Một số hình ảnh và công cụ giúp phát triển giác quan

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 48 - 64)

Tháp hồng :Gồm 10 khối gỗ màu hồng từ to đến nhỏ. Giúp trẻ học được khái niệm ba chiều . Trẻ phải

học được cách chồng các khối gỗ lên nhau sao cho không đổ. Tháp hồng là dụng cụ học tập tự sửa sai vì nếu xếp sai thì khối gỗ sẽ đổ.

Cầu thang màu hạt dẻ : Dạy cho trẻ cách phân biệt kích cỡ theo hai chiều. Gồm 10 thanh gỗ có chiều dài bằng nhau là 10 cm , nhưng chiều rộng và độ dày thau đổi từ 1-10 cm. Trẻ phải học được cách xếp theo thứ tự từ thấp đến cao để tạo thành hình cầu thang.

Hộp chứa mùi : Dùng để giúp trẻ cách phân biệt mùi vị. Đó là những hộp đựng các loại gia vị giống nhau, bên trong mỗi lọ có chứa những gia vị khác nhau, trẻ sẽ được nếm thử hoặc ngửi trước các mùi, sau đó chỉ được ngửi nắp rồi tìm ra lọ tương ứng. Với trẻ nhỏ có thể chỉ nên bắt đầu bằng hai loại mũi khác nhau.

Học phân biềt màu sắc

Chai giữnhiệt để học phân biệt nhiệt độ nóng lạnh

Học động chạm, sờ nắn với « túi đồ vật »

15- Một số họat động nhóm bổ xung cho các họat động cá nhân.

Dạy con sử dụng từ ngữ để giải quyết vấn đề

Khi Wendy McDonnell hỏi bạn bè cách mọi người đã kiềm chế bản thân khi con cái nổi giận, họ đã trả lời: “Hãy dạy bé sử dụng từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của bản thân.”

McDonnell đã thử lặp đi lặp lại những cụm từ để diễn đạt cảm xúc khi con gái cô, Sharah tranh giành một món đồ chơi, nhưng kết quả không được như mong đợi, cô nhìn con gái một cách ngạc nhiên trước khi cô phải gào lên: “Dừng lại ngay!”

McDonell nói: “Tôi nhận thấy rằng cách sử dụng từ ngữ để giúp con mô tả cảm xúc sẽ trở nên vô dụng nếu như không được giúp đỡ nhiều. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 4 tuổi) cần cha mẹ giúp đỡ để biết sử dụng từ nào để nói hoặc biết cách thương lượng với bạn bè.”

Bé Sarah hiện nay đã 5 tuổi và đôi khi bé vẫn cãi nhau với em trai 3 tuổi, Malcolm. McDonnell không những chỉ hướng dẫn bọn trẻ thể hiện sự thất vọng, mà cô còn chia sẻ kinh nghiệm với các ông bố bà mẹ khác trong lớp học Làm cha mẹ mà cô giảng dạy.

Barb Desmarais, một chuyên gia về lĩnh vực làm cha mẹ và cuộc sống, đã dành 15 năm để giúp đỡ các bậc phụ huynh dạy con trẻ cách sử dụng từ ngữ hiệu quả: “Tôi thường nhắc các bậc phụ huynh rằng bất cứ khi nào bạn muốn dạy con, bạn phải là một tấm gương đầu tiên để con cái noi theo.”

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ đối với bé, McDonnell nói: “Bạn cần phải cung cấp cho trẻ những từ thể hiện cảm xúc. Bạn có thể nói ‘Con cảm thấy thất vọng’”.

Các bước tiến hành

Nhận biết vấn đề. Ví dụ: Khi bọn trẻ tranh nhau đồ chơi, bạn có thể nói “Cả hai con đều muốn một món

đồ chơi này đúng không?” Sau đó nhìn bọn trẻ để xác định xem điều bạn phỏng đoán có đúng không. McDonnell giải thích: “Đôi khi, một bé sẽ trả lời ‘Không, bạn ấy muốn chơi cùng con, nhưng con không muốn chơi cùng bạn ấy.’” Lúc đó bạn cần phải trình bày lại vấn đề.

Khi bạn đã xác định vấn đề rõ ràng, bạn hãy hỏi bọn trẻ các hướng giải quyết mà không làm người khác bị đau. Bạn có thể gợi ý những gì đang xảy ra: “Bạn Rhys cầm món đồ chơi đó, con đánh bạn và giật món đồ chơi lại. Vậy có cách nào khác để con cho bạn ấy biết rằng con cũng muốn chơi món đồ chơi đó không?” Bạn hãy để cho bé một thời gian để tìm cách giải quyết.

Nếu bọn trẻ không tìm ra cách, bạn có thể hỏi xem liệu chúng có thích cách của bạn không. McDonnell nói: “Bạn đừng cố gắng áp đặt cách giải quyết của bạn. Nếu bọn trẻ không tự đưa ra được cách giải quyết, chúng sẽ không thực sự học hỏi được các kỹ năng giải quyết vấn đề.” Khi bạn đưa ra một số gợi ý, bạn hãy giúp trẻ đánh giá các gợi ý đó. “Các con có đồng ý để bạn Owen chơi chiếc tàu hoả này trong vòng 5 phút, sau đó sẽ đến lượt Annika chơi 5 phút không?” Bạn phải chỉ ra một số điều không công bằng trong những gợi ý mà bọn trẻ đưa ra: “Ý kiến của Owen là mẹ cần mua thêm một chiếc tàu hoả khác, nhưng mẹ không đủ tiền để mua. Vậy chúng ta cần các ý kiến khác.”

Nói chuyện về các cảm xúc. Desmarais gợi ý: “Nếu bọn trẻ không đưa ra được ý tưởng nào phù hợp, hoặc

giật đồ chơi của mình? À, vậy bạn của con cũng cảm thấy như vậy. Thế các con làm thế nào để cảm thấy tốt hơn?”

Desmarias nói thêm: bạn hãy biết cách diễn đạt cảm xúc của trẻ bằng lời, “Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất dễ bị kích động khi trẻ mệt, đói hoặc cảm thấy căng thẳng. Điều này sẽ khiến trẻ mất khả năng thể hiện cảm xúc bằng từ ngữ.”

Trong tình huống như vậy, tốt nhất là bạn nên đảm bảo an toàn cho các bé là mối quan tâm hàng đầu. Desmarais giải thích “Nếu một bé thực sự không muốn diễn đạt bằng lời nói, tôi sẽ bảo các bé còn lại sang một phòng khác hoặc tôi sẽ bế em bé đó cho đến khi em bé bình tĩnh lại.”

Quá trình xử lý nghe có vẻ rất dài dòng, nhưng dần dần, bọn trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn

Tập cho con thói quen làm việc (phần 1)

Tôi có quen một người chủ nhà máy sản xuất mỳ ăn liền trong một lần giúp con trai anh chuẩn bị đi học ở Mỹ. Có một lần tôi được mời đến thăm quê anh và trên đường đi chúng tôi đã thảo luận về sự khác nhau giữa bọn trẻ vào thời của anh và bọn trẻ bây giờ. Có một điều khiến tôi chú ý. Anh nói rằng rất nhiều bạn trẻ hiện nay trưởng thành mà không có trách nhiệm thực sự, chúng chỉ biết đến việc học và làm thật tốt ở trường. Vì thế, có nhiều trẻ lớn lên bị thiếu hụt cả trong tính cách và những kỹ năng. Anh có kể lại ngày trước bố mẹ anh rất quan tâm đến việc học của anh nhưng họ không sao lãng việc dạy anh cách làm việc và giúp đỡ gia đình. Anh cho rằng thành công trong kinh doanh của anh là nhờ vào sự sáng suốt này của cha mẹ nhiều hơn là do việc học của anh, họ giao việc cho anh làm và dạy anh làm việc một cách tự nguyện, vui vẻ.

Những gì anh nói với tôi ngày hôm đó dường như rất có lý với tôi và tôi vẫn luôn nhớ đến câu nói đó. Tôi cũng đã trao đổi với một vài người bạn Singapore về vấn đề này và họ đã kiểm tra xem điều gì xảy ra đối với những đứa trẻ mà không được dạy cách đóng góp vào lợi ích của gia đình và xã hội. Những đứa trẻ này có thể làm được những bài toán khó nhất nhưng lại không thể nấu một bữa ăn, rửa bát, lau dọn nhà hay phòng vệ sinh.

Học làm việc và làm cùng với sự hài lòng, với thái độ tốt là điều rất quan trọng. Một đứa trẻ lớn lên cùng với việc được dạy cách làm việc sẽ thường xuyên có những tính cách mà ở những đứa trẻ không được dạy cách làm việc không có. Nét tính cách rõ nhất của đứa trẻ được dạy cách làm việc là có được sự ổn định về tình cảm. Người mà kiên trì với nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm đến cùng với công việc của mình là người có được sự điềm tĩnh và tự tin. Những đứa trẻ được bố mẹ dạy làm việc khi còn nhỏ cũng thường xuyên có ít vấn đề hơn về mặc cảm thua kém, tự ti. Chúng biết mình là ai và không cần một nhóm bạn để tụ tập đua đòi, để khẳng định mình. Hơn nữa, một đứa trẻ, một thanh niên biết làm việc có xu hướng tuân theo pháp luật. Họ độc lập hơn và chỉ muốn nhận những gì bản thân họ làm ra chứ không mong đợi người khác đưa cho mình trong khi tự mình không bỏ ra công sức nào cả. Điều này giúp họ trở thành thành viên hữu ích của xã hội và nguyên tắc họ có được trong khi làm việc sẽ giúp họ thành công hơn trong học tập và trong thế giới hợp tác này.

Tóm lại, công việc là một điều quan trọng trong cuộc sống. Dù bạn có hài lòng hay không thì công việc vẫn cung cấp những yếu tố cơ bản cho cuộc sống của bản thân bạn và cho những người bạn có trách nhiệm. Chúng ta có nhiệm vụ làm việc và chia sẻ. Làm việc là một bổn phận thuộc về đạo đức. Khi một đứa trẻ trưởng thành với thái độ lười biếng và tùy tiện với bổn phận của mình thì tư tưởng bỏ bê nhiệm vụ mà chúng không thích sẽ ăn sâu vào tâm trí đứa trẻ. ở bất cứ đâu, việc sao lãng bổn phận là một điều thật xấu hổ. Để lảng tránh nhiệm vụ mà vẫn được chấp nhận trong xã hội, người đó phải bịa đặt rằng mình đã

hoàn thành nhiệm vụ. Họ sẽ phải trì hoãn, bào chữa, nói dối và đổ lỗi cho những người khác. Lôi kéo ai đó làm nhiệm vụ của mình đã là tự hạ thấp danh dự của mình và đồng thời hạ thấp danh dự của người bị bắt buộc làm phần việc của bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một đứa trẻ khi trưởng thành phải đối mặt với bổn phận công việc của mình thì chúng sẽ lớn lên trong tư tưởng hy sinh cho những người khác, sẽ chấp nhận khó khăn cho cái đúng, sẽ luôn làm việc có trách nhiệm cho dù là việc đó có làm tổn thương đến họ, chấp nhận trả giá để làm cái mà người đó thấy nên làm. Mọi người đều thích người mà luôn tiên phong đảm nhiệm công việc. Khi một người bước lên phía trước và tự nguyện lau dọn sau một bữa tiệc, dọn dẹp căn phòng, biết cách nấu nướng và dọn rửa, sửa chữa những vật dụng trong gia đình hay làm những việc lặt vặt trong nhà, thì những việc làm này, những hành động khiêm nhường này làm cho mọi người cảm thấy thật hài lòng. Có kinh nghiệm làm việc tốt sẽ dần tạo nên một nhân cách đáng tin cậy, chân thành, có thái độ tốt, siêng năng và kiên trì. Dù sau này con bạn có làm gì đi nữa, có thể là một nhạc công piano, một chính trị gia, một luật sư, chủ ngân hàng hay một thương gia, thì sự chuẩn bị tốt nhất cho con về nhân cách, về tâm hồn và thể xác vẫn là hãy để cho con khi còn nhỏ được tham gia vào những công việc hữu ích và có trách nhiệm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về những công việc thực tế và thiết thực cho bọn trẻ trong bản tin tháng Một. Trong phần hai này, tôi sẽ đưa ra một số ý tưởng về việc làm thế nào để thu hút trẻ vào công việc; còn hiện tại tôi muốn chia sẻ với qúy vị một nguyên tắc quan trọng khi dạy con làm việc, đó là: Bọn trẻ sẽ

không làm việc tốt khi chúng làm việc cho bạn, mà chúng nên được hướng dẫn để làm việc cùng bạn. Công việc nên được làm cùng với niềm vui. Cùng nhau làm việc để đạt được một mục đích chung thì

thật là thú vị. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với việc sắp xếp cho con làm việc, thì đừng làm hỏng nó bằng cách trở nên độc đoán. Bạn phải luôn luôn làm nhiều phần việc hơn con. Hãy để cho con làm việc phù hợp với lứa tuổi và đừng bao giờ đẩy chúng đến sự thất vọng và kiệt sức. Đừng trở thành một người đốc công hà khắc cùng với những lời đe dọa. Như thế sẽ hoàn toàn phản tác dụng.

Tập cho con thói quen làm việc (phần 2)

Trong phần trước tôi đã nói đến việc xây dựng nhân cách cho trẻ qua công việc. Và trong phần này tôi muốn được tiếp tục chia sẻ với quý vị về cách để giúp trẻ đạt được điều đó.

Trẻ nhỏ luôn luôn nô đùa, thậm chí ngay cả khi bạn hướng chúng vào công việc. Khi chúng lớn hơn một chút (khoảng 3 hoặc 4 tuổi), chúng có thể thực sự bắt đầu làm một việc có ích như có thể tự thu dọn đồ sau khi chơi. Khi chúng 5 hoặc 6 tuổi, chúng có thể rửa bát đĩa, lau nhà nhưng đừng để chúng làm trong thời gian nhiều hơn một vài phút trừ phi là chúng vẫn thích làm. Còn khi trẻ 8 tuổi, chúng nên làm được hầu hết mọi việc lặt vặt trong nhà và mỗi lần kéo dài không quá 30 phút. Khi chúng 12 tuổi, chúng nên làm được bất kỳ điều gì bạn làm trong thời gian nửa ngày khi cần. Sự phân chia theo thời gian và lứa tuổi này không hoàn toàn cố định như thế. ở mỗi trẻ, mỗi gia đình, điều này lại khác nhau. Trẻ có thể làm được nhiều hơn khi chúng thực sự được cần đến và chúng cũng nhận ra sự khác biệt này.

Một bà mẹ nói: “Thật dễ dàng hơn để tôi làm việc đó”. Còn một người bà thì cho rằng: “Nhưng tôi cảm thấy có lỗi khi bắt chúng làm việc vì đó là phần việc của tôi”. Có một vài trẻ lớn lên trong những gia đình mà thỉnh thoảng chúng được bố mẹ giao việc và được hướng dẫn từng chút một. Khi trẻ dưới 5 tuổi có thể sẽ dễ dàng hơn để làm mọi việc cho trẻ hơn là bảo chúng làm cùng. Nhưng thời gian tốt nhất để tạo cho cháu có được thói quen lâu dài là trước 5 tuổi. Khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi, chúng không nên chỉ cảm thấy mọi người muốn chúng làm mà chúng nên cảm thấy mọi người cần chúng làm. Nếu bạn rèn được cho trẻ thật tốt thì khi chúng 7 tuổi, chúng có thể giúp bạn được rất nhiều. Nếu chúng ta – những bậc cha mẹ, ông bà - dành một chút thời gian để rèn luyện cho trẻ khi chúng còn nhỏ thì chúng ta sẽ có thể nghỉ ngơi khi chúng lớn hơn.

Mặc dù hai cô con gái của tôi mới chỉ 2 tuổi và 5 tuổi nhưng chúng đã quen với việc giúp đỡ vợ tôi và tôi những việc lặt vặt trong nhà. Chúng giúp làm vườn, quét dọn, lau chùi, chuẩn bị thức ăn và thậm chí còn giặt một số quần áo. Con gái lớn của tôi đã giúp chúng tôi từ trước khi cháu biết đi và cháu rất thích làm các công việc thực sự. Còn cháu nhỏ cũng đang được rèn luyện giống như thế. Khi bạn tạo cho con cơ hội làm việc cùng chúng ta, thì chúng sẽ có được niềm vui vì đã đóng góp được sức mình cùng với gia đình. Chắc rằng khi tự tôi hoặc người giúp việc làm sẽ dễ dàng hơn, nhưng khi tôi để con gái giúp đỡ thì điều này có nghĩa tôi đang ngầm nói rằng các con và những gì các con làm là quan trọng. Hơn nữa, điều này sẽ giúp các con có cơ hội phát triển tính độc lập qua việc học cách chăm sóc người khác và chăm sóc chính bản thân.

Hiện tại con gái út của tôi đang học cách rửa bát đĩa (giống như chị gái cháu trước đây). Tôi đặt một chiếc bàn nhỏ gần bồn rửa để cháu đứng lên đó trong khi rửa bát cùng tôi. Chúng tôi cùng nhau làm việc. Khi rửa bát chúng tôi nói chuyện rất nhiều. Trong khi làm việc cùng nhau, chúng tôi sẽ có được sự gắn kết và điều này thật tuyệt. Chắc chắn sẽ có một số bát đũa cần phải rửa lại sau đó. Tất nhiên sẽ có một chút nước rơi vãi trên sàn nhà, và có thể tay áo của cháu bị ướt nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì cả vì cái mà cháu thu được mới là điều quan trọng. Cháu học được cách giúp đỡ gia đình. Công việc mà cháu học được sẽ giúp

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 48 - 64)