 Dis Joe Nói đi Joe

1966 Va-et-vient Đi tới đi lui

1967 Film Phim

1970 Souffle Thở

1973 Pas moi Không phải tôi

1973 Esquisse radiophonique Phác thảo kịch truyền thanh 1974 Fragment de théâtre I Trích đoạn kịch I

1974 Fragment de théâtre II Trích đoạn kịch II 1975 Pochade radiophonique Tốc kí kịch truyền thanh

1975 Pas Bước chân

1976 Cette fois Lần này

Quá trình khử lời thoại càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong hệ thống tác phẩm của Beckett. Ngay trong những vở kịch có lời thoại (để phân biệt với kịch câm mà chúng tôi sẽ khảo sát ở mục tiếp theo), thì sự phân hủy từ ngữ cũng diễn ra một cách phong phú, ở cả các mảng: kịch trên sân khấu, kịch truyền thanh, kịch truyền hình.

Ở mảng kịch để diễn trên sân khấu, có thể kể đến các vở: Trong khi chờ Godot, Tàn cuộc, Ôi những ngày tươi đẹp…

Xuất bản lần đầu năm 1952, Trong khi chờ Godot có kết cấu gần với kịch cổ điển hơn cả. Lời thoại trong vở kịch vẫn khá dồi dào. Chúng ta cũng có thể nhận ra ngôn ngữ hồn nhiên, ngờ nghệch của Estragon, ngôn ngữ mang tính suy tƣ, chiêm nghiệm của Vladimir, tiếng nói hống hách của Pozzo. Màn độc thoại vô hồn của Lucky như hiện thân của nỗi cùng cực mà con người phải gánh chịu.

Những kẻ lang thang trên con đường quê vắng vẻ của vở kịch gợi nhớ đến hình ảnh trong bài thơ Đoàn lữ hành (La caravane) của Théophile Gautier hay những nhân vật cùng đợi một chuyến xe không đến bao giờ trong vở kịch Trạm xe của Cao Hành Kiện. “Chờ đợi Godot, đó là sự lệch tâm; vở kịch chỉ là một khai vị dùng để lấp một chỗ trống; Tàn cuộc, Hài kịch chính là sân khấu đang tự diễn vở diễn hƣ ảo của chính nó; Cuộn băng cuối cùng, đó là sự nhắc lại cắt khúc, lải nhải, của cùng một quá khứ đã bị bỏ lỡ; Ôi những ngày tươi đẹp, đó là tầm vóc của sự hài hước, theo cách nói ngược, đồng thời tăng thêm những sự hiểu lầm và phá vỡ mọi xúc cảm; Tất cả những người ngã xuống, đó là sự khôi phục một

1982 Solo Độc thoại

1982 Berceuse Bài hát ru

1982 Impromptu d’Ohio Khúc ứng tác từ Ohio

1982 Catastrophe Thảm họa

1984 Quoi ó Nao nào

nửa, cái nửa tối và phủ định, của một câu trong Kinh Thánh: Chúa Trời đƣợc thỉnh cầu lên, trong âm bản do sự vắng mặt của Người” [8; 81].

Năm 1956, vở Tàn cuộc đƣợc xuất bản. Tàn cuộc giới thiệu cho chúng ta những nhân vật nằm trong thùng rác, thi thoảng nhô đầu ra khỏi mép thùng để nói nhảm và một kẻ ngồi trong xe lăn không ngớt ra lệnh cho tên hầu. Đúng nhƣ tên gọi của vở kịch, Beckett giới thiệu với người đọc một ngôn ngữ đang bị lụi tàn.

Năm 1958, Cuộn băng cuối cùng và năm 1959, Tro tàn, Lời và nhạc ra mắt bạn đọc. Dung lƣợng của hai vở này đã giảm, chỉ còn khoảng 1/3 so với vở Trong khi chờ Godot. Ở hai tác phẩm này, sự thoái hoá của lời thoại đã hình thành rõ nét. Trong cả hai vở kịch, đối thoại đã dần dần bị độc thoại chiếm chỗ.

Cuộn băng cuối cùng mở ra với hình ảnh một ông già bên cạnh cái máy ghi âm, ông ta tìm thấy một vài những khoảnh khắc trong quá khứ, trước khi ghi cuốn băng mới: “Đến nghe kẻ đần độn khốn khổ này cách đây đã ba mươi năm, thật khó để tin rằng ta chƣa bao giờ ngốc nghếch đến vậy. Điều đó kết thúc, cảm ơn Chúa”. Trong tư thế bất động nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt, Krapp đã nghe đi nghe lại một số khoảnh khắc mà ông gọi đó là “một cơ hội hạnh phúc”. Khi quá khứ gọi về, những kỷ niệm đƣợc gợi lên một cách lẻ tẻ.

Vậy vở kịch này phải chăng dựng lại tiểu sử của Krapp? Giống nhƣ một kiểu tự truyện, Krapp tự kể lại một số giây phút của cuộc đời mình. Mang hình ảnh ông già nghiện rượu, Krapp muốn lưu giữ mãi quá khứ. Beckett sử dụng tài tình chiếc máy ghi âm, gắn với hàng loạt những hành động của Krapp: sắp xếp cuộn băng trong những hộp khác nhau, tắt rồi bật, thay một cuộn băng khác, tự ngắt quãng khi cảm thấy đã quá dài… Tất cả thao tác tưởng như lẩn thẩn đó lại được tiến hành trong không khí xúc động: nhân vật luôn ở tƣ thế lắng nghe. Krapp đã nhắc tới những gì? Cuộc đi dạo với con chó, cái chết của người mẹ, sinh nhật một mình trong quán rƣợu, quả bóng nhỏ, việc đọc Effie Briest, một cuộc đi dạo trên thuyền ở đó có đôi mắt thật đẹp của người tình… Có thể sống lại quá khứ sẽ làm ông ta đau khổ: “Tất cả những nỗi khốn quẫn xƣa kia. Một lần không đủ”

nhƣng ông vẫn không ngừng mê mải với máy ghi âm. Cuối cùng, Krapp gần nhƣ kiệt sức, lẫn vào bóng tối xung quanh.

Năm 1961 đánh dấu sự ra đời vở kịch Ôi những ngày tươi đẹp. Trong hành trình lời thoại bị phân hủy, vở Ôi những ngày tươi đẹp có tính chất bản lề, phân chia các sáng tác kịch của Beckett làm hai chặng. Từ đây, đối thoại và độc thoại trong kịch Beckett ngày càng biến dạng, thậm chí một số trường hợp lời thoại đã bị thủ tiêu hoàn toàn.

Cùng với Trong khi chờ Godot, Tàn cuộc, Tất cả những người ngã xuống thì Ôi những ngày tươi đẹp là một trong bốn tác phẩm của Beckett có dung lƣợng dài trên sáu mươi trang. Cả vở kịch chỉ còn là một tràng độc thoại của nhân vật đang bị lún dần trong đụn cát, có sự xuất hiện của chồng bà ta nhƣng không phải để giao tiếp và chia sẻ, mà chỉ thỉnh thoảng xen vào một vài tiếng ú ớ. Ngôn ngữ không còn là phương tiện giao tiếp giữa người với người.

Xuất bản lần đầu năm 1963, Hài kịch dựng lại một câu chuyện tình yêu tay ba: hai người phụ nữ và một người đàn ông. Rất nhiều hành động của các nhân vật đã được kể lại : kéo sợi, thú tội, doạ tự tử. Người đàn ông mang tên là một chữ cái H, viết tắt của từ “homme” nhớ lại cuộc đi dạo trên thuyền với hai người phụ nữ mà anh yêu. Những lời đối đáp bị trộn lẫn một cách lộn xộn. Cả vở kịch là một cuộc phiêu lưu tình ái nhạt nhẽo, mà nhân vật không thể làm cách nào ngừng nói khi máy chiếu hướng vào mình. Hài kịch sử dụng kĩ thuật độc đáo: một nhân vật trình bày câu chuyện riêng của anh ta, một vài khoảnh khắc sau đó nhân vật thứ hai bắt đầu một bản khác rất mới, sau đó nhân vật thứ ba đưa ra bản thứ ba, lúc bấy giờ người thứ nhất nhắc lại câu chuyện mà anh ta đã để mất và tiếp tục nhƣ vậy. Lần này cũng xuất hiện bộ ba nhân vật như Hài kịch, luân phiên các màn độc thoại từ người này đến người khác. Vòng quay luẩn quẩn để rồi cuối cùng nhân vật lặp lại lời lẽ hệt ban đầu. Từ phương diện tiểu sử học, có thể đề xuất giả thiết bộ ba trong tác phẩm đƣợc lấy cảm hứng từ mối quan hệ của Beckett với Suzanne và

Barbara. Hình thức đối thoại bộ ba trong Hài kịch gợi chúng tôi liên tưởng tới kiểu tình yêu kép, tình yêu tay ba đã được nhắc tới trong các vở kịch trước đây. Những bá tước, tiểu thư và hai người đầy tớ giả trang trong kịch của Molière, hay công tử-tiểu thƣ và cô hầu trong Không đùa với tình yêu của Alfred de Musset và đặc biệt là bộ ba trong Trò chơi của tình yêu và may rủi của Marivaux. Cái hài trong Trò chơi của tình yêu và may rủi đƣợc tạo ra từ độ chênh về ngôn ngữ: ngôn ngữ kiểu cách, tao nhã và ngôn ngữ bình dân, vụng về.

Xuất bản năm 1973, Không phải tôi xuất hiện hình ảnh một cái miệng cách mặt đất ba mét. Cái miệng đọc một đoạn văn bản - kể lại những khoảnh khắc của cuộc sống. Giọng nói của người phụ nữ như tự nó bắt buộc phải cất lên, một giọng nói lƣỡng lự. Cái miệng lải nhải nhƣ một biểu hiện của chứng loạn tâm thần. Cái miệng không có khả năng im lặng, nó bị buộc phải lặp đi lặp lại mãi những câu nói vô thưởng vô phạt.

Xuất bản năm 1976, Lần này thể hiện sự phân tách thực thể và giọng nói của nhân vật. Diễn ngôn của nhân vật là một chuỗi các hoán đổi: ACB, CAB, BCA, BAC. Ba câu chuyện nhƣ ba mảnh phân thân của một số phận: A thử tìm lại nơi mà anh ta thích ẩn nấp khi còn nhỏ, B gợi lên những tình huống cảm xúc trống rỗng, C kết thúc câu chuyện bởi “một nơi hoàn toàn đầy tro bụi”. Beckett không dùng đến những dấu chấm câu, tách đoạn, cả vở kịch chỉ là những giọng nói nối tiếp nhau miên viễn không ngừng. Chúng ta thường bắt gặp giọng nói yếu dần của nhân vật. Họ càng ngày càng lún sâu vào nỗi bi đát của cuộc sống, rất nhiều khi kết thúc bằng sự im lặng và cái chết. Bước chân (xuất bản năm 1975) giọng nói yếu, lối nói chậm, điệp khúc “giọng không lớn hơn” đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Phụ hoạ với điều đó là ánh sáng càng ngày càng yếu đi, rồi tắt hẳn, tiếng chuông cũng yếu dần. Bài hát ru (xuất bản năm 1982): Tiếng nói của nhân vật V không biểu lộ tình cảm và ngày càng yếu, nhất là trong những điệp khúc “Không thể tiếp tục đƣợc nữa”. Các câu in nghiêng, đƣợc F và V phát âm chung, mỗi lần

lại nhỏ hơn. Lệnh “Nói nữa đi” của F, mỗi bận lại nhỏ thêm. Kết thúc vở kịch, trạng thái đu đƣa chấm dứt, ánh sáng mờ rồi tắt hẳn.

Ở mảng kịch truyền thanh, Beckett cũng thể hiện những cách tân về ngôn từ, qua các vở: Tất cả những người ngã xuống, Lời và nhạc, Tro tàn, Tốc ký kịch truyền thanh, Phác thảo kịch truyền thanh

Vở kịch truyền thanh Tất cả những người ngã xuống tái hiện lại những âm thanh sinh động của chốn thôn quê, gắn liền với hàng chục nhân vật. Vở kịch là bản hợp âm của rất nhiều tiếng động. Có thể kể đến tiếng xe ba gác của Christy, tiếng chuông xe đạp của ông Tyler, tiếng động cơ và cái phanh của ông Slocum, bài thánh ca mà cô Fitt hát. Bên cạnh đó là tiếng các con vật, tiếng gió, tiếng mƣa. Những âm thanh này gợi chúng ta nhớ đến vở Thiên thần báo cho Marie của Paul Claudel, trong đó có “hương vị của đồng cỏ, vườn cây, mùi của gia súc cần mẫn và nặng nề” [18; 209]. Trên con đường đi tới nhà ga để tìm chồng, bà Rooney đã gặp Christy và rất khó khăn để làm cho con la của anh ta bước đi.

Chƣa dừng ở đó, bà còn gặp ông Tyler với cái xe đạp xẹp lốp; tiếp theo là Slocum - người đã cho bà đi nhờ ôtô tới nhà ga. Sau đó, với sự giúp đỡ của cô Fitt – một người sùng đạo và chỉ tin vào Chúa, bà Rooney trèo lên bậc thang.

Cuộc đối đáp nối tiếp nhau giữa bà Rooney và người khác cũng chỉ trong thoáng chốc trên đường. Những lời hỏi han giữa bà Rooney và người bà gặp giống như những câu nhập môn đơn giản trong bài học ngoại ngữ đầu tiên: “chào bà”,

“chào ông”, “bà ấy khoẻ chứ”, “cô ấy ra sao”, “cảm ơn bà”, “không có gì”. Lời đối đáp một cách máy móc khiến cho con người trở thành dửng dưng, xa lạ với nhau. Trên con đường tấp nập, họ đi lướt qua nhau, lời đối đáp xã giao cũng như gió thoảng qua. Chuyến tàu đến muộn nhƣng cuối cùng thì họ cũng gặp đƣợc nhau. Thời tiết xấu đi, vở kịch kết thúc với cảnh hai vợ chồng Rooney đi trong màn mưa. Vì sao chuyến tàu lại đến muộn? Trước sự quan tâm của bà Rooney, ông Rooney chỉ đáp lại qua loa, thậm chí cáu gắt. Nhân vật lẩn tránh không trả lời nhƣng lại thổ lộ gần đây trong đầu ông xuất hiện ý muốn giết một đứa trẻ.

Khi biết rằng bài giảng đạo tới có chủ đề: “Chúa bảo vệ tất cả những người ngã xuống. Chúa nâng dậy tất cả những ai bị cúi xuống”, thì lập tức hai vợ chồng bà Rooney nổ ra tiếng cười hoang dại. Khoảnh khắc đó diễn ra ngay trước khi Jerry - người dẫn đường quen thuộc của Dan, đuổi kịp họ để đưa trả lại cho ông Rooney một cái đồng hồ nhỏ. Jerry cho bà Rooney biết rằng sở dĩ tàu đến chậm bởi vì có một đứa trẻ đã bị ngã xuống dưới đường ray. Trong vở kịch này, bà Rooney tiêu biểu cho cuộc sống lúc tàn cuộc: bà tự miêu tả mình là “một bà già tàn tạ vì buồn rầu vì cầu nguyện và béo phì, vì đau khổ và sự cằn cỗi”, và mơ ƣớc đƣợc “đổ ra trên đất giống nhƣ một bãi phân bò và không còn động đậy.

Một bãi phân bò lớn phủ đầy bụi và ruồi”. Beckett miêu tả bà Rooney nặng

“một trăm kg”, nhƣng chỉ tồn tại nhƣ một cái chấm nhỏ trong cuộc đời này: “Tôi không tồn tại. Việc ấy ai cũng biết”. Quá trình đối đáp gắn liền với những biến đổi từ thiên nhiên: bầu trời đầy mây, những chiếc lá rụng xuống cống, cây đậu chổi bị rụng những chùm quả. Cảnh ông Slocum cố sức đẩy bà Rooney vào trong ô tô của mình, để rồi khi tới sân ga thì mọi người lại phải cố sức lôi bà Rooney ra… đã tạo nên chất giọng hài hước cho tác phẩm. Phải chăng Beckett muốn cho chúng ta thấy cuộc sống chỉ là hư vô, con người tồn tại chỉ để duy trì những bài thánh ca và những nghi lễ thoả ƣớc mà thôi. Tàn cuộcTất cả những người ngã xuống đƣợc xuất bản sau vở Trong khi chờ Godot năm năm, giai đoạn mà quá trình chuyển hoá lời thoại chƣa quyết liệt nhƣ sau này.

Trong vở kịch truyền thanh thứ hai mang tên Tro tàn, âm thanh bãi biển gắn liền với nhân vật Henry. Nhà văn miêu tả những bước chân trên đá cuội, tiếng sóng vỗ khi ồn ào, khi êm dịu. Bóng dáng của người cha từ cõi chết hiện về.

Henry còn tự kể lại vài câu chuyện, một trong số đó là ông già Bolton đón tiếp Holloway. Giọng nói từ xa của vợ anh - Ada đã phá tan màn độc thoại. Hai vợ chồng cùng bàn bạc về con gái Addie, về bài học âm nhạc và cƣỡi ngựa của cô bé. Ada muốn chồng thoát khỏi những phút giây rối loạn: “Thời khắc sẽ đến khi không còn ai nghe anh nói nữa, ngay cả đến những người xa lạ. (Ngừng lặng).

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 176 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)