Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 32 - 35)

3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Cơ sở lý luận:

3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng, nó thể hiện kết quả của sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí bỏ ra. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của một nền kinh tế là không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất để duy trì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế phải cân đối, hợp lý các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Xác định hiệu quả kinh tế là điểm xuất phát cho mọi tính toán kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế hợp lý, tạo nguồn sản phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu xã hội đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất.

Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra (gồm chi phí vật chất và chi phí lao động). Khi xác định hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất lao động trong nông nghiệp, tức phải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.

3.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: gồm các chỉ tiêu sau

Các chỉ tiêu kinh tế

- Tổng chi phí (TCP): chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô trồng, kĩ thuật và có sự tham gia của một số yếu tố khác:

Tổng chi phí sản xuất = chi phí máy móc + chi phí vật chất + chi phí dịch vụ + chi phí lao động.

- Doanh thu (DT): chỉ tiêu này phản ánh kết quả trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất, giá bán.

DT = sản lượng * giá bán

- Lợi nhuận (LN): là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.

LN = DT - CPSX CPSX: chi phí sản xuất

- Thu nhập (TN): là một chỉ tiêu phản ánh khoản thu từng năm để đánh giá mức sống của nông dân và thu nhập của hộ nông dân.

TN = LN + CPCLĐN

CPCLĐN: chi phí công lao động nhà

Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế:

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản xuất:

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = LN / CPSX

Ý nghĩa: tỷ suất này nói lên 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Tỷ suất thu nhập theo chi phí sản xuất:

Tỷ suất thu nhập theo tổng chi phí = TN / CPSX

Ý nghĩa: cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.

- Tỷ suất doanh thu theo chi phí sản xuất:

Tỷ suất doanh thu theo chi phí sản xuất = DT / TCP

Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Tỷ suất lợi nhuận theo tổng doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo tổng doanh thu = LN / TDT

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.

- Tỷ suất thu nhập theo tổng doanh thu:

Tỷ suất thu nhập theo tổng doanh thu = TN / DT

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập hay thu nhập chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.

Đây là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh tế. Nếu giá trị của chúng càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1. Công tác ngoại nghiệp

Phương pháp điều tra ngẫu nhiên: điều tra 30% hộ trên tổng số hộ một cách ngẫu nhiên để chỉ tiêu lựa chọn, phân tích, đánh giá được khách quan, theo phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn ( phụ lục 2).

3.3.2.2. Công tác nội nghiệp

+ Tra cứu các tài liệu có liên quan trên sách, báo, internet…để bổ sung những thông tin cần thiết.

+ Thu thập số liệu thứ cấp: tại các phòng kinh tế và các phòng ban khác ở các huyện, thị xã và tỉnh Bình Dương.

+ Phương pháp tính toán thống kê: để thống kê tỷ lệ quy mô kinh doanh, diện tích trồng cây hoa kiểng, loại hình kinh doanh….của các hộ đã điều tra qua các phần mềm máy tính như: excel, word…

+ Phương pháp phân tích: trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội cho ngành hoa kiểng.

+ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho ngành hoa kiểng theo hướng ổn định và bền vững phục vụ cho quy hoạch đất nông nghiệp ở tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)