Tình hình sử dụng đất tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 26 - 29)

2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Tình hình sử dụng đất tỉnh Bình Dương

Qua bảng 2.3, diện tích đất dành cho nông nghiệp chiếm nhiều nhất trong tổng diện tích ở tỉnh Bình Dương nhưng việc sử dụng đất này còn chưa hiệu quả.

Đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, lựa chọn quy hoạch vùng chuyên canh cây nông nghiệp hợp lý và mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương, nếu

biết sử dụng diện tích đất này hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển nói chung và hoa kiểng nói riêng.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Bình Dương từ năm 2000-2006 Đơn vị tính: ha

TỔNG DIỆN TÍCH 1.Đất nông nghiệp 1.1.Cây hàng năm - Lúa

- Màu và cây CN hàng năm 1.2.Cây lâu năm

-Cây công nghiệp lâu năm -Cây ăn quả

1.3.Đất trồng cỏ

1.4.Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp 2.Đất dùng vào lâm nghiệp - Rừng tự nhiên

- Rừng trồng 3.Đất chuyên dùng - Đất xây dựng - Đường giao thông - Đất thủy lợi 4.Đất khu dân cư 5.Đất chưa sử dụng - Đất bằng

- Đất đồi núi - Đất có mặt nước

2000 269.522 215.476 45.160 24.316 20.833 143.866 110.184 7.844

349 409

12.791 5.165 7.625 22.563

4.254 7.431 5.679 5.845 12.879

4.793 1.102 184

2001 269.522 215.477 42.553 22.357 20.185 145.081 112.116 9.220

394 409

13.922 5.935 7.987 23.174

4.632 7.602 256 5.904 12.379

4.380 1.075 183

2003 269.522 215.479 39.543 21.280 18.263 146.875 114.687 10.543

455 524

14.115 5.023 9.092 28.464

8.233 7.966 274 6.317 11.587

4.067 896 182

2005 269.522 215.481 30.859 17.699 13.160 174.206 119.254 8.944

379 513

12.651 2.291 10.360 30.035 11.567 8.221

312 7.227 1.112 1.063 40

2006 269.522 215.482 30.696 17.612 12.903 174.158 121.897 7.826

180 513

12.651 2.291 10.360 30.154 11.625 8.223

331 7.322 1.110 1.061 40

(Theo Niên giám thống kê 2006 (cục thống kê Bình Dương))

2.3. Sơ lược về tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa kiểng trong nước và trên thế giới:

2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa kiểng trên thế giới:

Ngày nay sản xuất hoa cây kiểng trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa cây kiểng đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa cây kiểng. Diện tích hoa cây kiểng của thế giới ngày càng mở rộng, không ngừng tăng lên. Năm 1995 sản lượng hoa cây kiểng thế giới đạt khoảng 31 tỷ đô la. Trong đó hoa hồng chiếm tới 25 tỷ USD.

Ba nước sản xuất hoa cây kiểng lớn đã có sản lượng khoảng 50% sản lượng hoa của thế giới đó là Nhật, Hà Lan, Mỹ.

Giá trị nhập khẩu hoa cây kiểng của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996 là 7,5 tỷ đô la. Trong đó thị trường hoa cây kiểng của Hà Lan chiếm gần 50%. Sau đó đến các nước Colombia, Ý, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Úc, Đức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado. Mỗi nước xuất trên 100 triệu đô la, tỷ lệ tăng hàng năm là 10%.

Sản xuất hoa cây kiểng của thế giới sẽ tiếp tục phát triển và mạnh mẽ nhất ở các nước châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa cây kiểng là tăng năng suất, giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu sản xuất hoa cây kiểng cần hướng tới là giống hoa cây kiểng đẹp, tươi, chất lượng cao và giá thành thấp.

Các nước châu Á có diện tích hoa cây kiểng lớn là: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam, Inđônêsia, Philippin. Nghề trồng hoa cây kiểng ở châu Á có từ lâu đời, nhưng trồng hoa cây kiểng thương mại mới phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ.

Đông Nam Á: Singapo năm 1991 xuất khẩu 13 triệu USD, nay đã đạt đến 20 triệu USD. Thái Lan năm 1991 xuất khẩu 80 triệu USD, đến nay đã đưa doanh số xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm.

2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa kiểng trong nước:

Nhân dân ta có truyền thống yêu hoa từ lâu đời. Nước ta lại là một nước nông nghiệp, diện tích tự nhiên lớn, 80% dân số sống về nghề nông, nông dân lại cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất. Khi nhà nước ta mở cửa, tăng cường đầu tư, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa cây kiểng cho khách sạn, du lịch lớn, các thị trường hoa cây kiểng phát triển. Thì ngành kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá mạnh mẽ, sản xuất đa dạng nhiều chủng loại, với những vùng hoa kiểng lớn như:

- Miền Bắc: Nam định, Hải Phòng.

- Miền Trung: Bình Định, Đà Nẵng.

- Đông Nam Bộ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Biên Hòa (Đồng Nai), Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức (Tp. Hồ Chí Minh).

- Tây Nam Bộ: Sa Đéc (Đồng Tháp), chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre).

Diện tích hoa cây kiểng nước ta ngày càng mở rộng không ngừng và theo số liệu thống kê năm 2004 diện tích trồng hoa cây kiểng của cả nước xấp xỉ 9000 ha.

Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất hoa cây kiểng nước ta chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, mang tính tự phát, manh mún, quy mô nhỏ lại thiếu thông tin hỗ trợ về giống, kỹ thuật…nên không đạt các tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng mà thị trường đòi hỏi. Vì vậy, tính cạnh tranh kém cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Do đó, dẫn đến doanh thu xuất khẩu hoa cây kiểng của nước ta trong những năm qua rất thấp. Đòi hỏi Đảng và Chính Phủ ta đã có đường lối chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đòi hỏi lựa chọn quy mô chủng loại sản phẩm các ngành nông nghiệp phải khai thác lợi thế của từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ hàng hóa, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và sinh thái.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)