Phản ánh thái độ và hành vi của các thành viên trong gia đình

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 87 - 88)

Các em bé ở lứa tuổi mẫu giáo thường bắt chước tính cách và thói quen của người lớn xung quanh chúng bằng cách thích hoặc không thích những thứ giống họ hoặc có thái độ tương tự. Bé muốn làm hài lòng người chăm sóc bé và làm những thứ mà người lớn làm. Bé thường có xu hướng giúp đỡ các công việc của người lớn và muốn tham gia vào mỗi hoạt động. Đây là lúc bé có thể xa bố mẹ dễ dàng vì trí nhớ của bé phát triển và bé có thể tưởng tượng được bố mẹ đang ở đâu trong lúc xa bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn hơn. Ví dụ:

Quá trình phát triển như mong đợi, bé có thể:

• Ngưng ném cát khi bé thấy người lớn nghiêm nét mặt, nhưng sau đó bé lại tiếp tục ném cát.

• Tự lấy một bát ngũ cốc cho bé, nhưng khi đổ tràn sữa vào bát thì bé sẽ khó nức nở cho đến khi nào có người giúp đỡ bé.

• Nói với một người bạn rằng cả hai người cần phải cởi giầy trước khi trèo lên ghế giống như giọng của bố mẹ nói với bé.

• Đóng kịch “Giờ ăn” phức tạp hơn bằng cách đặt thêm thảm chùi chân, một bình hoa lên trên bàn. • Tạo ra một người bạn tưởng tượng để bé có thể nói chuyện theo cách mà bé nhìn thấy người lớn

nói chuyện với bạn của họ.

• Sự tán thành của người lớn rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi này khi bé thử các hoạt động mới. • Yêu cầu người chăm sóc nhìn “phát minh” mới của mình hoặc khen ngợi bé khi bé hoàn thành một

kỹ năng mới.

• Yêu cầu mẹ ở với bé khi khách đến chơi nhà. Nhưng bé cũng có thể:

• Khi chơi giả vờ bé thể hiện những sự kiện hàng ngày. • Ít chú ý tới nơi ở của các thành viên trong gia đình.

• Sợ hãi và không cho những người quan trọng đối với bé biến khỏi tầm mắt bé. • Thụ động, yên lặng và không trả lời những người xung quanh.

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 87 - 88)