TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC
Trò chơi 1
Mục đích: kích thích phát triển thị giác, phát triển cơ. Vật dụng: đồ chơi yêu thích của bé.
Thời gian: 1 phút. Tư thế của bé:nằm sấp. Cách chơi:
- di chuyển đồ chơi theo hình tròn khoảng 15cm phía trên đầu bé. Cần quan sát: theo dõi bằng mắt của bé.
Trò chơi 2
Mục đích: kích thích phát triển thị giác, phân loại. Vật dụng: 3 cái thìa, 1 cái muôi.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi trong lòng mẹ, trước cái bàn. Cách chơi:
- đưa cho bé một cái thìa cà phê “đây là cái thìa”, bé cầm rồi thì tiếp tục chìa ra 1 cái thìa nữa “đây là 1 cái thìa nữa”. Quan sát xem vẻ tò mò của bé, bé có thể nhìn qua nhìn lại 2 cái thìa như để so sánh chúng với nhau.
- đưa tiếp cái thìa thứ 3 cho bé. Để cho bé tự chơi khoảng 1 phút.
- khi bé có vẻ hết tập trung vào 3 chiếc thìa, đưa cho bé cái muôi “ô, cái muôi này khác với cái thìa này con này!”
Trò chơi 3
Vật dụng: 2 hộp rỗng, vài hạt nho khô. Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi torng lòng mẹ. Cách chơi:
- cho nho khô vào 1 hộp, lắc cho bé nghe. Lắc hộp còn lại. - để bé tự cầm lấy hộp khám phá xem có cái gì ở trong TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN XÚC GIÁC
Trò chơi 1
Mục đích: kích thích phát triển xúc giác, phân loại. Vật dụng: 4 đồ chơi mềm và 4 đồ chơi cứng. Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi trong lòng mẹ. Cách chơi:
- lần lượt đưa cho bé các đồ chơi cứng, vừa đưa vừa thuyết minh “à, đây là quả bóng, quả bóng cứng”, “đây là khối gỗ vuông, khối gỗ cứng”…
- lần lượt đưa cho bé các đồ chơi mềm, vừa đưa vừa thuyết minh “à, đây là gấu bông, gấu bông mềm”, “đây là khối vuông bằng vải, khối vuông mềm”…
Trò chơi 2
Mục đích: kích thích phát triển xúc giác, khả năng kéo. Vật dụng: 1 đồ chơi, chăn của bé.
Thời gian: 1 phút. Tư thế của bé: nằm sấp. Cách chơi:
- chăn trải ra trước mặt bé, đồ chơi đặt giữa chăn, chỉ cho bé cách kéo chăn để lấy được đồ chơi. Khi bé sắp bắt được đồ chơi, kéo đồ chơi xa ra một tí… kéo xa ra khoảng 3 lần thì để cho bé lấy được đồ chơi.
- lặp lại trò chơi.
Trò chơi 3
Mục đích: kích thích phát triển xúc giác, khả năng chơi một mình. Vật dụng: cốc nhựa, vài hạt nho khô.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi trong lòng mẹ, trước cái bàn. Cách chơi:
- bỏ vài hạt nho vào cốc.
- để bé thò tay vào nghịch các hạt nho, bốc nho ra, ném ra ngoài. - nhặt bỏ vào cốc cho bé.
- khuyến khích bé lại nhặt bỏ vào cốc. TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC
Trò chơi 1
Mục đích: kích thích phát triển thính giác, xác định vị trí của âm thanh, phát triển cơ. Vật dụng: 1 xúc xắc.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi trong ghế của bé. Cách chơi:
- lắc xúc xắc bên tai bé, sau đó vừa lắc vừa di chuyển xúc xắc xuống thấp khoảng 20 cm. Cần quan sát: bé cụp mắt xuống nhìn theo hướng âm thanh.
Trò chơi 2
Mục đích: kích thích phát triển thính giác, xác định vị trí. Vật dụng: tờ báo, xích đu.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi trên đầu gối mẹ, mẹ ngồi xích đu. Cách chơi:
- vừa đu đưa vừa đọc chậm cho bé nghe một đoạn trong tờ báo. Cần quan sát: tiếng “gừ gừ” hưởng ứng của bé.
Trò chơi 3
Mục đích: kích thích phát triển thính giác, suy nghĩ trừu tượng. Vật dụng: không cần.
Thời gian: 1 đến 2 phút. Tư thế của bé: bế bé trong tay. Cách chơi:
- bế bé đi quanh nhà, vừa đi vừa gọi tên các đồ vật, miêu tả đồ vật đó bằng âm thanh tiêu biểu của nó (cái đồng hồ kêu tic tac, tic tac
TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Trò chơi 1
Mục đích: kích thích phát triển vận động, chuẩn bị bò. Vật dụng: không cần.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: chống đầu gối, chống tay. Cách chơi:
- đẩy nhẹ vào gan bàn chân bé, kích thích bé đạp chân vào tay mẹ để trườn tới.
Trò chơi 2
Mục đích: kích thích phát triển vận động, phát triển cơ. Vật dụng: không cần.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: ngồi trong lòng mẹ, mặt hướng ra ngoài, mẹ vòng tay đỡ đùi bé (giống như cho bé ngồi vào ghế là tay mẹ).
Cách chơi:
- nhấc bé lên, di chuyển nhẹ nhàng sang phải, sang trái, lên cao, xuống thấp. lặp lại 3 lần. - khi di chuyển bé, gọi tên hướng di chuyển.
Mục đích: kích thích phát triển vận động, phát triển cơ. Vật dụng: không cần.
Thời gian: 1 phút.
Tư thế của bé: hai tay mẹ đỡ dưới nách bé, quay mặt vào phía mẹ. Cách chơi:
- nhẹ nhàng đưa bé lên cao, khi bé giơ hai tay ra, nhẹ nhàng hạ bé xuống ngang tầm vai mẹ để bé có thể chạm tay vào vai mẹ.
- khi đưa bé lên cao, mẹ nói “lên nào!”. Lặp lại 3 lần. TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN KHỨU GIÁC
Tiếp tục các trò chơi như ở các tháng trước, thay đổi nhiều loại mùi hơn.
Nghiên cứu thừa nhận rằng có nhiều bố mẹ không biết làm gì khác khi họ không muốn đánh trẻ. Theo nghiên cứu mới nhất cả tiến sĩ Murray Strauss, làm việc tại phòng nghiên cứu về lĩnh vực gia đình, ông xác nhận rằng nếu bạn đánh bé tức là bạn đã dạy bé sử dụng bạo lực khi giận và dạy bé dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Murray Strauss chỉ ra rằng những trẻ hay bị bố mẹ đánh thường không có lòng tự trọng, hay phiền muộn và chấp nhận một công việc có mức lương thấp khi trưởng thành. Do đó, dưới đây là 9 cách làm thay thế để tránh đánh bé.
1. Bình tĩnh
Đầu tiên, khi bạn muốn đánh hoặc bạt tai bé vì bạn cảm thấy giận và không tự chủ được, thì bạn nên tránh xa tình huống đó nếu có thể. Bình tĩnh và thư giãn. Trong khi thư giãn, bạn thường thay đổi thái độ và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đôi khi, bạn mất tự chủ bởi vì bạn phải chịu đựng quá nhiều căng thẳng. Khi bạn đang vội vàng chuẩn bị bữa tối, các con bạn đánh nhau, điện thoại reo, đúng lúc đó con bạn làm rơi hộp đậu, vậy là bạn mất tự chủ. Nếu bạn không thể tránh khỏi tình huống đó, thì bạn hãy thử đi tới đi lui và đếm từ 1 đến 10.