Nâng cao khả năng thu hồi công nợ khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Cát Phú (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ vận tải Cát Phú trong thời gian tới

3.2.4. Nâng cao khả năng thu hồi công nợ khách hàng

Nhƣ đã phân tích ở phân tích ở phần thực trạng, các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ vận tải Cát Phú vẫn khá cao. Công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên Công ty nhiều khi thiếu vốn hoạt động, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Do vậy, Công ty cần tiến hành các biện pháp thu hồi các khoản nợ để tránh tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn nhƣ hiện nay. Việc thu hồi nợ cần phải đƣợc thống kê các khoản nợ đến hạn trả dựa trên sổ tổng hợp công nợ. Đặc biệt cần chú ý đến các khoản nợ quá hạn, để có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ. Công ty nên áp dụng mức lãi phạt nặng hơn tùy

theo thời gian quá hạn của khoản nợ, khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ. Do đó, Công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý.

Để giải quyết vấn đề này Công ty cần phải thống kê các trường hợp khách hàng còn nợ tiền, tổ chức công tác đối chiếu công nợ với khách hàng, phân loại từng khoản nợ dựa trên đó để xác định đối tƣợng và cách thức thu tiền nợ. Cụ thể:

- Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên với Công ty, Công ty có thể gia hạn nợ với một thời gian nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan hệ làm ăn với Công ty.

- Đối với những khách hàng mà trước đây chưa có quan hệ làm ăn, Công ty cần phải có những biện pháp nhằm xúc tiến việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tránh tình trạng nợ dây dƣa, gây mất vốn.

- Đối với những đối tƣợng có tính trốn tránh không trả các khoản nợ, Công ty cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời thích hợp.

Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi.

Bởi lẽ, trên thực tế, rõ ràng là nếu Công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ lớn hơn nhƣng sẽ khiến cho khách hàng khó chịu dẫn đến việc họ có thể cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với Công ty. Vì vậy, hết thời hạn thanh toán, nếu khách hàng vẫn chƣa trả tiền thì Công ty có thể tiến hành quy trình thu hồi nợ theo các cấp độ:

+ Gọi điện, gửi thƣ nhắc nợ.

+ Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.

+ Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải uỷ quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.

Sau khi đã giải quyết các công việc trên Công ty cần đánh giá lại toàn bộ số nợ đọng còn lại nằm trong tình trạng không thể thu hồi. Nếu số nợ này đạt

tới một giá trị nhất dịnh thì Công ty làm căn cứ xin trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Việc trích lập này nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng không chịu thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đồng thời, Công ty cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn.

- Công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhƣng vẫn chƣa thu đƣợc. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu đƣợc xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng đƣợc căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên;

+ Nợ phải thu chƣa đến thời hạn thanh toán nhƣng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn;

- Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, Công ty đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhƣng vẫn không thu đƣợc nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.

Số nợ này đƣợc theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính.

Làm tốt công tác thu hồi các khoản nợ giúp Công ty hạn chế số vốn bị chiếm dụng. Từ đó công ty tăng đƣợc vốn trong sản xuất kinh doanh sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn. Việc thu hồi nợ hiệu quả giúp lƣợng tiền của Công ty tăng lên, có thể dùng một phần hay toàn bộ để gửi vào tài khoản ngân hàng hay giữ tại quỹ nhằm nâng cao khả năng thanh toán cho Công ty, giúp giải quyết các khoản nợ đến hạn trả...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Cát Phú (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)