Thực trạng chất lượng nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần may Bắc Hà Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần may bắc hà việt nam (Trang 57 - 89)

Biểu 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CP may Bắc Hà Việt Nam

2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần may Bắc Hà Việt Nam

2.2.1.Đặc điểm nhân lực của công ty

Sử dụng người lao động thuộc hai giới tính là rất cần thiết. Tỷ lệ nam và nữ phù hợp với đặc điểm, tính chất sẽ góp phần vào thành công của công ty.

Bảng 2.4 : Cơ cấu nhân lực của công ty theo giới tính (2017)

Theo giới tính Số lượng 2017 (%) Cơ cấu thực tế năm 2014

Lao động Nam 380 37,1

Lao động Nữ 645 62,9

Tổng cộng: 1025 100

(Nguồn phòng tổ chức – hành chính) Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty hiện nay nữ nhiều hơn nam (so với ý kiến đánh giá của các chuyên gia). Để tạo được một tập thể năng động, hài hoà, luôn phát triển,công ty nên tăng tỷ lệ lao động nam. Tuy nhiên, có một vấn đề công ty cần phải giải quyết đó là cân đối tỷ lệ lao động theo giới theo tính chất và mức độ của công việc ở một số bộ phận tỷ lệ này không cân đối. Tỷ lệ nữ làm công việc sản xuất trực tiếp quá cao trong khi lực lượng nữ ở những bộ phận quản lý và gián tiếp lại quá thấp.

Thực trạng chất lượng nhân lực theo cơ cấu khoảng tuổi.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Tổng lao động 830 100 925 100 1025 100

Độ tuổi 20-35 620 74.70 668 72.22 762 74.34

Độ tuổi 36-50 202 24.34 252 27.24 256 24.98

Độ tuổi 51-60 8 0.96 8 0.86 7 0.68

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty được chia thành 3 độ tuổi chính như sau:

Lao động trẻ độ tuổi từ 20-35: Do Công ty là doanh nghiệp may mặc nên số lao động trẻ có sức khỏe và trình độ tri thức chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Đây là một yếu tố thuận lợi cho Công ty trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho lớp trẻ. Cụ thể, năm 2015 là 620 người chiếm 74,7% số lao động toàn Công ty. Năm 2016 là 668 người chiếm 72,22% số lao động toàn Công ty. Năm 2017 là 762 người chiếm 74,34% số lao động toàn Công ty.

Lao động trung niên độ tuổi từ 36-50: Phần lớn lao động ở tuổi này họ đã có kinh nghiệm về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Công ty là đơn vị tham gia thị trường ngoài nước, để thành công trong kinh doanh cần phải sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm. Lao động này cũng dần tăng nhẹ qua các năm cụ thể: Năm 2015 là 202 người sang năm 2016 là 252 người tăng thêm 50 người so với năm trước. Năm 2017 tổng số lao động độ tuổi này là 256 người tăng thêm 4 người so với năm 2016 và chiếm 24.98% lao động toàn Công ty.

Lao động độ tuổi từ 51- 60: Lượng lao động ở độ tuổi này có xu hướng giảm dần do có người về hưu, có người xin về sớm trước thời hạn, ốm đau, bệnh tật…

Tính đến năm 2017 số lao động ở độ tuổi này là 7 người chiếm 0,68% lao động toàn Công ty. Tuy nhiên đây lại là lớp lao động có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc vì vậy Ban lãnh đạo Công ty luôn có kế hoạch nhờ họ đào tạo truyền đạt lại

kinh nghiệm cho lớp trẻ mới vào. Đó sẽ là một yếu tố rất thuận lợi cho Công ty trên đà phát triển.

2.2.2.Thực trạng chất lượng nhân lực của công ty 2.2.1.1. Kiến thức

Trình độ học vấn

Công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Nam có đội ngũ lao động có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.6 Trình độ của người lao động gián tiếp giai đoạn 2015 - 2017 Năm Tổng Trên đại học ĐH & CĐ Trung cấp LĐPT

SL % SL % SL % SL %

2015 95 0 0 66 69.47 29 30.53 0

2016 106 1 0.94 75 70.75 29 27.36 1

2017 113 2 1.77 80 70.80 30 26.55 1

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Qua bảng 2.6 cho thấy trình độ học vấn của người lao động công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Nam qua các năm luôn được tăng lên. Đội ngũ cán bộ kỹ sư, cử nhân trình độ trên đại học và đại học chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt, có nhiều người vừa có bằng về chuyên môn kỹ thuật, vừa có bằng quản lý. Cụ thể trình độ lao động trên đại học năm 2015 chưa có cán bộ có trình độ cao học, nhưng đến năm 2016 số lượng này đã chiếm 0.94 % trên tổng số cán bộ công nhân viên và tăng lên 1.77%

vào năm 2017. Trình độ lao động có bằng đại học và cao đẳng cũng tăng từ 69.47%

vào năm 2015 đến 70.75% vào năm 2016. Bên cạnh đó, số lương lao động đạt trình độ thạc sỹ cũng tăng dần, cụ thể năm 2015 công ty chưa có thạc sỹ nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 1 thạc sỹ và đến năm 2017 đã tăng lên 2 thạc sỹ.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trình độ chuyên ngành cao nhất mà người lao động được đào tạo. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động, khi chuyên môn kỹ thuật cao thì chất lượng lao động cũng cũng được nâng lên.

Tại Công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Nam, những nhân viên làm việc tại công ty chủ yếu là những người có chuyên môn kỹ thuật. Lao động có chuyên môn kỹ thuật tức là những lao động đã qua đào tạo ở các cơ sở, trung tâm, lớp học để học nghề,và những người học đại học, cao đẳng. Nhân viên được phân công làm việc ở các bộ phận khác nhau. Khối văn phòng ở công ty bao gồm có các bộ phận chính như: phòng tổ chức hành chính, , phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng tin học, phòng vật tư; khối sản xuất được chia thành các xưởng như xưởng may, xưởng cắt, xưởng hoàn thiện….Tùy vào từng vị trí khác nhau mà nhân viên cần có những kiến thức chuyên môn khác nhau, giúp công việc được thực hiện một cách hiệu quả.

Hình 2.1: Cơ cấu nhân viên của công ty theo tình trạng đào tạo

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua biểu đồ trên ta phần lớn những lao động làm việc tại công ty đều là những người có trình độ chuyên môn kĩ thuật ( 98% ), họ đều được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng hoặc cơ sở dạy nghề. Duy chỉ có 2% lao động là chưa có trình độ chuyên môn kĩ thuật, những lao động này nhằm trong nhóm lao động mang giá trị không cao như : lái xe, bảo vệ, nấu ăn, tạp vụ…

Kinh doanh trong bất kì lĩnh vực nào, muốn đạt được tới doanh thu cao, lợi nhuận tốt, điều tiên quyết và cần thiết nhất là sản phẩm, dịch vụ của công ty phải có những điểm mang lại giá trị lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh . Hơn nữa, nhân viên kinh doanh sẽ là những người giới thiệu những đặc điểm nổi trội trong sản phẩm đối với khách hàng. Với đặc trưng cung cấp các sản phẩm dệt may, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhân viên làm việc trong công ty được tuyển dụng từ

nhiều trường khác nhau. Đối với nhân viên kĩ thuật, nguồn được lấy từ các trường đại học, cao đẳng khối kĩ thuật như: đại học Công nghiệp, đại học giao thông vận tải, đại học bách khoa, các trường cao đẳng nghề chuyên ngành dệt may. Các bộ phận khác như kế toán,marketing, kho… thì tốt nghiệp các trường thuộc khối kinh tế, xã hội … như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Văn hóa…. Công ty CP may Bắc Hà Việt Nam là 1 công ty may nên có số lượng đông đảo công nhân, chiếm khoảng 70% tổng số CBNV của công ty, đối tượng này yêu cầu về trình độ không cao, chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT.

Bảng 2.7: Chất lượng của công nhân

Năm Tổng Bậc Thợ Bậc thợ

TB Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7

2015 735 120 460 18 3 1 4,6

2016 819 180 601 30 5 3 4

2017 912 202 636 60 8 6 4.1

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Bậc thợ trung bình của công ty mới đạt 4.1. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của CNKT của công ty chưa cao lắm. Số lượng lao động bậc 3,4,5 lớn hơn nhiều so với số lượng lao động bậc 6,7 do thời gian qua công ty có giải quyết một số cho thôi việc 1 số lao động dôi dư nên một số cán bộ có trình độ tay nghề và kinh nghiệm đã được giải quyết nghỉ do không thể công tác hoặc do sức khỏe yếu và thay vào đó lực lượng lao động trẻ, chưa có kinh nghiệm.

Ngoài ra, trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ của Công ty trong thời gian qua cũng đã dần cải thiện nhờ những chương trình đạo tạo, bồi dưỡng được tổ chức thường xuyên.

Mỗi cán bộ khi mới được tuyển dụng vào công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Nam sau một thời gian đều được đào tạo lại theo tính chất công việc cụ thể mà mỗi người sẽ đảm nhận. Việc đào tạo này được Công ty thực hiện rất bài bản, thường mỗi khóa đào tạo diễn ra từ 2 - 3 tuần.

* Kinh nghiệm:

Một trong những yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực là thâm niên công tác hay còn gọi là kinh nghiệm làm việc (là thời gian người lao động làm việc cho doanh nghiệp). Điều này thể hiện sự trung thành của đội ngũ nhân lực với công ty và với ngành; thông thường những người làm việc lâu dài sẽ có kiến thức vững chắc về ngành nghề, đúc rút nhiều kinh nghiệm cho việc giải quyết công việc trong thực tế.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá thâm niên công tác của nhân viên năm 2017

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty CP may Bắc Hà Việt Nam Theo biểu đồ 2.2, ta có thể thấy nhân lực làm việc trong công ty dưới 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,78% (tương ứng với 103 người); thâm niên làm việc từ 1 đến 3 năm là 54 người (chiếm 23,48%), từ 3 đến 7 năm chiếm tỷ lệ 20,87% và cuối cùng là thâm niên công tác trên 7 năm chỉ chiếm 10,87% (tương ứng 25 người).

Điều đó cho thấy số lượng nhân viên làm việc trên 7 năm của công ty còn rất ít trong khi đó số lượng lao động làm việc dưới 01 năm khá cao 44,78%, việc này sẽ gây khó khăn cho công ty trong hoạt động quản trị nhân lực.

2.2.1.2. Kỹ năng

Đội ngũ công nhân lao động của công ty cổ phần may Bắc Hà Việt Nam vẫn còn bộc lộ những điểm yếu cơ bản, đó là trình độ tay nghề còn thấp so với yêu cầu sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại. Qua khảo sát số lao động phổ thông và tay nghề từ bậc II trở xuống còn khá cao chiếm. Số công nhân có tay nghề bậc cao, có "

đôi bàn tay vàng " còn chiếm một tỷ lệ ít, hoặc chưa tâm huyết với nghề, chưa tự giác lỗ lực vươn lên. Một số còn vi phạm nội quy, quy chế của công ty và quy định của pháp luật.”

Kỹ năng nghề nghiệp được coi là nhân tố cấu thành quan trọng tạo nên chất lượng của nhân lực. Với đặc thù sản xuất kinh doanh, sản phẩm may mặc kể từ công đoạn nguyên vật liệu trải qua nhiều công đoạn cụ thể mới tạo nên sản phẩm hoàn thiện. Công ty Cổ phần Bắc Hà Việt Nam đã xây dựng một quy trình sản xuất rất cụ thể và chi tiết. Ngoài ra, Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và

các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề hàng năm “Bàn tay vàng”, tấm gương lao động giỏi” khuyến khích nỗ lực của nhân viên và phát hiện tay nghề tiềm ẩn của họ để phát triển.

Căn cứ vào yêu cầu chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật và các tiêu chí đặt hàng cụ thể từ phía khách hàng thì Công ty Cổ phần may Bắc Hà Việt Nam tổ chức tập huấn, rèn luyện kỹ năng nghề cho công nhân trong từng công đoạn cụ thể và riêng biệt. Với qui mô, năng lực hiện có của Công ty Cổ phần Bắc Hà Việt Nam, đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ cán bộ công nhân lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề bậc thợ cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, Công ty không ngừng chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để bổ sung nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về kỹ năng nghề nghiệp, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu bảng hỏi tập trung vào các kỹ năng nghề nghiệp trong thực hiện công việc là Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý và phát triển bản thân; kỹ năng sử dụng máy tính; kỹ năng ngoại ngữ và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Kết quả tự đánh giá về các kỹ năng làm việc của nhân viên Công ty CP may Bắc Hà Việt Nam

STT Các kỹ năng

Kém (1) Trung Bình (2)

Khá (3)

Tốt (4)

Tổng số lượt

trả lời Số

lượt % Số

lượt % Số

lượt % Số

lượt % 1

Kỹ năng giải quyết

vấn đề 0 0 26 26,80 59 60,82 12 12,37 97

2 Kỹ năng giao tiếp 0 0 30 30,93 46 47,42 21 21,65 97

3 Kỹ năng làm việc 6 6,25 40 41,67 46 47,92 4 4,16 96

nhóm 4

Kỹ năng quản lý và

phát triển bản thân 4 4.12 44 45,36 29 29,90 20 20,62 97 5

Kỹ năng sử dụng

máy tính 20 20,83 40 41,67 22 22,92 14 14,58 96

6 Kỹ năng ngoại ngữ 56 57,73 28 28,87 8 8,25 5 5,15 92 Nguồn: Kết quả điều tra bằng phiếu bảng hỏi Bảng 2.9 ở trên cho thấy cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần may Bắc Hà có kỹ năng cơ bản về giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quản lý và phát triển bản thân. Theo số liệu, phần lớn người trả lời phiếu cho rằng các kỹ năng này họ ở mức trung bình và khá. Một số lượng không nhỏ (trên 10%) tự đánh giá khả năng sử dụng các kỹ năng này ở mức tốt (Cụ thể: kỹ năng giải quyết vấn đề, tự đánh giá là tốt chiếm 12,37%; kỹ năng giao tiếp là 21,65%; kỹ năng quản lý và phát triển bản thân là 20,62%). Riêng kỹ năng sử dụng máy tính và kỹ năng ngoại ngữ thì tỷ lệ % ý kiến tự đánh giá là kém chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ngoại ngữ.

Nguyên nhân là trong mẫu phiếu hỏi, có tỷ lệ khá lớn (50 phiếu) hỏi công nhân. Bộ phận lao động này không dùng hoặc không có cơ hội sử dụng máy tính và ngoại ngữ, còn lại lao động quản lý và nhân viên văn phòng công ty thì kỹ năng sử dụng máy tính và ngoại ngữ cũng đạt loại trung bình và khá là phổ biến.

2.2.1.3. Phẩm chất nghề nghiệp

Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động được thể hiện qua một số tiêu chí cơ bản như phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, văn hóa... Các tiêu chí này được cụ thể hóa ở ý thức hướng thiện, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh;

tinh thần lao động chăm chỉ, nhiệt tình; ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; tinh thần trách nhiệm với bản thân, với công việc và với doanh nghiệp; ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường; có đạo đức nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có tính kỷ luật, sự tự giác, tinh thần hợp tác, tác phong chuyên nghiệp khả năng thích ứng cao.... Người lao động có ”phẩm chất nghề nghiệp” tốt là người biết tôn trọng, lịch sự với cấp trên, nghiêm túc tuân thủ chỉ dẫn mệnh lệnh có liên quan tới công việc; với đồng nghiệp thì lịch sự, hòa đồng, thân ái, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ

đồng nghiệp trong phạm vi chức trách của mình còn với khách hàng thì tôn trọng, lịch sự, nhiệt tình, tận tâm, săn sóc; lắng nghe góp ý của khách hàng, có tinh thần hợp tác nhằm cung cấp tới khách hàng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất.

Theo số liệu thống kê, ta có bảng sau:

Bảng 2.10: Bảng số liệu các tiêu thức biểu hiện phẩm chất của CBCNV công ty

TT Tiêu thức

Năm 2015 (số vụ)

Năm 2016 (số vụ)

Năm 2017 (số vụ)

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

1 Vắng mặt không lý do 37 45 41 +8 +21,62 -4 -8,89

2 Đi muộn,về sớm 448 534 517 +86 +19,2 -17 -3,14

3 Làm việc riêng trong giờ 70 81 65 +11 +15,7 -16 -19,75

4 Không chấp hành đúng nội

quy về an toàn lao động 320 357 287 +37 +11,25 -70 -19,61

5 Rời bỏ vị trí làm việc 54 68 61 +14 +25,92 -5 -7,35

6 Tham ô,móc ngoặc với người

ngoài ăn trộm tài sản công ty 2 3 2 +1 +50 -1 -33,33

7

Sử dụng máy móc, thiết bị của công ty vì mục đích cá nhân

9 13 7 +4 +44,44 -6 -46,15

8

Sử dụng lãng phí nguyên nhiên vật liệu, gây hỏng hóc tài sản

5 5 3 0 0 -2 -40

9 Uống bia rượu, hút thuốc lá

khi đang trong giờ làm việc 4 4 5 0 0 +1 +25

10 Đánh bạc, tổ chức đánh bạc

trong giờ làm việc 2 3 2 +1 +50 -1 -50

11 Gây gổ, đánh nhau với

đồng nghiệp 6 4 5 -2 -33,33 +1 +25

12 Vi phạm nội quy lao động 56 67 51 +11 +19,64 -16 -23,88 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty CP may Bắc Hà Việt Nam) Tình trạng đi muộn và về sớm vẫn còn xảy ra tại công ty thường xuyên, tình trạng làm việc riêng trong giờ (đọc báo, vào mạng internet, chơi game..) còn rất phổ biến.

Trong thời gian gần đây, theo báo cáo của phòng Tổ chức hành chính tình hình đã có dấu hiệu tốt dần khi năm 2014 tỉ lệ đi muộn về sớm tăng so với năm 2015 là 86 vụ (tương ứng tăng 19,2 %); Đến năm 2016, số vụ đi muộn, về sớm giảm 17 vụ (tương ứng tỷ lệ giảm 3,14%). Tuy nhiên, đây vẫn là con số khá cao và đáng để ban lãnh đạo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần may bắc hà việt nam (Trang 57 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w