Bước giao việc vặt cho con tránh gặp xung đột

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 79 - 86)

09/02/2006

Dưới đây là 7 bước giúp bé hợp tác tối đa và giảm tối thiểu sự tranh cãi khi giao việc nhà cho con.

Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu

Đây là bước mà bạn dễ dàng bỏ qua nhất.

Theo Donna Varga, giáo sư nghiên cứu về trẻ em cho rằng điều quan trọng là bạn cần phải phân biệt được việc nào là nhu cầu thiết yếu của gia đình với việc nào dùng để dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân và chăm sóc người khác.

Cùng nhau làm các việc trong nhà sẽ xây dựng tình đoàn kết giữa các thành viên. Với tư cách là người sáng lập và điều hành chương trình làm cha mẹ dành cho trẻ ở lứa tuổi tới trường, Mary Gordon coi gia đình giống như một câu lạc bộ có ý nghĩa nhất đối với mỗi thành viên thuộc câu lạc bộ đó. Bà nói “Cùng nhau đóng góp xây dựng câu lạc bộ đó sẽ giúp trẻ có nhận thức về giá trị bản thân, thuộc về một thứ gì dó quan trọng lớn hơn bản thân chúng.”

Hơn nữa, tìm hiểu tại sao việc nhà này quan trọng đối với trẻ cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt khi chúng ta cân nhắc tới vấn đề an toàn. Trẻ cần phải biết lý do tại sao cần phải cất thức ăn thừa. Mục tiêu lâu dài của bạn không phải là truyền đạt các mục tiêu cao hay dọn dẹp sạch sẽ, mà mục tiêu là giúp trẻ hiểu tại sao thức ăn không được lãng phí.

Bước 2: Hạ thấp tiêu chuẩn

Nếu bạn đưa ra các tiêu chuẩn rất cao đối với việc dọn dep nhà cửa hay đối với việc ăn mặc hợp kiểu cách, bạn sẽ quá cao so với lứa tuổi của trẻ.

Nếu bạn muốn ai đó giúp đỡ bạn làm một việc gì đó, bạn phải từ bỏ ý kiến cho rằng cách làm của bạn là cách duy nhất để hoàn thành công việc. Điều đó không có nghĩa là bạn bó tay. Bạn phải tỏ ra thông cảm rằng làm việc vặt trong gia đình là một phần của cuộc sống gia đình. Nhưng bạn hãy đặt mong đợi phù hợp với thực tế.

Bạn hãy nhớ rằng: Làm việc vặt không phải là cách thể hiện năng lực của một ai cả. Những gì bạn đang làm là thiết lập thói quen tích cực chứ không phải là kích thích sự ganh đua. Nếu bạn mong đợi trẻ làm một việc gì đó hoàn hảo thì bạn sẽ thất vọng.

Tìm hiểu khả năng của trẻ ở các giai đoạn khác nhau là một yếu tố then chốt đi đến thành công. Bạn hay mắc lỗi nhất ở khâu mong đợi nhiều hơn những gì bé có thể làm được. Bạn không thể ngồi trên ghế và mong đợi một em bé 3 tuổi nhặt đồ chơi cất gọn gàng. Bạn cần phải giúp bé, và làm cho việc dọn dẹp đồ chơi trở nên thú vị. Có lẽ cả bạn cũng phải cất dọn đồ chơi. Con trẻ chưa có khả năng liên tục, thường xuyên theo đuổi đến cùng và độc lập trong khi thực hiện những công việc mang tính tổ chức.

Bước 3: Thương lượng

Bạn mong đợi con bạn, 11 tuổi, dọn dẹp phòng và cháu gào lên rằng cháu thích để căn phòng bừa bộn. Varga không coi đó là thế bí, mà bà coi đó là một cơ hội để đàm phán.

Con trẻ là những kẻ bảo thủ. Chúng nghĩ rằng phòng đó là của riêng chúng. Chúng không nghĩ rằng căn phòng đó là một phần của gia đình. Bạn cần phải sáng suốt. Thay vì phải dọn dẹp căn phòng mỗi sáng, trẻ có thể dọn dẹp một tháng một lần. Điều quan trọng là trẻ vẫn biết cách dọn dẹp phòng, cho dù một tháng chỉ có một lần.

Những trẻ lớn hơn thậm chí không nhớ làm việc nhà cũng như những gì chúng nói và chúng làm. Bọn trẻ muốn trở thành một cá nhân hữu ích trong gia đình nhưng chúng phải có nhiều khoá học tập hơn bạn. Chúng ta thường có xu hướng đặt lịch làm việc của chúng ta lên trước hết. Đặt ra các nguyên tắc và các mong đợi là điều cần thiết, nhưng càng ít nguyên tắc càng tốt. Bạn đừng kìm hãm sự phát triển của trẻ lớn. Bạn có thể nói những điều tương tự như: “Đây là công việc mà mẹ muốn con hoàn thành trước buổi tối thứ 7. Con có thể hoàn thành trước tối thứ 7 không? Khi nào là thời gian thuận tiện nhất để con tiến hành?”

Thương lượng thời gian làm việc là một bước tiến trong việc chia sẻ những trách nhiệm chung để mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên trong gia đình. Ví dụ, một số trẻ có khả năng sắp xếp thời gian xem chương trình tivi yêu thích khi chương trình đó bắt đầu thay vì làm việc nhà. Chương trình đó có thể thực sự quan trọng đối với trẻ.

Bước 4: Tôn trọng trẻ

Bạn đi làm về và thấy con vẫn chưa đổ rác, mặc dù tối hôm trước bạn đã nhắc đi nhắc lại là hôm sau con cần đổ rác. Rõ ràng là con bạn chưa làm việc này. Trước khi rầy la con, bạn hãy cân nhắc xem liệu công việc bạn giao có phù hợp với con không.

Nếu con bạn không thể dạy sớm vào buổi sáng thì bạn đừng mong đợi bé làm việc vặt vào buổi sáng. Đừng khiến bé phải buồn vì không hoàn thành được việc nhà như vậy. Tốt hơn hết là bạn có thể giao những việc vào buổi tối để con dễ dàng hoàn thành hơn.

Khi trẻ xong việc, bạn cần phải cảm ơn trẻ. Liệu có phải thưởng tiền khi trẻ xong việc không? Theo Gordon “Tôi không thích thưởng tiền, bởi vì phần thưởng đó sẽ hạ thấp nhân phẩm của trẻ. Điều quan trọng là bạn có thể giúp đỡ trẻ khi chúng cần. Gia đình sẽ gắn bó bởi vì tất cả mọi người cùng làm việc chung.”

Kathy Lynn, nhà giáo dục học và phụ trách chuyên mục trong tạp chí Today’s Parent cũng đồng ý rằng: “Tốt hơn hết là bạn nên cảm ơn con. Với trẻ 2 tuổi, bạn có thể nói ‘Mẹ rất vui vì con đã lấy bát ra bàn để chúng ta cùng ăn cơm’. Đối với trẻ lớn hơn bạn có thể chia sẻ cảm xúc của bạn với con khi thấy bé quét nhà bếp. Điều quan trọng là bạn cần đánh giá cao sự đóng góp của trẻ và ý nghĩa của sự đống góp đó. Varga cho rằng nếu bạn không muốn làm một việc nào đó, bạn cũng không thể mong đợi con làm việc đó. Đây cũng là sự tôn trọng cơ bản.

Bước 5: Suy nghĩ mang tính đồng đội

Theo Maggie Fiet, chủ tịch hội đồng quản trị Family Service tại Canada: “Tôi không thích từ “việc vặt”. Bởi vì từ đó nghe có vẻ như mang nghĩa tiêu cực. Tôi nghĩ rằng đó là những công việc và những nhiệm vụ cần phải hoàn thành mỗi ngày để chúng ta có một ngôi nhà sạch sẽ và an toàn. Các công việc đó trở thành “việc vặt” khi một người nào đó bị bắt buộc phải làm.”

Lynn thấy rằng cùng nhau làm việc trong gia đình cũng là thời gian dành cho gia đình. Còn gì thích thú hơn khi con gái chuẩn bị bàn ăn còn bạn đứng cạnh con để trộn món salad. “Ngày nay, mọi người giường như tin rằng con trẻ sẽ vui vẻ với những việc chúng làm. Nhưng chẳng ai thích thú gì khi phải đi cọ rửa nhà vệ sinh. Hãy để bọn trẻ càu nhàu trong khi làm việc đó. Tốt nhất là bạn nên phớt lờ thái độ đó của con. Thái độ đó không phải là lý do để con không phải làm việc.”

Trong khi làm việc theo nhóm, bạn sẽ trở thành tấm gương cho con noi theo, đó là điều quan trọng. Nếu bạn không bao giờ dọn dẹp giường ngủ của bạn thì bạn đừng mong đợi con của bạn (8 tuổi) làm như vậy.

Bước 6 và Bước 7: Chuẩn bị và bắt đầu giao việc cho con ngay từ khi con còn nhỏ

Nếu bạn vội vã, bạn đừng yêu cầu con bạn giúp, trừ khi bạn biết con có khả năng. Bạn hãy nhớ rằng khi giúp đỡ bạn, bé sẽ trở thành một người hữu ích chứ không phải là một người giúp việc cho bạn. Nếu cần thiết, bạn hãy thuê người lớn.

Fietz nói: “Nếu bạn đi dạo vào lúc 11 giờ sáng và con bạn đang chơi ở trong bếp, bạn cần cùng con dọn dẹp vào lúc 10 giờ 30. Bạn phải có đủ thời gian để biến thời gian dọn dẹp trở thành một phần của giờ chơi. Bạn đang bắt đầu tạo dựng một thói quen tốt cho con về lâu dài và bạn cần phải lập kế hoạch.”

Theo Lynn, “Con bạn luôn luôn xin xỏ ‘Con có thể giúp được không?’ bởi vì bé muốn tham gia cùng bạn. Bạn là người hùng của chúng. Đây là thời điểm bắt đầu bạn có thể giao việc cho bé. Bạn có thể lấy nguyên liệu làm bánh và hỏi xem bé có giúp bạn trộn các nguyên liệu đó với nhau không. Đối với trẻ lớn, bạn có thể yêu cầu bé lấy quần áo sạch trong máy giặt ra.” Khuyến khích bọn trẻ làm càng nhiều việc phù hợp với khả năng của trẻ càng tốt, nhưng bạn cần phải tạo điều kiện để những việc đó trở nên dễ dàng đối với bé. Và chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn không bắt đầu giao việc cho con từ khi còn nhỏ?

Theo Gordon: “Gia đình là một tổ chức kỳ diệu nhất. Và bạn có thể thay đổi và uốn nắn được. Nếu trẻ trước tuổi vị thanh niên (9 đến 13 tuổi) không làm việc vặt trong nhà, bạn hãy thảo luận với chúng khi mọi người đã trở nên dễ thương và bình tĩnh, và bạn bắt đầu dần dần hướng dẫn lại.

Liệu có phải thưởng tiền khi con hoàn thành việc nhà?

Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dưới đây.

Theo Halifax, “Tôi muốn con gái tôi hiểu rằng tiền là một vật có giá trị, khi con có tinh thần trách nhiệm với một việc gì đó thì con xứng đáng nhận được tiền.

Theo Kathy Lynn, tác giả cuốn Who’s in Charge Anyway?: “Tôi không muốn dùng tiền để thưởng cho trẻ. Khi chúng ta nói với trẻ rằng chúng ta sẽ trả tiền cho những việc trong nhà, trẻ sẽ có quyền từ chối nếu như chúng cảm thấy không cần tiền. Những trẻ mà cha mẹ trả tiền khi làm xong việc nhà sẽ thường hỏi những câu ‘Con sẽ được gì khi làm việc đó?’”

Và khi trẻ đủ lớn để có thể làm kiếm những việc làm bán thời gian, trẻ có thể sẽ chọn những việc đó để kiếm tiền chứ không làm việc vặt trong nhà nữa. Trong khi đó, các việc vặt lại là những nhiệm vụ cần hoàn thành đối với thành viên trong gia đình. Mọi người cần phải cùng nhau làm những việc cần thiết.

Theo Donna Varga: “Nếu cha mẹ muốn thưởng tiền cho con cái khi chúng hoàn thanh việc nhà, bạn cần phải nói rõ ràng các mong đợi cũng như khoản tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ.”

Theo Anh Darren - Phụ trách chương trình giảng dạy tại trường Koala House (36/71 Láng Hạ, Hà Nội): “…Bạn đừng trả tiền hay hối lộ bọn trẻ để chúng làm việc. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ trong trường hợp có những việc không phải là việc nhà thông thường. Lúc này bạn có thể trả cho con một chút tiền xứng đáng với việc con đã làm…” (ND).

Nếu cha mẹ muốn thưởng cho sự đóng góp của trẻ khi tham gia các việc nặng nề, bạn có thể tặng cho bé một món quà đặc biệt. Varga nói: “Hồi nhỏ, tôi cùng một nhóm bạn quét dọn khu phố. Sau đó, những người hàng xóm đã trả cho mỗi đứa chúng tôi 5 đô la. Cha tôi rất giận. Ông nói việc tốt và những việc giúp đỡ người khác không bao giờ dính dáng đến tiền bạc. Đó là một bài học mà tôi không bao giờ quên.”

Các lời khuyên giúp con biết chờ đợi

22/03/2006

“Mẹ ơi đi về đi!” Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy bé của bạn giục giã bạn như vậy khi đang ngồi phòng đợi. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả giúp bé kiên nhẫn chờ đợi:

• Khi con trai tôi 3 tuổi, tôi phải đưa con tới bệnh viện để chữa bệnh. Để bé ngồi yên trong khi bác sĩ nghe tim phổi, tôi kể cho bé nghe những câu chuyện mà tôi đọc hàng ngày. Bí quyết này sẽ giúp bé chú ý tới các giọng điệu khác nhau của mỗi nhân vật. Bé nhớ tốt hơn tôi nhiều – Có lần bé kể một câu chuyện dài trong khi chờ đợi bác sĩ.

• Chơi một trò chơi với những đồ vật xung quanh. Ví dụ, vớ lấy một tờ tạp chí và hỏi con “Chữ nào là chữ P, chữ nào là chữ H?”.

• Lần lượt kể một câu chuyện. Bạn kể một phần, sau đó bé kể một phần.

• Nếu con bạn biết đếm, bạn có thể hỏi con xem căn phòng có bao nhiêu cửa sổ, bao nhiêu xe đẩy xếp trong hàng, hoặc có bao nhiêu xe ô tô trong bãi đỗ xe,..

• Bạn có thể mang theo những món đồ chơi nho nhỏ trong khi chờ đợi.

• Bạn có thể mang theo một quyển truyện tranh nho nhỏ để bé có thể “đọc” cho người khác nghe hoặc tự đọc một mình.

• Bim bim cũng có tác dụng trong những lúc ngồi đợi buồn chán.

Ngoài ra bạn còn nhiều ý tưởng khác giúp con mình thư giãn trong khoảng thời gian chờ đợi đó.

Hễ đi đâu mà phải chờ đợi lâu là bạn phải chuẩn bị một thứ gì đó hấp dẫn bé trong lúc ngồi chờ. Đây là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ mà bạn cần phải mong đợi.

Khi nào thì thương lượng với con trẻ

09/04/2006

Bất cứ khi nào Ann Sackrider dẫn cậu con trai 4 tuổi, Hudson, đi thuê đĩa là cậu bắt đầu mè nheo. “Cu cậu muốn thuê 5 phim, còn tôi nói với bé là chỉ thuê một phim thôi. Sau đó bé nói: ‘Thế mình thuê 1 đĩa phim ngắn còn 3 đĩa phim dài thì sao?’ Hình như cu cậu nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều có thể thương lượng được.”

Mặc cả với cha mẹ về các vấn đề như thuê đĩa, ăn nhẹ và giờ đi ngủ dường như những hoạt động bướng bỉnh của bé ở lứa tuổi mẫu giáo. Theo tiến sĩ Alan B. Siskind, ông cho rằng có một cách để giúp bé độc lập hơn và học cách tôn trọng các giới hạn. Bằng cách thử nghiệm những ranh giới mà bạn đưa ra, trẻ sẽ khám phá rằng đôi khi chúng được đưa ra quyền quyết định thứ yếu nhưng đó là với những vấn đề không quan trọng và không ảnh hưởng đến mức độ an toàn của trẻ. – ví dụ như trẻ sẽ phải làm gì vào giờ ăn trưa.

Lắng nghe

Siskind nói “Một số cha mẹ có thói quen tự động nói Không với tất cả mọi thứ. Khi bọn trẻ cố gắng tự diễn tả nhu cầu của mình, thì cha mẹ chúng đã giải thích rằng như vậy là cãi lại.” Bằng cách quan tâm tới các đề xuất của con, bạn sẽ chỉ cho con thấy rằng con cần tôn trọng khi đối thoại với người khác. Bạn cũng để cho bé biết rằng bạn quan tâm đến các ý kiến và quan điểm của trẻ.

Đôi khi từ bỏ một thứ gì đó

Bạn hãy quyết định xem những gì có thể linh động được, sau đó thì bạn hãy để cho con nói về vấn đề đó. Bạn hãy giải thích với con lý do tại sao bạn sẵn sàng phản đối ngay một số vấn đề này (ví dụ như trong việc chọn quần áo để mặc khi đi dự tiệc), nhưng sẽ không phản đối một vấn đề khác (ví dụ, bé có thể chọn

mặc chiếc áo khoác nào để đi ra ngoài cũng được.) Bạn có thể xác định những công việc trong nhà mà bé phải có trách nhiệm, nhưng bạn nên để bé quyết định xem nên làm việc nào trước. Cuối cùng, Sackrider cùng con thoả thuận: Thuê 1 đĩa phim ngắn và một đĩa phim dài.

Thiết lập các ranh giới rõ ràng

Nếu bạn đồng ý thoả hiệp với con, bạn hãy nhớ điều đó. Và bạn đừng từ bỏ những vấn đề mà bạn đã quyết định rằng không được tranh cãi như không được sang đường khi không có bạn, hoặc chỉ được xem một số

Một phần của tài liệu Chăm sóc em bé mới sinh (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w