Cách hạn chế thái độ hung hăng của con bạn

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 64 - 69)

Hầu hết mọi người đều tức giận và thỉnh thoảng hung hăng – trong số đó có trẻ con. Người lớn thường điều khiển thái độ tốt hơn trẻ con khi những cảm xúc này xuất hiện. Còn trẻ con có thể có những hành động quá khích như đá, cắn hoặc đấm. Nếu con bạn có chiều hướng phát triển những hành động trên, đó là lúc bạn cần giúp bé phát triển cách đánh giá, kỷ luật tự giác và khả năng bày tỏ các cảm xúc phù hợp. Dưới đây là sáu cách để hướng dẫn bé:

1. Đặt ra những giới hạn nhất định và nhất quán. Trẻ con cần biết rằng thái độ nào được phép và thái độ nào không được phép. Bạn cần đảm bảo rằng những người trông con bạn cần biết những giới hạn mà bạn đặt ra cũng như cách bạn phản ứng các thái độ của bé. Một đứa trẻ hay đá, cắn hoặc đấm phải bị khiển trách ngay lập tức để bé hiểu chính xác bé đã làm sai điều gì.

2. Giúp bé tìm thêm những cách mới để giải quyết cơn giận của bé. Khuyến khích bé dùng những từ để biểu lộ cảm xúc của bé tốt hơn là để bé tự đấm vào người, và bạn khen ngợi khi bé biểu lộ thái độ không hung hăng. Bạn để bé chứng kiến cách giải quyết hoà bình các xung đột khác nảy sinh trong ngôi nhà của bạn.

3. Làm cho bé thấm nhuần dần tính tự chủ. Trẻ con không có khả năng bẩm sinh để tự chủ. Bé cần bố mẹ dạy rằng bé không được đấm, đá hoặc cắn bất cứ khi nào chúng muốn. Bạn cần hướng dẫn bé phát triển khả năng kiểm soát các cảm xúc của bé và suy nghĩ về các hành động của mình trước khi hành động bốc đồng.

4. Tránh khuyến khích tính cố chấp. Một số gia đình khuyến khích tính gây gổ, đặc biệt là với các bé trai. Bố mẹ của các bé đó thường sử dụng những từ thô bạo để khen ngợi bé. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bé cảm thấy rằng bé phải đá hoặc cắn để đạt được sự tán thành của cha mẹ.

5. Đừng trừng phạt bé bằng cách đánh bé. Một số bố mẹ thường trừng phạt bé bằng cách đánh vào mông bé. Một đứa trẻ bị bố mẹ đánh bắt đầu tin rằng đó là cách đúng đắn để điều khiển người khác khi bé không thích thái độ của họ. Trừng phạt bằng cách đánh bé có thể khiến bé hung dữ với người khác. 6. Kiểm soát sự tức giận của chính bạn. Trẻ con thường bắt chước các hành động của bố mẹ. Nếu bạn

biểu lộ thái độ giận dữ hợp lý, thì bé sẽ bắt chước bạn.

Những kẻ hay bắt nạt người khác

11/10/2004

Câu hỏi: Thói quen hay bắt nạt người khác bắt đầu hình thành từ khi nào, và nguồn gốc của vấn đề là gì?

Trả lời: Các chuyên gia cho rằng thói quen bắt nạt người khác có thể bắt đầu khi bé 3 tuổi. Trong khi rất

khó biết chính xác lý do tại sao một số bé lại trở thành kẻ bắt nạt còn một số khác thì không, thì có bằng chứng chứng minh rằng yếu tố di truyền kiểm soát một số trẻ hoặc một số bé bắt buộc phải trở thành một kẻ hung hăng; bởi vì tính hung hăng vốn có trong bản chất của trẻ. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng

những trẻ bắt buộc phải hung hăng là do bắt chước những hành động mà trẻ quan sát được. Ví dụ, trẻ sống trong một gia đình ngược đãi, bố mẹ chúng không kiềm chế được cơn giận hoặc trẻ cảm thấy bị bố mẹ bỏ rơi hoặc bố mẹ không yêu chúng.

Đối phó với những kẻ bắt nạt

Câu hỏi: Bé phải đối phó với những kẻ bắt nạt như thế nào cho hiệu qủa?

Trả lời: Bé cần phải hiểu rằng những kẻ bắt nạt thường cần sức mạnh và điều khiển những người khác,

chúng muốn làm tổn thương mọi người. Chúng thường không có khả năng tự chủ, đồng cảm và nhạy cảm. Những chiến lược dưới đây sẽ giúp bé dễ dàng đối phó với những kẻ bắt nạt:

Càng tránh xa kẻ bắt nạt càng tốt. Tránh xa sân chơi của chúng hoặc những đi theo lối hành lang khác nếu có thể.

Tập đứng và nói tự tin. Những kẻ bắt nạt thường chế giễu bạn bè nhỏ hơn và yếu hơn chúng hoặc những bé không dám trả miếng. Để tránh trở thành mục tiêu dễ dàng của chúng, bé cần đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, hơi ngả lưng về phía sau và nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt nạt chứ không nhìn về phía sau chúng hoặc nhìn đi nơi khác.

Đừng để cho một kẻ bắt nạt làm cho bé cảm thấy tồi. Khi một ai đó nói xấu bé thì bé hãy tự nói những điểm tốt của bé. Bé hãy tự nhắc nhở về những mặt tích cực của mình.

Hãy nói cho kẻ bắt nạt biết cảm xúc của bé, tại sao bé lại có cảm xúc đó và bé muốn chúng làm gì. Bé hãy học cách nói bình tĩnh và giọng chắc nịch. Ví dụ, bé có thể nói: “Tôi cảm thấy giận khi bạn gọi tôi bằng những cái tên khác, bởi vì tôi có tên thật. Tôi muốn bạn gọi tên thật của tôi.”

Đừng khóc trước mặt kẻ bắt nạt. Kẻ bắt nạt muốn làm bé tổn thương, do đó hãy hành động giống như cái tên mà hắn gán cho bé và đừng tổn thương trước những lời lẽ của hắn. Bé có thể thừa nhận kẻ bắt nạt đúng. Ví dụ, khi có ai đó gọi bé là “mập ú”, thì bé hãy nhìn thẳng vào mắt chúng và bình tĩnh nói rằng “Bạn biết tôi là một người béo. Tôi cần tập thể dục nhiều hơn.” Sau đó tự tin bỏ đi.

Làm kẻ bắt nạt cụt hứng bằng sự hài hước. Cười nhạo lời đe doạ của hắn và bỏ đi.

Dùng những phán đoán tốt nhất và làm theo bản năng của bé. Nếu kẻ bắt nạt muốn bài tập về nhà của bé và bé nghĩ rằng chúng sắp đánh bé thì bé hãy đưa bài tập cho chúng và tự tin bỏ đi. Sau đó, nói chuyện này với người lớn.

Đừng để kẻ khác ngược đãi. Khi bé tham gia một nhóm trẻ, bé nghĩ họ sẽ tử tế với bé và cố gắng trở nên thân thiện với họ. Điều quan trọng nhất là bé phải cư xử với người khác theo cách mà bé muốn người khác cư xử với bé. Tập hợp những học sinh khác cũng bị bắt nạt và hỏi xem họ có muốn đứng lên chống lại kẻ bắt nạt cùng với bé không.

Các cơn giận và tính khí xấu

08/11/2004

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn các cơn giận xảy ra. Bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân thường xuyên nhất khiến con bạn thất vọng, bạn sẽ có cơ hội thay đổi tình huống tốt hơn trước khi con bạn nổi giận. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé giận trong một vài ngày hoặc một vài tuần. Ghi lại các chi tiết như thời gian trong ngày, tình huống xã hội, liệu gần đây con bạn có được ăn đủ, ngủ đủ hay là bé vừa mới đi nhà trẻ.

Bạn có thể thấy một điều đơn giản là khi bạn cho bé ăn sớm hơn, kéo dài thời gian từ trường về nhà hay tránh thử các tình huống mà bạn biết chắc con bạn sẽ nổi giận.

Đừng đặt ra những mong đợi quá cao ở con, đặc biệt là khi bé đang ở một nơi dễ kích động như cửa hàng đồ chơi chẳng hạn. Lập kế hoạch đi du ngoạn, tới những nơi đòi hỏi bé cư xử đúng đắn nhất và ít có thời gian để bé cau có. Một cơn giận thường xảy ra khi bé đói hoặc mệt (thường là cuối ngày).

Để bé lựa chọn bất cứ khi nào có thể để bé cảm thấy mình có nhiều quyền hành hơn trong các tình huống. Thay vì nói “Bây giờ đến giờ đi ngủ rồi” thì bạn hãy hỏi “con muốn đánh răng trước hay mặc quần áo ngủ trước?”

Để giúp con bạn ngừng chơi, bạn hãy khuyến cáo trước 5 phút, theo đến cùng thời gian mà bạn đưa ra. Giải thích các hậu quả khi bé nổi giận, như dùng thời gian đình chỉ chơi, ra về sớm hơn dự định trong một buổi hẹn chơi (playdate) hoặc ở nhà thay vì đi dạo.

Bạn đừng nhượng bộ khi bé nổi giận trừ khi bạn muốn thuyết phục bé rằng nổi giận có hiệu quả đối với bạn.

Cho bé một nơi để thể hiện nỗi thất vọng và giải phóng năng lượng. Để bé la hét và chạy nhảy ngoài trời vào các buổi chiều, đặc biệt là khi bé đã dành phần lớn thời gian ở nhà hoặc nơi mà bé cần phải tuân theo một số nguyên tắc.

Dạy con bạn cách gọi tên các cảm xúc của bé để bé có thể nói chuyện với bạn về những cảm xúc đó, như giận dữ và thất vọng. Nếu bé vẫn chưa có đủ các kỹ năng ngôn ngữ, bạn hãy giúp bé bằng cách đoán ra những cảm xúc mà có thể bé đang trải quan.

Dạy con bạn cách tự bình tĩnh, và khen ngợi những cố gắng mà bé vừa làm được. Nói nhẹ nhàng khi bạn nhận thấy con bạn sắp giận hoặc trong khi bé đang giận. Khi cơn giận lên cao, công việc của bạn là:

 Bạn phải đảm bảo cho bé an toàn và bé thông thể tự làm đau mình được.  Phản ứng nhất quán.

 Càng giữ được bình tĩnh càng tốt, nếu bạn giận hoặc thất vọng thì tình hình sẽ càng trầm trọng hơn. Nói nhẹ nhàng và ngôn ngữ cơ thể không tỏ ra đe doạ bé. Bé sẽ sợ hãi và càng giận hơn nếu như bạn mất tự chủ. Hơn nữa, nếu bạn la hét, thì bạn sẽ khiến con bạn tin rằng la hét là cách để hoàn thành công việc.  Làm con sao nhãng bởi các hoạt động mới hoặc các hoạt động hài hước, ngộ nghĩnh.

 Cùng đứng trước gương với con bạn và để bé nhìn thấy bộ dạng của bé khi bé giận. Bé sẽ ngừng khóc và bắt đầu cười đấy.

 Ngồi xuống bên cạnh con và chân đá lung tung sang bên cạnh, trông điều đó buồn cười, để bé cười và quên đi cơn giận.

 Hít thở sâu. Nếu bạn ở nhà, bạn hãy bỏ đi sau khi nói với con rằng bạn sẽ muốn chơi với con khi con hết giận và cho bé biết rằng bé đang ở một nơi an toàn khi không có bạn. Hoặc nói với bé có thích đi vào phòng, đóng cửa lại và đập một thứ gì đó mà bé muốn. Nếu bé không nghe, bé sẽ bớt giận và nhanh chóng hết giận.

 Ôm ấp và làm cho con bạn cảm thấy thoải mái khi bé hết giận và nhắc nhở bé rằng “Mẹ yêu con ngay cả khi con giận.”

 Tìm hiểu lý do khiến bé giận sau khi bé đã bình tĩnh lại. Nếu bé chưa đủ lớn để nói những điều đã xảy ra, thì bạn hãy xem xét lại điều đó, bé cư xử không phù hợp như thế nào, và những mong đợi của bạn về cách cư xử trong tương lai. Thảo luận với bé cách bạn muốn tránh lặp lại hành động như vậy.

 Dán một ngôi sao hay một miếng dán (sticker) đánh dấu những ngày bé không giận.

Các cách từ chối thay thế cho mệnh lệnh “Không”

20/12/2004

Bạn mong đợi gì ở bé 2 tuổi?

Có lẽ, con bạn chưa nhận thức đầy đủ về mệnh lệnh “Không”. Thật may mắn, bạn có nhiều cách khác với mục đích tốt để thay thế mệnh lệnh này. Theo phó chủ nghiệm khoa Trung tâm gia đình tại đại học Nova Southeastern, Florida, ông Roni Leiderman nói rằng: “Các bé thường bắt đầu điều chỉnh mệnh lệnh “Không” và bạn có thể thấy rằng bạn phải nói mệnh lệnh này 10 lần thì con bạn mới phản ứng lại.” Liệu có phải bạn đang cố gắng không để bé quấy rầy bạn hay bạn đang dạy bé lẽ phải từ những sai lầm. Dưới đây là một số cách hiệu quả để thay thế mệnh lệnh “Không”.

Bạn phải làm gì?

Thay thế bằng các từ khác. Bạn không thể mong đợi một bé hai tuổi tự điều khiển mình khi bạn bảo bé dừng làm một việc nào đó. Nhưng bạn vẫn cần nói với bé cách cư xử - và chắc chắn bé theo đến cùng cách cư xử ấy. Thay vì nói “Không”, bạn hãy nói rõ ràng bé có thể làm gì để thay thế. Các bé tập đi thường phản ứng với những chỉ dẫn tích cực tốt hơn nhiều so với những chỉ dẫn tiêu cực. Do đó, thay vì quát bé “Không! Con đừng ném bóng trong phòng khách” thì bạn hãy thử nói “Nào, chúng ta cùng ra ngoài sân đá bóng nhé!” Khi bé làm ướt sàn nhà trong giờ tắm, nói với bé “Chúng ta chỉ đổ nước trong bồn tắm chứ không đổ ra sàn nhà.” Nếu bé vẫn tiếp tục làm, bạn hãy lấy chiếc bình phun khỏi tay bé hoặc nhấc bé ra khỏi bồn tắm.

Nếu con bạn làm những việc nguy hiểm, bạn hãy nói với bé rằng bạn không cho phép bé làm điều đó: “Mẹ sẽ không cho con đi dạo trên đường phố bởi vì mẹ muốn con an toàn.” Khi bạn không có thời gian để giải thích nguyên nhân (trong các tình huống giao thông nguy hiểm hoặc bé đang lại gần một cái bếp lò nóng), bạn hãy thay thế bằng một cảnh cáo trực tiếp như “Dừng lại!” “Nguy hiểm!” hoặc “Nóng!”

Đưa ra các lựa chọn. Khi ở lứa tuổi này, bé liều lĩnh để cảm thấy mình độc lập và có quyền hành. Do đó, thay vì ra lệnh “Không” khi bé đang định lấy một con dao thì bạn hãy để bé chọn chơi với máy nghiền khoai tây hoặc máy đánh trứng - sau đó hãy để con dao khỏi tầm với của bé. Khi bé nài nỉ muốn ăn kẹo trước bữa trưa, bạn hãy tránh từ chối thẳng thừng bằng cách để bé chọn nho hoặc táo. (Bé hai tuổi thường chọn cái thay thế thứ hai, bởi vì bé nghe rõ lựa chọn sau hơn.)

Làm bé sao nhãng. Các bé ở tuổi tập đi tập trung vào những thứ bị ngăn cấm, nhưng bé vẫn còn nhỏ nên bạn có thể làm bé sao nhãng khỏi bất cứ thứ gì đang gây ra vấn đề. Khi bé nhìn thấy một bức tượng nhỏ

trong gian hàng trưng bày, bạn hãy nhanh chóng chỉ cho bé nhìn thấy ảnh của bé trong một cái gương ở lối đi. Bởi vì con bạn bây giờ đang quan tâm đến mọi thứ, nên bạn rất dễ thay thế sở thích của bé.

Tránh tranh cãi. Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy tránh các tình huống mà bạn phải nói “Không” với bé, và chọn môi trường an toàn để khuyến khích con bạn mạo hiểm và khuyến khích trí tò mò của bé. Ví dụ, thay vì khiển trách bé về dây điện, cấm bé chơi với chiếc tủ ly và những đồ vật dễ vỡ hết ngày này qua ngày khác, bạn hãy tạo một môi trường an toàn cho bé. Và bạn chọn những nơi mà bé có thể tự do đi lang thang - ví dụ như sân chơi. Tất nhiên, bạn không thể loại bỏ tất cả các tình huống mà bạn nói “Không”, nhưng cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả bạn và bé - và bạn sẽ dễ dàng nói “Có” thường xuyên hơn - nếu như bạn giới hạn các tình huống.

Bỏ qua những vi phạm không quan trọng. Cuộc sống có nhiều cơ hội đáng để rèn kỷ luật cho con bạn. Đừng tập trung vào những vi phạm không quan trong. Nếu con bạn làm bắn tung toé một vũng nước nhỏ trên đường về nhà thì tại sao bạn không để bé làm điều đó? Nếu bé muốn dùng tay để vẽ chỗ sữa chua còn thừa, thì điều đó có hại cho bé không? Bạn hãy nhớ câu thần chú làm cha mẹ: Hãy lựa chọn chiến trường của bạn. Nuôi dưỡng khả năng phiêu lưu mạo hiểm, sự vui thích và khả năng thám hiểm của con bạn bất cứ khi nào bạn có thể. Nếu bé an toàn thì bạn không phải nói “Không” với bé.

Nói “Không” khi nào bạn thật sự muốn. Tất nhiên, bạn đừng nói dông dài khi cách cư xử của bé có vấn đề, và khi các thay thế không có hiệu quả. Hãy nói kiên quyết (nhưng bình tĩnh) - “Không! Con không được kéo đuôi con mèo.” Nếu nói theo kiểu thích thú “Không, không được, con yêu!” thì bạn đã gửi cho

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w