1.4.1. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần may Thăng Long
Công ty cổ phần may Thăng Long được thành lập ngày 08/05/1958 tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất các loại mặt hàng may mặc giành cho việc xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước gồm: áo sơ mi nam nữ, quần âu, comple, jacket, quần áo dệt kim và các loại quần áo khác. Với Công ty, một tiền đề có
ý nghĩa quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh là đội ngũ nhân công có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến kết quả sản xuất và được đảm bảo công việc ổn định. Để đạt được những mục tiêu này, trong những năm qua Công ty đã thực hiện tốt một số giải pháp:
- Phân tích công việc: Công ty đã xác định thêm một số công việc mới: tổ chức nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, giới thiệu sản phẩm… Những công việc này được mô tả rõ ràng, cụ thể.
- Chế độ lương bổng và đãi ngộ: được thực hiện một cách công bằng, được kết hợp chặt chẽ với kết quả trong bảng đánh giá thành tích công tác của CBCNV.
Chính sách này được công bố rõ ràng cho toàn thể CBCNV trong Công ty được biết, từ đó người lao động sẽ cảm thấy mình được trả công một cách thỏa đáng.
- Tuyển dụng lao động: Công ty thông báo trên các phương tiện thông tin chính như báo đài, website công ty, dán thông báo ở các trường dạy nghề. Tuyển dụng người có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, ưu tiên những người có kinh nghiệm. Đối với những kỹ thuật viên có một mức lương ưu đãi hơn một chút để có thể tuyển dụng được người phù hợp với công việc.
- Mở các lớp đào tạo nằng nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV trong Công ty.
Giải quyết tốt các mối quan hệ nhân sự trong Công ty: ngày nay các công ty hơn nhau hay không một phần lớn được quyết định bởi phẩm chất, trình độ và sự gắn bó của CBCNV đối với công ty.
1.4.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần may Việt Tiến
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)
Ngành nghề kinh doanh:
• Sản xuất quần áo các loại;
• Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;
• Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;
• Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;
• Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;
• Đầu tư và kinh doanh tài chính;
• Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty Cổ phần may Việt Tiến
Trong suốt 40 năm phát triển, công ty Cổ phần may Việt Tiến đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Để có sự phát triển mạnh mẽ như vậy công ty Cổ phần may Việt Tiến luôn quan tâm và thực hiện tốt các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nổi bật của công ty Cổ phần may Việt Tiến là:
Quy hoạch và sử dụng nhân lực: công ty Cổ phần may Việt Tiến luôn có các chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và chế độ cho các nhân viên tiềm năng. Một loạt chính sách phục vụ cho việc thăng tiến của nhân viên tiềm năng được ban hành như: Chính sách quy hoạch cán bộ nguồn (cán bộ cốt cán), chính sách giảm, tiến tới bỏ hẳn sự kiêm nhiệm nhiều vị trị của cán bộ lãnh đạo, tạo cơ hội cho cán bộ cấp dưới, chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, công ty Cổ phần may Việt Tiến luôn có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài.
Đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực: công ty Cổ phần may Việt Tiến khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi nhân viên phát triển toàn diện cả về
năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm không chỉ thông qua công việc mà còn qua đào tạo, tự đào tạo và trao đổi kiến thức, điều này thể hiện qua việc công ty Cổ phần may Việt Tiến liên tục tổ chức các chương trình đào tạo thuê ngoài và tự đào tạo.
Nhân viên mới được tham gia các khóa đào tạo tân binh, nhân viên cũ được tham gia các khóa đào tạo phù hợp.
Ngoài ra, công ty Cổ phần may Việt Tiến cũng thực hiện rất tốt chính sách lương bổng: Chính sách lương, thưởng được xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chí:
Tương xứng với kết quả công việc, cạnh tranh theo thị trường, công bằng và minh bạch. Ở công ty Cổ phần may Việt Tiến, tiền lương của người lao động được trả theo công việc và kết quả thực hiện công việc và đảm bảo tiền lương không thấp hơn các công ty khác cùng ngành, lĩnh vực trên thị trường. Nhờ đó, luôn kích thích được cán bộ nhân viên công ty nỗ lực trong công việc, học tập rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
1.4.3. Những bài học có thể vận dụng vào điều kiện Công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Nam
Công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Namlà đơn vị chuyên về sản xuất và kinh doanh đa ngànhvới những đặc trưng riêng. Qua kinh nghiệm ở một số doanh nghiệp trong và nước ngoài kể trên ta có thể rút ra một số bài học đối với công ty như sau:
Ngay từ đầu phải nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của yếu tố nguồn lực con người trong định hướng phát triển của công ty.
Luôn coi giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Công ty luôn phải giữa vai trò chủ động trong việc nâng cao chất lượng nhân lực.
Thường xuyên cho người lao động được cọ xát với thực tế ngoài những công việc thường ngày mang tính chất chuyên môn trên giấy tờ.
Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ khi sinh viên đang học những năm cuối trong các trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề. Tiêu chí ở đây là những sinh viên đang có kết quả học tập tốt nhất đối với chuyên ngành mà các doanh nghiệp này đang quan tâm. Sau khi tuyển chính thức, cần áp dụng phương pháp kèm cặp tại chỗ, cử những người có kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn và ghi nhận kết quả hướng dẫn đó.
Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của những lao động trẻ, đặc biệt là những lao động mới vào nghề vì đây sẽ là nguồn nhân lực chính của các doanh nghiệp ngành dệt maytrong tương lai.
CHƯƠNG 2