Tránh những nguyên nhân gây kích thích: Sự căng thẳng, lo âu và những thất bại trong việc học

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 92 - 99)

nếu không được giải tỏa sẽ gây ra những ức chế, hẫng hụt. Việc tập thể dục cũng là một điều nên quan tâm.

Tìm đến nhà chuyên môn:

Trước tiên, cha mẹ có thể đưa trẻ đến một bệnh viện hay một chuyên khoa về tiết niệu để khám về tình trạng cơ thể, các bệnh lý về cơ quan bài tiết mà trẻ có thể mắc phải. Sau đó hãy tìm đến các phòng trị liệu tâm lý, thông thường các nhà tư vấn sẽ trao đổi và tìm hiểu về tình trạng gia đình, các mối quan hệ với cha mẹ và sau đó có thể vận dụng một số liệu pháp như trò chơi, vẽ, đóng kịch và áp dụng liệu pháp tâm vận động .

Thông qua các liệu pháp tâm lý này, có thể khám phá phần nào những ức chế của trẻ, giúp trẻ giải tỏa những xung năng thông qua việc đóng kịch , vẽ , chơi trò chơi gia đình…...Điều này giúp cha mẹ nhìn lại các mối quan hệ giữa hai vợ chồng với đứa con, từ đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý.

Các phương pháp khác như:

- Tập cho trẻ khi đi tiểu ngắt quãng, giúp cho hệ thống cơ vòng trở nên hiệu quả hơn.

- Đặt đồng hồ báo thức, mới đầu thì có bố mẹ gọi sau đó trẻ có thể tự thức theo chuông. Thời gian sẽ tăng dần : Tuần thứ nhất chuông báo sau khi ngủ được 2 giờ, tuần thứ 2 tăng lên 3 giờ … việc tăng giờ tuỳ theo hiệu quả đạt được.

- Ban ngày cho trẻ uống đủ nước và ngưng việc uống nước trước khi đi ngủ khoảng 1-3giờ. - Thực hiện một lịch biểu: Hôm nào đái dầm thì vẽ một đám mây, hôm nào không thì vẽ một ông

mặt trời và sau 1 tuần lễ kiểm tra lại để động viên trẻ khi thấy mặt trời nhiều hơn đám mây, và sẽ an ủi khích lệ trẻ nếu ngược lại!

Như đã nói, đái dầm không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nó chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh (cha,mẹ) và có đến 80% là do nguyên nhân về tâm lý. Vì thế đái dầm chính là một trong những tiếng chuông cảnh báo với các bậc cha mẹ về tình trạng tâm lý của trẻ:

- Trẻ đang dấy lên những xung năng dưới tác động của phức cảm Oedipe, khi muốn “dành lấy” người mẹ .

- Trẻ đang có những lo hãi, những ức chế không thể thốt bằng lời. Những điều này ức chế hệ thần kinh, khiến nó không còn khả năng “ chỉ huy” bộ phận bài tiết.

- Trẻ đang có những nhu cầu về tình cảm, và đã tìm đến việc đái dầm là một hành vi tạo khoái cảm, để tự an ủi mình.

Tất cả những điều này, chỉ có thể giải quyết bằng sự điều chỉnh hành vi không phải với đứa trẻ, mà chính là với cha mẹ các em.

Cuối cùng có thể chỉ là một chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều nước trước khi ngủ. Hay nhà vệ sinh quá xa phòng ngủ, lại tối tăm trẻ không dám đi và đành chịu… ướt vậy!

Khả năng ngôn ngữ của bé từ 36 đến 42 tháng

12/07/2005

1. Bé có thể hiểu các yêu cầu, các hướng dẫn, truyện và nguyên nhân - kết quả.

Bé 3 tuổi bắt đầu trở nên thành thạo về ngôn ngữ. Bé thích các từ mới và bé hiểu nhiều khái niệm hơn khi bé 30 tháng tuổi. Bé có thể kể lại những sự kiện đã xảy ra, nhớ nơi cất đồ đạc, và làm theo các hướng dẫn gồm có 2 bước, mặc dù vậy, đôi khi bé vẫn cần người lớn giúp đỡ về thể chất và khuyến khích bé. Bé hiểu các câu hỏi và có thể trả lời được những câu hỏi phức tạp như “Tại sao?” và “Điều gì đã xảy ra…?” Bé có thể hiểu số 2 tương ứng với 2 tai, 2 mắt và 2 tay hoặc khi bé lấy 2 chiếc bánh. Bé hiểu về khái niệm thời gian hơn. Bé có thể nhắc lại các sự kiện chính trong truyện và thường kể lại truyện đó.

Phát triển như mong đợi, bé có thể:

• Dùng các từ thể hiện sự hiểu biết về thời gian như buổi tối, giờ đi ngủ, giờ ăn. • Bé tự tìm giầy hoặc mũ khi đi chơi.

• Tìm một cuốn sách đã đọc ngày hôm qua khi cô giáo yêu cầu.

• Làm theo các bước hướng dẫn khi cho thú nuôi ăn (như lấy bát đựng thức ăn củạ thú nuối, đổ thức ăn vào đó và đặt vào nơi quy định).

• Lấy áo khoác và túi sách khi đến giờ tan học.

• Bé có thể làm theo gợi ý như nhặt một chiếc khăn giấy trong bồn rửa bát và lau sạch chỗ nước xà phòng đổ ra sàn khi bé chơi thổi bong bóng.

• Làm theo các lời chỉ dẫn như đi xung quanh, lùi lại, tiến về phía trước. Nhưng bé cũng có thể:

• Có thể chỉ biết một hoặc 2 bộ phận cơ thể khi mọi người hỏi. • Thất vọng khi cố gắng làm theo các chỉ dẫn đơn giản.

• Nhìn đi chỗ khác khi ai đó hỏi “Tên cháu là gì?”

• Không thể tìm được bức tranh phù hợp với bức tranh mà bé đang cầm. 2. Sử dụng các quy ước diễn đạt bằng lời nói khi diễn đạt các ý tưởng.

Bé 3 tuổi vẫn gặp phải các vấn đề về phát âm, nhưng thường thì mọi người vẫn hiểu bé. Bé nói một câu dài hơn và từ ngữ phức tạp hơn. Bé sử dụng các nguyên tắc về diễn đạt nhiều hơn khi nói về các cảm xúc, trả lời các câu hỏi, giải thích các suy nghĩ và khi tuyên bố những gì bé đã nhìn thấy. Bé bắt đầu nói về tương lai và dùng các từ để mô tả kích thước, vị trí và chức năng của đồ vật.

Phát triển như mong đợi, bé có thể: • Lặp lại nội dung truyện.

• Mô tả cảm xúc của bé khi chơi nặn bột.

• Nói về những việc xảy ra trong quá khứ như việc gì đã xảy ra ở siêu thị hay chuyện gì đã xảy ra với chiếc mũ của mẹ khi có cơn gió thổi tới.

• Giải thích các nguyên tắc khi chơi cầu trượt “Chỉ từng người một trèo lên cầu thang.” • Quan sát chi tiết các bức tranh mà bé nhìn thấy trên sách.

• Dùng nhiều từ chỉ vị trí như “bên cạnh” và “bên dưới”.

• Sử dụng vốn từ của bé để mô tả chi tiết chuyến đi thăm ông bà hoặc chuyển đi thăm thư viện cùng với cả lớp.

• Bé thể hiện sự hiểu biết về thời gian hơn khi bé nói “Khi bố về nhà thì chúng ta sẽ ăn tối.” Nhưng bé vẫn có thể:

• Chỉ dùng một vài động từ.

• Không so sánh đồ vật về kích thước.

• Tiếp tục phát âm sai và sử dụng các từ để thay thế. • Không sử dụng từ mới khi nói về mọi thứ.

3. Xen vào các cuộc nói chuyện

Bé 3 tuổi thích nói. Bé có thể nói không dứt suốt cả ngày nếu được phép. Bé có thể hát một mình, nói chuyện với bạn bè, và nếu như không có ai thì bé nói chuyện với búp bê, với con thú nhồi bông của bé, với con vẹt hoặc với người trông trẻ. Bé có thể giải thích những gì bé đang làm, những gì bé vừa mới làm và những gì sắp xảy ra; và bé có thể thêm thắt chi tiết vào truyện mà bạn mới đọc cho bé nghe.

Phát triển như mong đợi, bé có thể:

• Hỏi thật nhiều để bạn tiếp tục nói chuyện với bé.

• Thêm các thông tin của chính bé vào buổi thảo luận của gia đình.

• Khi tham gia vào buổi thảo luận của một nhóm, bé sẽ chờ đến lượt mình nói.

• Dùng các quy ước xã hội như tạm biệt khi ra về hoặc khi một vị khách đến tham quan lớp học của bé ra về.

• Nói chuyện với búp bê, hỏi búp bê sau đó tự trả lời. Nhưng bé cũng có thể:

• Ngồi yên lặng trong bữa ăn, không chú ý đến câu chuyện mà mọi người đang đề cập. • Cắt ngang lời khi người khác nói, những từ đó không ăn nhập với câu chuyện.

• Bình luận một chút về những gì bé đã nhìn thấy trên đường tới cửa hàng hoặc trên đường đi học. Nhìn xuống và không trả lời khi ai đó hỏi bé.

Học mà chơi, chơi mà học

12/12/2005

Chúng ta thường nghĩ rằng trò chơi của trẻ chỉ là trò chơi mà thôi hoặc trò chơi chỉ mang tính chất để “giải trí” chứ không mang lại lợi ích gì. Nhưng trên thực tế, vui chơi lại là một cách để trẻ khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh hữu hiệu.

• Bé Evan dùng các hình khối để xây một cây cầu. Cậu bé lái chiếc ô tô nhựa qua cây cầu đó một hoặc hai lần, sau đó cậu phá đổ cây cầu và dựng lên một con tàu vũ trụ, cậu bé lấy con búp bê trong phòng ngủ của chị gái để làm phi hành gia. Sau khi cậu cùng cô búp bê “thám hiểm” vài vòng xung quanh trái đất, cậu bé lại xếp những hình khối đó thành siêu nhân Batman và Robin.

Bé Evan và tất cả các bạn khác không phải là lãng phí thời gian hoặc chơi những trò ngu ngốc. Thực tế, Evan đang phát triển trí tưởng tượng cũng như phát triển các kỹ năng xây dựng. Các bạn thích vui chơi ngoài trời thì có cơ hội luyện tập cơ thể, các bạn thích chơi những trò có tổ chức sẽ phát triển các khả năng suy nghĩ là lập kế hoạch phức tạp hơn.

Tại sao vui chơi lại là công việc quan trọng

Sử dụng đôi tay để khám phá là một cách học hỏi hiệu quả nhất đối với bọn trẻ. Trẻ phân loại đồ chơi, xây dựng các toà tháp, đó chính là trẻ đang tìm hiểu về các khái niệm toán học; trẻ leo trèo lên các đồ chơi ngoài trời tức là trẻ học giữ thăng bằng và tìm hiểu xem thể chất của mình có thể thực hiện được đến đâu; Trẻ diễn lại những gì đã nghe trong truyện tức là trẻ đang sử dụng trí nhớ, trí tuởng tượng và tìm hiểu về cuốn truyện mà mình đã được nghe.

Vui chơi đem lại rất nhiều lợi ích. Trong giai đoạn con bạn từ 2 – 8 tuổi, các trò chơi và các hoạt động khác sẽ góp phần vào quá trình phát triển và trưởng thành của con trẻ.

• Trẻ sẽ tìm hiểu “cách học như thế nào” thông qua trò chơi. Đầu tiên, khi gặp một vấn đề mới, việc nên làm là thử - sai. Các em bé ở lứa tuổi tập đi thử nhét một hình khối vuông vào một chiếc lỗ hình tròn và kết luận rằng hình vuông không vừa hình tròn. Bé lại tiếp tục nhét hình vuông đó vào lỗ hình tam giác, nhưng lại thất bại, và cuối cùng, bé đã nhét được khối hình vuông đó vào lỗ hình vuông. Về sau, bé sẽ biết so sánh giữa hình dạng của hình khối với hình dạng của lỗ trước khi chơi. Bé sẽ học cách bắt chước người khác - cả người lớn lẫn các bạn và các anh chị - và mang những ý tưởng mà bé vừa thu lượm được để tự mình thử.

• Vui chơi giúp bé phát triển trí tưởng tượng và tính sáng tạo. Đối với bé Inger, khăn mùi xoa của mẹ có thể trở thành chiếc mạng che mặt của bé. Chiếc khăn tắm có thể trở thành một chiếc thảm bay tuyệt vời. Với hộp sáp vẽ bằng ngón tay (fingerpaint), bé có thể tạo ra một khu vườn rực rỡ màu sắc chưa từng có từ trước tới nay.

• Vui chơi giúp bé giải toả những tình huống căng thẳng hoặc lo âu. Sau khi bé Samantha nhìn thấy một con sóc chạy ngang qua đường, bé dành nhiều thời gian chơi với chiếc ô tô đồ chơi và các con thú nhồi bông của mình. Trò chơi lặp đi lặp lại: những chiếc ô tô đồ chơi của bé đâm vào các con thú nhồi bông. Đôi khi Samantha cho một chiếc xe cứu thương để cấp cứu các con thú nhồi bông bị thương tích, đôi khi các con thú đó lại tấn công lại chiếc ô tô. Cuối cùng, sau khi bé đã giải toả xong cảm xúc của mình, bé chuyển sang chơi trò khác.

• Con trẻ học hỏi các kỹ năng về xã hội qua trò chơi. Bé Marika 8 tuổi muốn chiến thắng trong một trò chơi súc xắc mà bé muốn, do đó, bé di chuyển 4 ô thay vì 2 ô như quân súc xắc. Nhưng bạn bé, bé Alana không đồng ý và nói mình sẽ đi về nếu như Marika không chịu quay lùi lại 2 ô. Sự cố này đã dạy cho bé Marika bài học: công bằng và hoà hợp với người khác là điều quan trọng.

Vui chơi thật là thú vị! Vui chơi có biết bao nhiêu hoạt động thể chất như leo trèo, chạy, nhảy và tiêu bớt năng lượng dư thừa. Cũng có những trò yên tĩnh và trò chơi mang tính sáng tạo. Tất cả những trò chơi đó đều là cách giải toả căng thẳng và giúp trẻ thư giãn.

Với tư cách là người lớn, đôi khi chúng ta nghĩ rằng trò chơi không quan trọng và đôi khi thúc giục bọn trẻ chuyển sáng các hoạt động khác như: Làm việc nhà, tập viết chữ hoặc tham gia những môn học ngoại khoá hoặc các môn thể thao ngoài giờ. Tất cả những nhiệm vụ đó đều có một khoảng thời gian trong cuộc sống riêng tư của trẻ, nhưng những nhiệm vụ đó không đáng giá và không tốt hơn trò chơi.

Các nhà giáo dục học cho rằng vui chơi chính là công cụ học tập đáng giá. Khi môi trường học hỏi dễ chịu, trẻ sẽ học và ghi nhớ tốt hơn.

Khi Derek đưa con vào lớp mẫu giáo, anh rất ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng: “Bọn trẻ chạy khắp phòng. Cháu thì mặc quần áo cải trang, cáu thì vẽ, có cháu lại đang chơi cát với những chiếc thùng và ô tô tải. Tôi tưởng giáo viên sẽ tập hợp các cháu lại và dạy một bài học nào đó, nhưng suốt cả buổi sáng bọn trẻ chỉ chơi từ khu này tới khu khác.”

Giáo viên giải thích với Derek rằng qua trò chơi, trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều hơn là bắt chúng ngồi xuống và học bài. Ngay cả lúc bạn tưởng chừng như bọn trẻ “chỉ chơi mà thôi”, thầy cô giáo cũng đã sắp xếp cẩn thận các hoạt động trung tâm để thu hút sự tham gia của trẻ.

“Đối với Matthew, tất cả mọi thứ đều biến thành đồ chơi của cháu. Một cái tách uống sữa cũng có thể trở thành con tàu vũ trụ; Một chiếc hộp carton có thể trở thành một nhà kho vô giá. Trong khi tắm, xà phòng có thể trở thành bố, bọt biển trở thành mẹ, khăn tắm là em bé. Tôi luôn luôn ấn tượng với khả năng tưởng tượng của bé.”

Vậy thế nào là đồ chơi tốt?

Đồ chơi tốt là đồ chơi mang lại sự hứng thú đối với con, và con có thể chơi theo nhiều kiểu khác nhau, các hình khối xây dựng (building blocks), bút vẽ, đồ chơi âm nhạc, các đồ dùng để làm bếp. Bạn hãy cất giữ những chiếc hộp và những thứ khác để dành cho trí tượng của con.

Trẻ từ 3 tới 6 tuổi

19/03/2006

Bất cứ trẻ nào đôi khi cũng cảm thấy nổi giận và giận dữ. Khoảng 3 tuổi, một số bé đã có thể quyết định được rằng bé sẽ cố gắng trở thành người tốt – và cố gắng hành động để làm vừa lòng cha mẹ.

Sự thay đổi này tương ứng với các mức độ thoả hiệp: Con trẻ sẽ từ bỏ một số đòi hỏi của mình để hoà hợp với cha mẹ hơn. Hơn nữa, ngôn ngữ của trẻ cũng đủ phát triển để trẻ biết tự kiểm soát các trạng thái cảm xúc của mình. Đôi khi trẻ vẫn tỏ ra tiêu cực, chống đối, bướng bỉnh, ích kỷ, thất vọng và nổi giận. Nhưng về cơ bản, trẻ đã bình tĩnh hơn rất nhiều so với những năm trước.

Từ 4 tới 6 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu bước qua một giai đoạn tình cảm thăng trầm khi trẻ đã phân biệt được yêu

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w