4.1.1. Khái quát tình hình sử dụng đất trồng hoa kiểng ở Bình Dương:
Khi tốc độ công nghiệp hóa - đô thị hóa liên tục phát triển ở tỉnh Bình Dương, một mặt làm cho nền kinh tế phát triển, một mặt thu hẹp diện tích sản xuất cây nông nghiệp nói chung và hoa kiểng nói riêng. Với diện tích sản xuất hoa kiểng ngày càng thu hẹp như vậy, đòi hỏi phải có một kế hoạch quy hoạch sử dụng đất hợp lý phù hợp với từng vùng và đạt hiệu quả sản xuất cao.
Tuy ngành trồng hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương đã có từ lâu đời, nhưng mới phát triển trong những năm gần đây nên lợi nhuận mà nó mang lại mới thật sự được quan tâm. Vì vậy, các cơ quan chức năng chưa có sự thống kê diện tích sử dụng đất cụ thể cho hoa kiểng như những cây nông nghiệp khác.
Nói chung, tình hình sử dụng đất cho hoa kiểng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nguyên nhân là do giai đọan này có sự quan tâm của chính quyền, của lãnh đạo địa phương muốn “phát triển nghề sản xuất có hiệu quả kinh tế cao” theo xu hướng phát triển “vùng chuyên canh cây hoa kiểng” chung của toàn tỉnh. Thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã có Chính sách quan tâm đến ngành nông nghiệp trong đó có ngành hoa kiểng, đòi hỏi quy hoạch vùng chuyên canh cây hoa kiểng phù hợp với từng vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất ra chúng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Hành động cụ thể là Hội sinh vật cảnh tỉnh đã tổ chức các khóa học cho từng huyện, từng xã học hỏi về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cho người dân. Đó là một điều đáng mừng cho các hộ sản xuất hoa kiểng nói chung và cho nền nông nghiệp của tỉnh nói chung.
4.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh:
Phần lớn các hộ sản xuất kinh doanh với qui mô nhỏ, lẻ mang tính chất hộ gia đình. Quy mô chưa sản xuất tập trung, phân vùng, tạo nên một mãng lớn cho từng khu vực nên từ đó chưa hình thành nên các làng nghề hoa kiểng; như một số làng nghề hoa kiểng nổi tiếng đã có của nước ta như Cái Mơn của Bến Tre, Gò Vấp của Tp.Hồ Chí Minh…Chúng tôi đã chọn mẫu là 60 hộ sản xuất kinh doanh hoa kiểng để tiến hành điều tra, thu thập số liệu cho toàn tỉnh. Trong quá trình thu thập thông tin từ các hộ, tôi đã chia thành ba quy mô thường gặp qua bảng 4.1 là: quy mô sản xuất cá thể chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,7% toàn tỉnh, đây là các hộ sản xuất riêng lẻ, cá thể còn mang tính chất hộ gia đình; quy mô cơ sở kinh doanh: các hộ này có vốn đầu tư lớn hơn vươn lên mở rộng quy mô thành các cơ sở kinh doanh chiếm tỷ lệ 35%; còn lại các hộ có vốn lớn và có điều kiện thuận lợi thành lập thành công ty kinh doanh chỉ chiếm tỷ lệ 3,3%. Cơ sở kinh doanh và công ty kinh doanh là hai quy mô sản xuất có đầu ra tốt hơn do có thể tự tiêu thụ sản phẩm làm ra chủ động hơn. Tuy chưa sản xuất tập trung và phân vùng hoa kiểng nhưng ở các huyện và thị xã đã có thành lập hội sinh vật cảnh và chương trình quy hoạch vùng chuyên canh hoa kiểng, đây sẽ là khởi đầu cho những mối liên kết trong sản xuất và kinh doanh sau này tạo nên vùng chuyên canh hoa kiểng trong tỉnh.
Bảng 4.1. Quy mô sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các hộ
Quy mô sản xuất kinh doanh
Số hộ Tỷ lệ (%)
- Cá thể - Cơ sở - Công ty
37 21 2
61,7 35 3,3
Tổng 60 100
cá thể cơ sở công ty
Biểu đồ 4.1. Quy mô sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các hộ ở tỉnh Bình Dương Mặc dù hội đã có những buổi sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm thường xuyên của các thành viên trong hội. Đồng thời hội đã tổ chức những lớp học hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa kiểng cho các hộ nông dân có nhu cầu học hỏi về kĩ thuật. Nhưng hội chỉ là tổ chức tự thành lập của một số anh em yêu, đam mê và có lòng nhiệt huyết với nghề, chưa phải là một tổ chức của Nhà nước. Nhìn chung ngành hoa kiểng Bình Dương còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, tự phát không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Các hộ kinh doanh hoa kiểng có quy mô lớn, thu nhập cao chỉ chiếm số ít. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải thành lập các tổ chức cụ thể để quan tâm ngành hoa kiểng một cách sâu sắc hơn, ví dụ như trung tâm khuyến nông, hội nông dân theo sát kĩ thuật cho nông hộ các cây trồng nông nghiệp khác, để biến ngành hoa kiểng là một ngành thật sự mang lại hiệu quả kinh tế.
4.1.3. Diện tích trồng cây hoa kiểng:
Bảng 4.2. Diện tích trồng cây hoa kiểng của các hộ:
Đơn vị tính: 1000 m2
Diện tích Số hộ Tỷ lệ (%)
< 0,1 0,1 – 0,5
0,5 – 3 3 – 6
>6
6 21 25 7 1
10 35 41,7 11,7 1,6
Tổng 60 100
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
< 0,1 0,1 – 0,5 0,5 – 3 3 – 6 >6
Diện tích trồng cây hoa kiểng
Biểu đồ 4.2. Diện tích trồng cây hoa kiểng của các hộ ở tỉnh Bình Dương Qua bảng thống kê 4.2 ta thấy diện tích trên 6000m2 chiếm tỷ lệ ít nhất 1,6%
toàn tỉnh. Chiếm tỷ lệ thấp kế tiếp là 10% ở các hộ có diện tích dưới 100 m2 tập trung chủ yếu là các hộ sản xuất hoa lan, vì các chủ nhân này trồng lan do đam mê, giải trí là chủ yếu, tuy chỉ có ít diện tích nhưng các hộ này vẫn đạt năng suất nhờ vào các hình thức bố trí tốn ít diện tích của hoa lan như: ta có thể treo khắp mọi nơi, trồng dưới đất… Chiếm tỷ lệ 11,7% là ở hộ có diện tích 3000-6000m2. Các hộ có diện tích từ 100 m2 đến 500 m2 chiếm tỷ lệ 35% và hộ có diện tích từ 500-3000m2 chiếm 41,7%, đây là hai khoảng diện tích chiếm tỷ lệ thường gặp của sản xuất hoa kiểng Bình Dương. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn diện tích hoa kiểng trang trí là 600 m2 và bon sai là 300 m2 để phân tích hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng ở Bình Dương.
nh 4.1. Các hình thức bố trí đa dạng của hoa lan ở các hộ có diện tích < 100 m2
Ảnh 4.2. Cách bố trí bon sai và hoa lan tận dụng diện tích của một cơ sở kinh doanh
Ảnh 4.3. Cách bố trí kiểng bon sai tận dụng diện tích ở các hộ có diện tích 100 m2 đến 500 m2
4.1.4. Thâm niên canh tác:
Thâm niên canh tác có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất của nông hộ. Tuy ngành hoa kiểng ở Bình Dương đã có từ lâu đời nhưng chỉ mới phát triển những năm gần đây, nên thâm niên canh tác không nhiều. Qua bảng 4.3, trong 60 hộ điều tra thâm niên cao nhất trên 10 năm chỉ chiếm tỷ lệ 13,3% tập trung ở những nghệ nhân cao tuổi chủ yếu do đam mê, giải trí;
chiếm tỷ lệ nhiều nhất 41,7% các hộ có 2-5 thâm niên canh tác trong các hộ đã điều tra. Thâm niên canh tác từ 5-10 năm hộ chiếm tỷ lệ 23,3% các hộ đã điều tra. Các hộ có số năm canh tác từ 1-2 năm chiếm tỷ lệ 21,7%; đây là các hộ mới phát triển
ngành hoa kiểng, sản phẩm làm ra còn trong giai đoạn tiềm năng, hứa hẹn một hiệu quả kinh tế lớn trong tương lai, còn bây giờ thì chỉ bán lẻ ra được số lượng rất ít, không đáng kể; nên trong quá trình tính hiệu quả kinh tế tôi đã không tính các hộ này mà chỉ cho các hộ này vào trường hợp dự báo trong tương lai.
Bảng 4.3. Thâm niên canh tác của chủ hộ
Số năm canh tác Số hộ Tỷ lệ (%)
1 - 2 2 - 5 5 - 10
> 10
13 25 14 8
21,7 41,7 23,3 13,3
Tổng 60 100
4.1.5. Chủng loại cây hoa kiểng trong sản xuất kinh doanh:
Tuy sản xuất số lượng hoa kiểng không nhiều như các làng nghề hoa kiểng khác trong cả nước, nhưng về chất lượng sản phẩm thì không kém và chủng loại hoa kiểng ở Bình Dương thì thật là đa dạng và phong phú với hàng trăm loại khác nhau từ kiểng cổ đến nhiều dạng bon sai lớn nhỏ, rồi đến rất nhiều loại hoa ngắn ngày, loại cau, nhóm lá màu…
Trong luận văn này, để thuận lợi cho việc tính toán tôi chia các loại hoa kiểng vào 2 nhóm là: hoa - kiểng trang trí và bon sai - kiểng cổ. Qua quá trình thu thập thông tin, tôi đã thống kê được ở bảng 4.4 có: 56,7% chiếm tỷ lệ nhiều nhất các hộ chỉ riêng sản xuất kinh doanh hoa-kiểng trang trí (trong đó hoa lan chiếm 26 hộ và hoa nền-kiểng trang trí chiếm 9 hộ trong 60 hộ điều tra); chiếm 26,7% ở các hộ chỉ chuyên sản xuất bon sai kiểng cổ; và chỉ chiếm tỷ lệ 16,6% các hộ là sản xuất kinh doanh hoa kiểng đủ loại vừa có hoa-kiểng trang trí vừa có bon sai kiểng cổ.
Bảng 4.4. Phân loại hoa kiểng của các hộ điều tra
Phân loại hoa kiểng Số hộ Tỷ lệ (%)
- Hoa-kiểng trang trí gồm:
+ Hoa lan
+ Hoa nền-kiểng trang trí - Bon sai kiểng cổ
- Hoa-kiểng trang trí và bon sai kiểng cổ
34 26 8 16 10
56,7
26,7 16,6
Tổng 60 100
Ảnh 4.4. Một cơ sở sản xuất kinh doanh đa dạng về chủng loại hoa kiểng
Ảnh 4.5. Một cơ sở chỉ chuyên kinh doanh về hoa-kiểng trang trí
Ảnh 4.6. Một hộ chỉ chuyên sản xuất về kiểng sứ 4.1.6. Đặc trưng hoa kiểng:
Mặc dù chủng loại hoa kiểng phong phú là thế nhưng đặc trưng hoa kiểng của Bình Dương còn chưa rõ nét. Đặc trưng hoa kiểng Bình Dương chủ yếu là chủng loại hoa kiểng phân bố theo từng huyện, thị xã trong tỉnh. Tỉnh đã và đang hình thành dần vùng chuyên canh cây hoa kiểng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước phù hợp với từng vùng mà tôi đã ghi nhận được trong quá trình điều tra được như sau:
Huyện Dĩ An có nền kinh tế đang phát triển khá mạnh mẽ của tỉnh Bình Dương, đang từng bước phát triển ngành sản xuất cây hoa kiểng mà chủ yếu là cây hoa lan, chỉ số ít là kinh doanh hoa kiểng trang trí.
Ảnh 4.7. Mô hình trồng hoa lan của các hộ ở Dĩ An
Mặc dù còn nặng về kinh tế nông nghiệp, tập trung trồng cây công nghiệp lâu năm như: cao su, tiêu, điều; nhưng với nhiều kinh nghiệm nhiều năm trong trồng và chăm sóc cây nông nghiệp, tạo cơ hội cho các hộ nông dân huyện Bến Cát có nhiều điều kiện trồng và kinh doanh hoa kiểng. Tuy nhiên, ở huyện Bến Cát chỉ có một số ít nông hộ chuyên sản xuất và kinh doanh hoa kiểng nhưng chủ yếu là kiểng trang trí, kiểng lớn-bon sai. Và huyện chỉ là tiềm năng sản xuất kiểng tốt trong tương lai nếu được các cơ quan chức năng có sự quan tâm tốt để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất.
Ảnh 4.8. Cây kiểng – bon sai ở Bến Cát
Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bình Dương, đây là vị trí thuận lợi hơn nhiều so với các huyện, thị xã Thủ Dầu Một tập trung và kinh doanh hoa kiểng khá phong phú đa chủng loại: hoa lan, kiểng trang trí, kiểng lớn-bon sai… Tuy nhiên, các hộ chỉ ở mức sản xuất cá thể, thiếu tính chuyên nghiệp nên chỉ là sản xuất nhỏ lẻ, thiếu đầu ra. Đây là những vấn đề cần giải quyết để Bình Dương thật sự là một trong những vùng sản xuất hoa kiểng chuyên canh và hiệu quả lợi nhuận cao đúng như những giá trị của nó sẽ mang lại.
Ảnh 4.9. Mô hình kinh doanh hoa kiểng đa chủng loại ở Thủ dầu một 4.1.7. Lực lượng lao động phục vụ sản xuất hoa kiểng:
Trong 60 hộ điều tra đã giải quyết được tổng số 166 lao động, trong đó có 70 lao động nhà và 96 lao động làm thuê. Qua bảng 4.5 ở dưới trong quá trình khảo sát, các hộ có số lao động từ 1-2 người chiếm tỷ lệ cao nhất đến 75%; chủ yếu các hộ này sản xuất hoa lan hay bon sai, do không cần nhiều nhân công và các hộ này sản xuất hoa kiểng do lòng đam mê, giải trí là chính; nên các hộ chỉ có từ 1 hoặc 2 người chủ yếu là lao động nhà. Chiếm tỷ lệ 15% số hộ có số lao động từ 2-4 người.
Chiếm tỷ lệ chỉ 6,7% số hộ có số lao động trên 6 người, đây chủ yếu là các hộ vừa kinh doanh hoa kiểng vừa thiết kế thi công công trình nên có lực lượng lao động đông do thuê mướn. Chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 3,3% các hộ có số lao động từ 4-6 người, đây vừa có lao động nhà vừa có lao động làm thuê.
Bảng 4.5. Lực lượng lao động phục vụ sản xuất hoa kiểng của các hộ điều tra
Lực lượng lao động Số hộ Tỷ lệ (%)
1 – 2 2 – 4 4 – 6
>6
45 9 2 4
75 15 3,3 6,7
Tổng 60 100
4.1.8. Thị trường tiêu thụ:
Các hộ sản xuất hoa kiểng chủ yếu là thị trường nội địa, chưa có thị trường hướng ra xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường nội địa lại nhỏ, lẻ, chưa rộng rãi, còn bấp bênh; chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai…
Đây là các tỉnh trọng điểm phía Nam có tốc độ kinh tế phát triển, nên có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng cao, đây sẽ là thuận lợi lớn cho ngành hoa kiểng Bình Dương.
Bảng 4.6. Thị trường tiêu thụ của các hộ điều tra Diễn giải Số hộ - Bán lẻ
- Tự tiêu thụ - Giao cho mối - Đơn đặt hàng
60 19 18 22
Qua 60 hộ thu thập thông tin chúng tôi thống kê được ở bảng 4.6 có 100% hộ tiêu thụ bằng cách bán lẻ. Chỉ có 18 hộ trong số 60 hộ giao cho mối tiêu thụ. Có 22 hộ được nhận đơn đặt hàng và 19 hộ tự tiêu thụ bằng cách thi công công trình. Tình hình tiêu thụ còn chưa ổn định, chưa được tiếp cận đúng mức cho hộ dân: các hộ sản xuất ra 100% bán lẻ, nếu giao cho mối lại bị mối nhận giá, đơn đặt hàng có khả quan hơn nhưng lại rất ít khi. Gây ra hiện tượng sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng không được tiêu thụ kịp thời nhất là các loại hoa ngắn ngày gây lỗ vốn mất lòng tin, chán nản cho chủ hộ sản xuất ra hoa kiểng. Trong khi đó trên thị trường nhu cầu chưa được đáp ứng đúng mức, gây ra hiện tượng sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ trong khi đó nhu cầu cần cây hoa kiểng không được đáp ứng. Nhưng đối với các hộ vừa sản xuất vừa tự kinh doanh tình hình tiêu thụ có thuận lợi hơn, vì sản phẩm làm ra được chủ kinh doanh chủ động tiêu thụ. Và chủ hộ sản xuất hoa kiểng có kết hợp thi công công trình thì đầu ra cho hoa kiểng tốt hơn nhiều. Cho nên, mới thấy đầu ra rất quan trọng trong sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế sản xuất phát triển;
vì có nơi tiêu thụ được người dân mới an tâm sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ nhiều về số lượng mà còn tốt cả về chất lượng nữa, chính lúc đó mới làm tăng hiệu quả kinh tế được.
Chính vì lý do trên mà cần tạo nhiều cơ hội, tiếp cận nhiều thị trường tiêu thụ càng tốt. Trong đó phải kể đến một thị trường rất quan trọng, đang bị bỏ ngõ là thị trường xuất khẩu. Nhiều nước phát triển ở châu Âu, nhất là tại Hà Lan, hoa kiểng, cây cảnh được trồng trong nhà lưới, ứng dụng những công nghệ hiện đại, đầu tư kinh phí cao. Lợi nhuận mang lại từ hoa kiểng rất lớn, không những phục vụ nhu
cầu trong nước mà xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới... Còn ở nước ta, hoa kiểng phần lớn chỉ tiêu thụ nội địa, ngoại trừ một số vùng như Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh có xuất khẩu, nhưng số lượng cũng không nhiều. Nếu người dân biết nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của các quốc gia trên thế giới, thì việc xuất khẩu sẽ là thị trường đầy hứa hẹn cho ngành sản xuất hoa kiểng. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đáp ứng nguyện vọng làm giàu từ ngành hoa kiểng.
4.1.9. Hoạt động vay vốn, hoạt động khuyến nông:
Qua bảng 4.7 đã thống kê được các hộ có nguồn vốn tự có chiếm 80% và các hộ vừa có nguồn vốn tự có vừa có vốn vay (có 9 hộ vay ngân hàng nhà nước và 3 hộ vay từ hội đoàn trong 60 hộ điều tra) chiếm 20% toàn tỉnh. Sở dĩ, các hộ sản xuất kinh doanh hoa kiểng quy mô nhỏ ngoài nguyên nhân là ngành mới phát triển, còn nguyên nhân nữa là do 80% các hộ đều có nguồn vốn tự có, do đó thiếu vốn đầu tư lớn nên sản xuất nhỏ lẻ, nếu đi vay thì thủ tục khó khăn, tốn nhiều thời gian và lãi suất cao.
Bảng 4.7. Hoạt động vay vốn, hoạt động khuyến
Diễn giải Số hộ Tỷ lệ (%)
- Vốn tự có
- Vốn tự có và vốn vay gồm:
+ Vốn tự có và vốn vay ngân hàng Nhà nước
+ Vốn tự có và vốn vay quỹ tín dụng + Vốn tự có và vốn vay từ hội, đoàn
48 12 9 0 3
80 20
Tổng 60 100