ĐỘT BIẾN ĐA BỘI

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm Sinh học Lớp 10 11 12 (20182019) (Trang 238 - 242)

Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI

1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.

- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.

- Cơ chế phát sinh:

+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.

+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.

2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.

- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.

- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.

VD: Hình 6.3 SGK trang 29.

3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội - Đặc điểm của thể đa bội:

+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các

nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt là các cây mà chúng ta sử dụng cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, củ, rễ...) hoặc tạo các cây ăn quả không hạt. Dị đa bội có thể tạo loài mới.

GV gợi ý một số cây như nho, dưa hấu, cam chanh... không hạt hoặc củ cải đường, rau muống, dâu tằm, dương liễu có sản lượng cao, lớn nhanh.

bội lẻ (dưa hấu, nho...)

- Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt ( tạo cây trồng năng suất cao... )

3. Thực hành/ Luyện tập: (3p)

- Đột biến xảy ra ở mức NST gồm những dạng chính nào?

- Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội? Nêu các ứng dụng của các thể đa bội trong thực tiễn?

4. Vận dụng: (2p)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài thực hành.

V. Rút kinh nghiệm:

Tiết 7 – Bài 7. THỰC HÀNH- QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ.

Ngày soạn: 15/10/2018

Ngày dạy: /10/2018 /10/2018 /10/2018 /10/2018 /10/2018 /10/2018

Lớp dạy: 12A 12A 12A 12A 12A 12A

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- HS quan sát được hình thái và đếm được số lượng NST của người bình thường và các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định.

- Vẽ hình thái và đếm số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp.

- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.

- Biết cách làm tiêu bản tạm thời và đếm số lượng NST ở châu chấu đực.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong khi tiến hành thí nghiệm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: hình thái, cấu trúc NST và đột biến cấu trúc NST.

- Kĩ năng phân tích, so sánh, phán đoán khi quan sát tiêu bản đột biến số lượng NST; kĩ năng làm tiêu bản.

3. Thái độ:

- GD học sinh ý thức làm việc khoa học, cẩn thận và chính xác.

II. Phương pháp dạy học:

- Thực hành quan sát.

- Dạy học nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu.

- Tư liệu: Phim thực hành mổ châu chấu, hình ảnh NST người bình thường và NST đột biến.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Khám phá: (7p)

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST? Kể tên những dạng đột biến cấu trúc NST ? 2. Kết nối:

T G

Hoạt động GV – HS Nội dung

15 P

* Hoạt động 1: Quan sát các dạng đột biến NST trên tiêu bản cố định

GV: Nêu mục đích yêu cầu của nội dung thí nghiệm:

- Phải quan sát thấy, đếm số lượng và vẽ được hình thái của bộ NST trên hình ảnh các tiêu bản được quan sát.

GV: Giới thiệu kính hiển vi.

GV: Yêu cầu HS trình bày cách quan

1. Quan sát các dạng đột biến NST trên tiêu bản cố định:

* Cách tiến hành:

- Đặt tiêu bản trên kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.

- Quan sát toàn bộ tiêu bản từ đầu này đến đầu kia dưới vật kính 10x để sơ bộ xác định vị trí của những tế bào mà NST đã tung ra.

15 p

HS: nêu các bước tiến hành .

GV: Lưu ý học sinh việc điều chỉnh để nhìn thấy được các tế bào mà NST rõ nhất (không có sự chồng lấp nhau giữa các NST).

HS: Thực hành theo từng nhóm:

- Thảo luận nhóm để xác định kết quả quan sát được.

- Vẽ hình thái NST ở 1 tế bào thuộc mỗi loại vào vở.

- Đếm số lượng NST trong mỗi tế bào và ghi vào vở.

GV: Nhận xét thái độ học tập của các em, tính cẩn thận tỉ mỉ khi quan sát tiêu bản.

* Hoạt động 2: Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST.

GV: Nêu mục đích yêu cầu của thí nghiệm:

- HS Biết cách làm tiêu bản tạm thời và đếm số lượng NST ở châu chấu đực.

GV: hướng dẫn HS các bước tiến hành:

- Lưu ý HS cách phân biệt châu chấu đực với châu chấu cái, kĩ thuật mổ, tránh làm nát tinh hoàn, làm nhanh tay, nhẹ nhàng. Kĩ thuật lên kính và quan sát.

GV: Cho HS quan sát phim thực hành mổ châu chấu.

HS: Quan sát các thao tác thực hành và quan sát kĩ hình thái của từng NST ở các kì phân bào để vẽ vào vở.

để chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x.

* Kết quả:

STT Tiêu bản Kết quả Giải thích 1 Người bình

thường 2 Bệnh nhân

Đao 3 Bệnh nhân

Tơcnơ

2. Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST.

a. GV hướng dẫn:

- Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của châu châu đực.

- Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.

- Đưa tinh hoàn lên lam kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.

- Dùng kim phân tích tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ khỏi lam kính.

- Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15-20 phút.

- Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để NST bung ra.

- Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: Lúc đầu bội giác nhỏ sau bội giác lớn.

b. HS quan sát thao tác thực hành:

- Làm theo hướng dẫn và quan sát kĩ hình thái của từng NST ở các kì phân bào để vẽ vào vở.

3. Thực hành/ Luyện tập: (5p)

- GV: yêu cầu mỗi HS viết 1 bài thu hoạch.

4. Vận dụng: (3p) - GV: Tổng kết, nhận xét, đánh giá buổi thực hành.

V. Rút kinh nghiệm:

STT Tiêu bản Kết quả

quan sát

Giải thích

1 Người bình thường

46 NST

2 Bệnh nhân đao 47 NST Đây là đột biến thừa 1 NST ở cặp NST số 21 : Do giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử đột biến (n+1) tạo ra đột biến thể ba (2n +1)

3 Bệnh nhân Tơcno

45 NST Xảy ra đột biến ở cặp NST giới tính : Giao tử bình thường (X) kết hợp với giao tử đột biến (O) tạo thành hợp tử XO

Tiết 8 - BÀI TẬP CHƯƠNG I Ngày soạn:21/10/2018

Ngày dạy: /10/2018 /10/2018 /10/2018 /10/2018 /11/2018 /11/2018

Lớp dạy: 12A 12A 12A 12A 12A 12A

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Củng cố được những kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị

- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập về cơ chế di truyền và biến dị.

3. Thái độ:

- Giúp HS phát triển niềm yêu thích môn học và giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên.

II. Phương pháp dạy học:

- Bài tập củng cố.

III. Phương tiện dạy học:

- Sách Bài tập sinh học 12.

- Phiếu bài tập

IV. Tiến trình dạy học:

1.Khám phá: (2p)

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

2. Kết nối:

TG Hoạt động GV - HS

Nội dung

10p

*Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.

- GV: Hướng dẫn hs hệ thống hóa kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy.

- HS:

+ Trình bày các nội dung trọng tâm.

+ Thể hiện bằng sơ đồ tư duy.

- GV: nhận xét, bổ sung và hoàn thiện sơ đồ kiến thức.

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm Sinh học Lớp 10 11 12 (20182019) (Trang 238 - 242)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(409 trang)