Từ độc thoại đến im lặng

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 161 - 165)

CHƯƠNG 3. CHUYỂN HOÁ CỦA LỜI THOẠI

3.2. Sự chuyển hóa trong một vở kịch

3.2.2. Chuyển hoá dạng thức lời thoại

3.2.2.2. Từ độc thoại đến im lặng

Theo thời gian vở kịch, lời thoại của Beckett chuyển hoá và tiêu biến dần, cuối cùng chỉ còn lại khoảng im lặng mênh mông. Một thông điệp mà ở đó chứa rất nhiều những khoảng trắng, những chỗ dừng; điều đó tạo nên sự khó hiểu và không thể khai thác hết. Việc giải mã dường như không bao giờ kết thúc. Điều gì đằng sau sự chối bỏ ngôn ngữ? Vở kịch câm khiến chúng ta hướng sự quan sát vào cách bài trí và động tác của nhân vật, ẩn sau đó là cái nhìn về cuộc đời dưới dạng thức vô ngôn. Quãng ngưng tạo nên sắc thái mơ hồ, lấp lửng cho những sáng tác không dễ đọc của Beckett.

Những người tiếp xúc với văn bản kịch Beckett sẽ có ấn tượng như thế nào về những khoảng lặng này? Những người đọc Beckett – trong đó đầu tiên là những đạo diễn - dường như cũng bị mất phương hướng. Quả thực, việc sử dụng các thời và những đoạn im lặng của Beckett vượt qua tất cả những gì mà người ta có thể nhìn thấy ở những tác giả khác về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng” [75;

49]. Nhƣ vậy, nhận định trên đã nêu bật nét đặc sắc trong việc sử dụng sự im lặng của Beckett so với các nhà soạn kịch khác, ở cả hai phương diện: tần suất và hiệu quả. Tần suất, theo G.Genette là mối quan hệ về mức độ lặp lại giữa câu chuyện và việc trần thuật nó”. Có ba loại: 1. Tự sự đơn nhất là sự việc xảy ra một hay bao nhiêu lần thì trần thuật lại bấy nhiêu. 2. Trần thuật trùng lặp là sự việc chỉ xảy ra một lần, nhƣng đƣợc trần thuật rất nhiều lần. 3.Tự sự mang tính tổng hợp là trần thuật một lần sự việc xảy ra rất nhiều lần. Yếu tố quãng ngƣng, khoảng lặng trong tác phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.

“Ngày nay, quan tâm đến những khoảng im lặng trong một văn bản kịch không còn gợi lên những ý kiến trái chiều. Ngôn ngữ nói, dưới dạng thức đối thoại hoặc độc thoại dành cho vở kịch, thật sự đã từ lâu làm nổi bật vị trí đầy ƣu thế của sân khấu. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây càng làm sáng tỏ rằng, văn bản kịch cũng cần tính đến khoảng lặng, im lặng đã xuất hiện trong tất cả các bước dàn dựng sân khấu hiện nay. Tác phẩm của Beckett là một ví dụ rất rõ nét, sau những im lặng đƣợc đánh dấu từ Trong khi chờ Godot cho đến Động tác

không lời đã làm mất dần ngôn ngữ nói” [49; 43]. Sở dĩ tác giả nhấn mạnh sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến vấn đề khoảng lặng trong vở kịch bởi vì trước đó, nhiều ý kiến cho rằng đó là một khía cạnh thứ yếu xung quanh yếu tố trung tâm là lời thoại kịch. Beckett đặt lời thoại trong những mối quan hệ đan bện, chằng chịt với im lặng, quãng ngưng và những chỉ dẫn sân khấu. Người đọc kịch phải lấp những khoảng trống ấy. Chúng ta nhớ tới vở Xuân tươi của Đoàn Phú Tứ: ba nhân vật: Liêu, Kỳ, Tứ. Vở kịch mở ra với khung cảnh căn phòng nhỏ tối tăm, Liêu và Kỳ rệu rã: “Làm gì đi chứ!”, “Nói chuyện đi chứ”. Khung cảnh tàn tạ, “những bông hoa héo rũ trên bình như người”. Hai chàng trai Liêu và Kỳ quẩn quanh với với những câu chuyện nhạt nhẽo. Có sự tiếp nối, liên tục ở tất cả các vở kịch của Beckett. Mỗi vở cho chúng ta thấy những mảnh ghép trong một thế giới đổ nát, vỡ vụn.

Diderot đã chỉ ra sự cần thiết của những quãng ngƣng trong chuyên luận:

“Chất thơ của sân khấu”. Trong diễn xuất của Stanislavski, văn bản kịch có xu hướng tiến dần tới im lặng: những nhân vật không dám và không thể đi đến tận cùng những suy nghĩ của chúng. Jean-Pierre Ryngaert cho rằng: “Sự ám ảnh của ngôn ngữ thể hiện trong kịch hiện nay. Nó sử dụng những dạng thức đặc biệt, tương ứng với nỗi bồn chồn nói mà chẳng nói lên điều gì hoặc không tương hợp;

không có khả năng nói. Ngôn ngữ sân khấu xung đột với im lặng theo cách thức mà nó bị phá vỡ” [143; 159]. Chính nhân vật của Beckett đã tự thốt ra: “Parler pour ne rien dire” (nói mà chẳng để làm gì). Không còn hình thức gắn kết “Nói là làm”, “Lời nói đi đôi với hành động” nữa, phát ngôn của nhân vật không mục đích và mất phương hướng. Quãng ngưng tạo thành những mắt xích trong mạng lưới cấu trúc kịch Beckett.

Kịch của Beckett luôn luôn chuyển hoá giữa lời nói và im lặng. Nhân vật nói không ngừng nhƣng quãng ngƣng luôn mang đến nguy cơ lời thoại bị tiêu biến.

Những chỉ dẫn sân khấu bao gồm rất nhiều lời ghi chú “silence”, thậm chí là

“long silence” hoặc “grand silence” tạo nên nhịp điệu cho vở kịch.

“Silence” xuất hiện nhiều ở Trong khi chờ Godot hơn là ở Tàn cuộc. Vở Tàn cuộc chỉ có một lần xuất hiện “silence” duy nhất trong lời chỉ dẫn. Gần cuối vở kịch, Hamm đã kêu lên “một mình chống lại sự im lặng”. Tàn cuộc có 398 chỗ nhắc tới “un temps” trong những lời chỉ dẫn, biểu thị rất rõ vai trò hết sức quan trọng của im lặng trong vở kịch này. Một yếu tố thứ ba, nhƣng cũng quan trọng không kém, đó là những dấu chấm lửng, bổ sung vào bộ sưu tập những chỗ dừng của lời thoại. Chúng ta có thể thống kê thấy 176 dấu chấm lửng ở Trong khi chờ Godot và 73 trong Tàn cuộc. Beckett nhấn mạnh để những diễn viên tuân theo tiêu chí thời gian mà ông đã chỉ ra.

Một câu hỏi đặt ra là: tại sao lại diễn ra quá trình chuyển hoá mạnh mẽ từ đối thoại, độc thoại sang quãng ngƣng nhƣ vậy? Chúng tôi cho rằng khi quãng ngƣng xuất hiện, ý nghĩa của nó thay đổi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh: những nhân vật có thể đang tìm những từ ngữ chính xác, nó không bẻ gãy sự liên tục của lời thoại. Trường thoại của Lucky kết thúc bởi những lời gào thét, chỉ dẫn sân khấu báo trước tất cả những âm thanh mạnh dần và sau đó chấm dứt bởi một “grand silence”. “Silence” đã kết thúc màn kịch cùng lúc với việc nó đối chọi dữ dội với lời nói và tiếng la hét. Bên cạnh lời nói, sự im lặng cũng đóng vai trò quan trọng. Chỉ tồn tại duy nhất một giọng nói bị chặt vụn giữa im lặng dài và những hành động phù phiếm. Chúng ta cũng có thể khảo sát ý nghĩa của quãng ngƣng trong kịch Ionesco. Buổi tối của Nữ ca sĩ hói đầu bắt đầu bởi những im lặng nối tiếp. Trong Những chiếc ghế, hai nhân vật chính, bị ảo giác giống nhƣ nhân vật Mutilé của Adamov, nói chuyện với những nhân vật không đƣợc nhìn thấy, đến nỗi đối thoại rời rạc kèm theo những im lặng.

Nhƣ vậy, sự chuyển hoá lời thoại trong một vở kịch thể hiện qua việc từ ngữ, cú pháp bị phân huỷ và dạng thức lời thoại thay đổi. Những biến chuyển này không diễn ra theo một đường thẳng mà thường đan xen, đứt nối. Người đọc có khi lạc bước trong mê cung ngôn từ của Beckett, bởi tất cả hiển hiện một cách ngẫu nhiên, không tuân theo quy luật nào, tạo ra những bí ẩn khó đoán định.

Sự chuyển hóa này thể hiện quá trình vận động, biến đổi trong ngôn ngữ kịch Beckett. Tìm tòi về hình thức đã được nhà văn lưu tâm ở rất nhiều khía cạnh: từ ngữ, cú pháp, dạng thức lời thoại.

Một phần của tài liệu Lời thoại trong kịch của samuel beckett (Trang 161 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)