4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho sử dụng đất sản xuất cây hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương
4.2.1. Hiệu quả kinh tế
4.2.1.1. Hiệu quả kinh tế ngành SXKD hoa – kiểng trang trí tỉnh Bình Dương
Chi phí cho hoa - kiểng trang trí/600 m2 giai đoạn ĐTXDCB:
Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều yếu tố đã nói trên, trong đó phải kể đến vốn sản xuất, vì hoa kiểng Bình Dương mới phát triển, nên đa số nguồn giống do các hộ tự có hoặc chỉ đầu tư thêm giống mới trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, nên không liệt kê chi phí giống trong phần này.
Qua bảng 4.8, ta thấy tổng chi phí ĐTXDCB cho hoa-kiểng trang trí trên 600m2
trong 1 năm là 14,26 triệu đồng. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất 28,05% là chậu trồng. Sở dĩ, chậu trồng được đưa vào chi phí ĐTXDCB, do hộ nông dân sử dụng chậu hay bịch bóng để trồng cây, nhưng khi bán thì được san qua giỏ tre hay bán cả bịch nên chậu được sử dụng trong 4 năm. Giàn khung bằng gỗ hay sắt được sử dụng để ươm giống cây hoa kiểng hay trong các nông hộ sản xuất hoa lan thì giàn khung cũng
được sử dụng chiếm tỷ lệ là 9,12%. Chi phí sử dụng cho công cụ dùng trong sản xuất giai đoạn ĐTXDCB chiếm tỷ lệ khá cao là 15,43%.
Do các yếu tố ĐTXDCB thường được nhà vườn sủ dụng trong 5 năm nên chi phí khấu hao của nhà vườn là:
14.260.000
CPKH = = 2.852.000 (đồng) 5
Ảnh 4.10. Nhà lưới và giàn khung bằng tre được sử dụng trong sản xuất hoa lan.
Ảnh 4.11. Chậu và vòi phun được sử dụng trong nhà ươm
Ảnh 4.12. Nhà lưới, kệ bê tông , vòi phun được sử dụng trong sản xuất hoa kiểng.
Bảng 4.8. Chi phí cho hoa-kiểng trang trí/600 m2 giai đoạn ĐTXDCB trong 1 năm Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền (1000đ)
Tỷ lệ (%)
Lưới Chậu
Hệ thống tưới - Máy bơm - Ống - Béc - Vòi sen Dụng cụ - Giàn - Kệ bệ tông - Bể/lu ngâm phân
- Chi phí khác
Kg Cái
Cái Cái Cái Cái
Cái Cái
10 2.000
1 120
5 4
1 10
4
18 2
1.200 23 20 5
1.300 30 50
180 4.000
1.200 2.760 100
20 2.200 1.300 300 200 2.000
1,26 28,05
8,42 19,35
0,7 0,14 15,43
9,12 2,1 1,4 14,03
Tổng chi phí 14.260 100,00
Chi phí cho hoa – kiểng trang trí/600 m2 giai đoạn SXKD trong 1 năm:
Chi phí giai đoạn SXKD ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và tác động đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Ở bảng 4.9 cho thấy tổng chi phí giai đoạn SXKD là 39,611 triệu đồng. Chi phí trong giai đoạn này thường được chia làm hai loại là chi phí vật chất và chi phí cho lao động. Nhưng đối với hoạt động sản xuất hoa kiểng thì chi phí lao động bỏ ra là rất lớn, đặc biệt là lao động nhà chiếm tỷ lệ là 39,38%, lao động thuê chiếm tỷ lệ là 30,29%. Tuy các nhà vườn có nhà ươm riêng để sản xuất giống hoa kiểng tại chỗ, nhưng do ngành hoa kiểng Bình Dương chỉ mới phát triển nên đầu tư giống mới mỗi năm khá nhiều chiếm tỷ lệ 8,84% trong tổng số chi phí SXKD. Với vốn vay 5 triệu đồng, lãi suất khá cao 1,7%/tháng thì lãi suất mỗi năm phải trả là 1,02 triệu đồng, chỉ chiếm 2,58%. Nếu Nhà nước tạo điều kiện giảm lãi suất thì sẽ rất thuận lợi cho người dân thiếu vốn đi vay.
Hoa kiểng được bón hỗn hợp nhiều loại phân, chiếm tỷ lệ cao 10,06% trong tổng chi phí SXKD, vì vật giá leo thang, dẫn đến giá cả phân bón tăng cao, làm cho người dân gia tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra, chi phí tro trấu chiếm tỷ lệ khá cao là 1,11%, thường được sử dụng nhiều trong ươm cây.
Tuy nhiên, lao động luôn là thành phần quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với người sản xuất thì lao động nhà được tính như là “lấy công làm lời”.
Và lao động nhà chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí SXKD là 39,38%.
Bảng 4.9. Chi phí cho hoa – kiểng trang trí/600 m2 giai đoạn SXKD trong 1 năm:
Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ)
Thành tiền (1000 đ)
Tỷ lệ (%)
Đầu tư giống mới
Lãi vay Phân bón - Vô cơ
+NPK +DAP +URE +KALI - Hữu cơ
+Phân bò +Bánh dầu Phân bón lá Tro trấu Thuốc
(BVTV +KT) Điện tưới nước Bịch
Giỏ Lao động - Lao động nhà - Lao động thuê Chi phí khác
Kg Kg Kg Kg
Bao Kg Gói Bao Chai
Kw Kg Cái
Tháng Tháng
50 43 15 12
50 120
10 55 5
400 35 1500
12 12
20 25 10,5
14
15 7 23
8 20
0,7 20 0,5
1.300 1.000
3.500 1.020
1.000 1.075 157,5 168
750 840 230 440 100
280 700 750
15.600 12.000 1.000
8,84 2,58 10,06
0,58 1,11 0,25
0,71 1,77 1,89
39,38 30,29 2,54
Tổng chi phí 39.611 100,00
Tổng doanh thu của hoa kiểng trang trí trong 1 năm/ 600 m2:
Thị trường tiêu thụ còn chưa rộng rãi, thuận lợi cho các nông hộ trong sản xuất, cho nên tổng doanh thu còn chưa cao so với chi phí bỏ ra. Qua bảng 4.10 tổng doanh thu hoa kiểng trang trí cho một năm trên 600 m2 là 63,1 triệu đồng. Nhiều loại hoa kiểng khác nhau, đối tượng mua: sỉ và lẻ khác nhau nên có nhiều loại giá khác nhau. Tuy nhiên ở mức trung bình chung, giá các loại như sau:
Kiểng trang trí : 50.000 đ/cây
Hoa (ngày thường) : 5000 đ/bịch(giỏ) Hoa tết : 6000 đ/bịch(giỏ)
Giá hoa ngày tết không cao hơn giá hoa ngày thường bao nhiêu nhưng mang lại doanh thu lớn, do số lượng bán rất lớn chiếm tỷ lệ 24,72%. Còn các loại cây công trình, bán với số lượng không nhiều nhưng giá cao nên chiếm doanh thu cao nhất là 47,55% trong tổng doanh thu, hoa ( ngày thường) chiếm 27,73% trong tổng doanh thu.
Bảng 4.10. Tổng doanh thu của hoa kiểng trang trí trong 1 năm/ 600 m2
Loại ĐVT Số lượng Đơn giá
(1000 đ)
Thành tiền (1000 đ)
Tỷ lệ (%) Kiểng trang trí
Hoa Hoa tết
Cây Bịch/giỏ Bịch/giỏ
600 3.500 2.600
50 5 6
30.000 17.500 15.600
47,55 27,73 24,72 Tổng doanh
thu
63.100 100,00
Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hoa - kiểng trang trí trong 1 năm/ 600 m2:
Một đặc trưng cơ bản trong hoạt động sản xuất nông nghiệp khác với hoạt động kinh tế khác là có sự tham gia của lao động nhà. Họ thường cố gắng sử dụng tối đa công lao động nhà để hạn chế việc thuê mướn nhưng người nông dân không tính công lao động của mình vào chi phí bỏ ra. Đặc điểm này thường tạo ra kết quả
giả. Bởi vậy, tôi sử dụng hai yếu tố Lợi Nhuân (LN) và Thu Nhập (TN) để đánh giá hiệu quả kinh tế, trong đó TN=LN + CPCLĐN (Chi phí công lao động nhà).
Lợi nhuận thu được trong một năm trên 600 m2 cho sản xuất hoa-kiểng trang trí là: LN = DT – TCPSX = 63.100.000- 42.463.000= 20.637.000 đồng
Thu nhập thu được trong một năm trên 600 m2 cho sản xuất hoa-kiểng trang trí là: TN = LN + CPCLĐN = 20.637.000 + 15.600.000 = 36.237.000 đồng
Sự chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập là khá lớn, chứng tỏ đối với hoạt động sản xuất hoa kiểng ở Bình Dương có sự tham gia rất lớn của lao động nhà. Thông thường là 1 lao động chính của gia đình, thỉnh thoảng có sự giúp đỡ của con cái, với 1 lao động làm thuê.
Qua bảng 4.7 có thể phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sau:
Tỷ suất doanh thu theo chi phí sản xuất = TDT / TCPSX = 63.100.000 / 42.463.000 = 1,49. Cho thấy, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được gần gấp rưỡi đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí = LN / TCPSX = 20.637.000 / 42.463.000 = 0,49. Và tỷ suất thu nhập theo tổng chi phí = TN / TCPSX = 36.237.000 / 42.463.000 = 0,85. Phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,85 đồng thu nhập nhưng chỉ thu được 0,49 đồng lợi nhuận. Như vậy, theo quan điểm của nông hộ thì với việc trồng hoa-kiểng trang trí sẽ cho mức thu nhập khá lớn so với chi phí bỏ ra. Thực chất lợi nhuận của họ chỉ bằng khoảng 55% thu nhập của họ, thể hiện qua chỉ tiêu LN/TN = 0,55 nghĩa là trong 1 đồng thu nhập chỉ có 0,55 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận theo tổng doanh thu = LN / TDT = 20.637.000 / 63.100.000 = 0,33. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu có 0,33 đồng lợi nhuận hay lợi nhuận chiếm 33% phần trăm trong tổng doanh thu.
Tỷ suất thu nhập theo tổng doanh thu = TN / TDT = 36.237.000 / 63100.000
= 0,57. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu 0,57 đồng thu nhập hay thu nhập chiếm 57% phần trăm trong tổng doanh thu.
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hoa - kiểng trang trí trong 1 năm/
600 m2
Diễn giải ĐVT Thành tiền
(1000 đ) 1. Tổng Doanh thu
Tổng chi phí vật chất (1) Tổng chi phí lao động (2) - Lao động nhà
- Lao động thuê Chi phí khấu hao (3) Lãi vay (4)
2. Tổng CPSX (1+2+3+4) 3. Lợi nhuận
4. Thu nhập 5. Tỷ suất TDT/TCPSX LN/TCPSX TN/TCPSX LN/TDT TN/TDT LN/TN
1000 đ
“
“
“
“
“
“
“
“
“ Lần
“
“
“
“
“
“
63.100 10.991 27.600 15.600 12.000 2.852 1.020 42.463 20.637 36.237