CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CÁT PHÚ
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ vận tải Cát Phú
2.3.1. Kết quả tích cực đạt được
- Tổng doanh thu của Công ty có xu hướng tăng lên. Từ 9.520 triệu đồng vào năm 2012, tổng doanh thu đã tăng lên thành 11.019 triệu đồng vào năm 2016. Trong đó chỉ tiêu doanh thu bán hàng và CCDV tăng liên tiếp trong 5 năm liền. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 616 triệu đồng năm 2012 lên tới 798 triệu đồng năm 2016. Hàng năm, Công ty luôn hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, đóng góp hàng trăm triệu đồng thuế thu nhập DN.
- Thu nhập bình quân người lao động tại Công ty tương đối cao. Năm 2016 tổng thu nhập 1 người lao động tại Công ty là 96,00 triệu đồng. Tức là 8,00 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này giúp người lao động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần giữ chân người lao động cũng như là động lực cho họ phấn đấu nhiều hơn trong công việc.
- Công ty cũng đã chú trọng đầu tƣ vào TSCĐ, thanh lý tài sản cũ, mua xe mới và cài đặt hệ thống quản lý xe theo mô hình sử dụng thiết bị GPRS định vị toàn cầu. Vì vậy, sức sản xuất của TSCĐ tại Công ty những năm gần
đây tăng lên liên tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trải qua gần 13 năm xây dựng và trưởng thành trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải cùng với đội ngũ cán bộ quản lý và lái xe có trình độ vững vàng, tuy qui mô còn nhỏ nhưng Công ty đã tạo cho mình một thương hiệu và uy tín cao, có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Điều đó tạo lòng tin và sự ƣu tiên của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Công ty.
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
- Công ty chƣa chú trọng nhiều tới hoạt động marketing tìm kiếm thị trường. Hoạt động dịch vụ logistic còn hạn chế.
- Các khoản chi phí tại Công ty còn lớn, tốc độ tăng doanh thu còn chậm nên dẫn tới tỷ suất lợi nhuận khá thấp. Mặc dù có tăng dần qua các năm nhƣng con số không đáng kể. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là 0,065 lần thì tới năm 2016 con số này mới chỉ đạt 0,072 lần. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2016 là 0,080 lần, theo vốn là 0,108 lần.
- Nguồn VLĐ của Công ty còn rất hạn chế và khiêm tốn ứ đọng nhiều ở các khoản phải thu, tạm ứng… dẫn đến tốc độ thu hồi vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao.
- Các nguồn nhiên liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là dầu diezel và lốp ô tô. Về dầu diezel thì giá cả luôn biến động theo thị trường nhưng hầu như có xu hướng tăng theo thời gian.
- Năng suất lao động theo doanh thu tăng giảm không ổn định, năng suất lao động theo lợi nhuận còn thấp, sức tăng khá chậm, cơ sở vật chất cần phải trang bị đầy đủ và hiện đại hơn để có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên là do:
- Vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc nhận dạng các nhu cầu và phân khúc thị trường tại Công ty còn dựa trên những kinh nghiệm và thăm dò nhiều hơn là căn cứ vào những số liệu, thông tin phân tích. Công ty chƣa có những biện pháp hợp lý để phát triển thị trường thu hút nguồn khách hàng.
- Chịu ảnh hưởng của lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2012 và năm 2013 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải nhiều khó khăn và khủng hoảng điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến các DN trong và ngoài nước, kéo theo đó là sự ngưng trệ của nền kinh tế và những rủi ro kèm theo.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không còn ít, mặc dù đã đƣợc chú ý nâng cấp nhƣng vẫn chƣa thường xuyên, do đó chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận. Hiện tại, Công ty còn thiếu các thiết bị xe dùng để chở hàng đặc biệt, hàng cồng kềnh... Số lƣợng xe container còn hạn chế, nhiều khi phải thuê xe của công ty khác để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý cũng chƣa đáp ứng đƣợc một cách tốt nhất những yêu cầu của nhiệm vụ quản lý. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh lại có đầy đủ các phương tiện vật chất, trang thiết bị hiện đại hơn rất nhiều.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh, hàng loạt các đối thủ ra đời làm thị phần của Công ty bị chia nhỏ.
Đồng thời việc này dẫn đến Công ty áp dụng những biện pháp kinh doanh nhằm thu hút khách hàng nhƣ việc sử dụng các chính sách bán hàng trả góp, trả sau… làm ảnh hưởng lớn đến các khoản phải thu khách hàng. Tính riêng toàn thành phố Hải Phòng có khoảng 1.300 DN vận tải vừa và nhỏ, sức cạnh tranh trong ngành vận tải hàng hóa tại Hải Phòng luôn luôn gay gắt. Sự lớn mạnh của cảng kéo theo một số vấn đề bất cập về mô hình quản lý cảng, cạnh tranh lẫn nhau, kéo giảm giá cước, giá dịch vụ.
- Một số chính sách của Nhà nước còn thiếu nhất quán, cụ thể là biểu thuế áp mã số thuế, thủ tục hải quan ở các cửa khẩu của Việt Nam còn mất nhiều thời gian, chi phí ngoài sổ sách, không hóa đơn chứng từ nhiều. Chính vì vậy, chi phí giao nhận của Việt Nam thường cao so với các nước khác.