4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho sử dụng đất sản xuất cây hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương
4.2.1. Hiệu quả kinh tế
4.2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho bon sai kiểng cổ
Chi phí ĐTXDCB cho bon sai kiểng cổ trong một năm/ 300 m2:
Bon sai được xem là loại hình kinh doanh cao cấp, đầu tư nhiều vốn và đòi hỏi nhiều kĩ thuật, thời gian để cho ra một tác phẩm, nên các hộ nông dân ít dám đầu cho lĩnh vực này. Nhưng ngược lại bon sai mang lại giá trị kinh tế cao và được các người chơi hoa kiểng rất ưa chuộng. Tuy nhiên thực tế thú chơi bon sai còn chưa rộng rãi trong người dân do giá còn quá cao. Trong tương lai, khi bon sai trở thành thú chơi của nhiều tầng lớp trong xã hội, thì đòi hỏi nhiều người sản xuất ra
bon sai, lúc đó tuân theo quy luật cung cầu sẽ làm cho giá của bon sai phù hợp với người chơi.
Khác với hoa-kiểng trang trí, bon sai chỉ tốn ít diện tích nhưng đầu tư vốn lớn, chăm sóc cầu kì. Với chi phí ĐTXDCB cho bon sai kiểng lớn là rất lớn 148,3 triệu đồng. Đây là chi phí cao chỉ phù hợp với các hộ sản xuất kinh doanh có vốn đầu tư nhiều. Trong đó, yếu tố giống chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,92% trong tổng chi phí ĐTXDCB. Trung bình các hộ đầu tư mua khoảng 120/250 gốc giống trên 300 m2, như vậy mật đô trung bình là 250 gốc trên 300 m2, còn các giống còn lại do các hộ tự ươm, chiết lấy giống tại vườn. Vì vậy, sẽ giảm đi một phần chi phí về giống rất lớn.
Bảng 4.12. Chi phí ĐTXDCB cho bon sai kiểng cổ trong một năm/ 300 m2
Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá
(1000 đ)
Thành tiền (1000 đ)
Tỷ lệ (%) - Giống
- Chậu - Máy bơm - Đá trang trí - Công cụ dụng cụ
(dao, kéo, kiềm, dây quấn)
- CP khác
Gốc Cái Cái
120 250 1 260
1.000 50 1.200 35
120.000 12.500 1.200 9.100 3.000
2.500
80,92 8,43 0,81 6,14 2,02
1,68
Tổng chi phí 148.300 100,00
Về chậu trồng cho bon sai rất đa dạng với giá cả khác nhau. Trung bình là 50.000 đ/chậu. Chi phí cho chậu trồng là 12,500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ khá cao là 8,43% trong tổng chi phí ĐTXDCB cho bon sai. Bon sai thường sử dụng nhiều vật liệu trang trí nhưng nhà vườn thường sử dụng đá trang trí, chi phí này chiếm khoảng 6,14%.
Như vậy, mặc dù chi phí cho bon sai kiểng lớn là cao nhưng lợi nhuận mà nó thu được cũng không phải là thấp, cho nên thường thì người chơi bon sai phải là người kiên nhẫn và tâm huyết với nó lắm.
Do giống, đá trang trí và chậu là các yếu tố được sử dụng không hoàn lại qua các năm nên thật sự chi phí khấu hao cho ĐTXDCB không tính các chi phí này.
Vì vậy, các yếu tố ĐTXDCB còn lại thường được nhà vườn sử dụng trong 5 năm nên chi phí khấu hao của nhà vườn được tính như sau:
(148.300.000-120.000.000-9.100.000-12.500.000 )
CPKH = = 1.340.000 đồng 5
Chi phí SXKD cho bon sai kiểng cổ trong một năm/ 300 m2:
Bon sai là loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao. Đặc biệt đối với loại hình này, thời kì đầu (2-3 năm) nhà vườn tốn nhiều công chăm sóc cho nó, từ việc ươm, chiết, uốn, tỉa, tạo dáng… Còn chi phí vật chất bỏ ra trong giai đoạn đầu không cao lắm. Nhưng đến những năm tiếp theo, chi phí lao động bỏ ra ít hơn nhưng chi phí vật chất lại tăng lên. Chính vì vậy theo nhận định của nhiềo nhà vườn thì chi phí cho bon sai xấp xỉ nhau qua các năm.
Qua bảng 4.13 thì tổng chi phí cho bon sai kiểng cổ trong một năm trên 300m2 là 33,499 triệu đồng. Cũng giống như hoa-kiểng trang trí, công lao động vẫn là quan trọng nhất, người sản xuất nông nghiệp vẫn quan niệm lấy công lao động nhà làm lời. Vì vậy, chi phí dành cho lao động vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 82,39%, trong đó lao động nhà chiếm tỷ lệ 46,57%. Chiếm tỷ lệ cũng khá cao là chi phí đầu tư cho phân bón khoảng 10,05%. Tro trấu được sử dụng để làm chất trồng chiếm tỷ lệ 0,57%. Chi phí nước để tưới vườn được nhà vườn quy thành số kw điện, mỗi năm nhà vườn sử dụng cho việc tưới nước bon sai khoảng 210 Kw chiếm tỷ lệ 0,44%.
Thuốc bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng cho lá, rễ được sử dụng cho bon sai nhưng không nhiều như cho hoa-kiểng trang trí, chiếm tỷ lệ 0,18%.
Tuy sử dụng chi phí cho giai đoạn ĐTXDCB của bon sai kiểng lớn khá cao, nhưng giai đoạn đầu tư SXKD cho bon sai chỉ bình quân 33,499 triệu đồng trên năm.
Bảng 4.13. Chi phí SXKD cho bon sai kiểng cổ trong một năm/ 300 m2:
Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá
(1000 đ)
Thành tiền (1000 đ)
Tỷ lệ (%)
Lãi vay Phân bón - Vô cơ +NPK +DAP +URE +KALI - Hữu cơ +Phân bò +Bánh dầu Phân bón lá Tro trấu Thuốc
(BVTV +KT) Điện tưới nước Lao động - Lao động nhà - Lao động thuê Chi phí khác
Kg Kg Kg Kg
Bao Kg Gói Bao Chai
Kw
Tháng Tháng
42 36 30 25
43 45 5 24 3
210
12 12
20 25 10,5 14
15 7 23 8 20
0,7
1.300 1.000
1.020
840 900 315 350
645 315 115 192 60
147
15600 12000 1.000
3,04 10,05
0,34 0,57 0,18
0,44
46,57 35,82 2,99
Tổng chi phí 33.499 100,00
Doanh thu của một chu kỳ đầu tư bon sai trên 300 m2:
Khác với cây hoa-kiểng trang trí là cây ngắn ngày, được tiêu thụ sản phẩm theo mùa vụ trong năm, sản xuất cây bon sai là một hình thức đầu tư vốn mà chỉ thu được lợi nhuận trong tương lai. Vì chúng được ươm, chăm sóc tại vườn ít nhất là 3
năm trước khi được bán (đối với một số loại như sứ thái,…) và ít nhất 5 năm (đối với một số loại như si, sanh, …). Tổng doanh thu một năm đầu tư bon sai trên 300 m2 là 371,5 triệu đồng. Bon sai là loại cây có giá trị kinh tế rất cao nên nhà vườn chăm sóc kĩ, không để thiệt hại do chết cây hay thiệt hại do chết cây không đáng kể, vì vậy không có khấu trừ cây chết.
Bon sai là sản phẩm thu được chính là các cây được trồng. Để phù hợp với đặc trưng này, bảng doanh thu của bon sai thể hiện lượng cây trung bình bán được theo từng giai đoạn (tuổi của cây) và mức giá tương ứng của chúng qua từng giai đoạn tuổi của bon sai. Vì ngành hoa kiểng Bình Dương mới phát triển nên ít hộ sản xuất bon sai trên 10 năm, vì vậy tôi đã lấy nhiều nhất tuổi của sai là 10 năm để tính hiệu quả kinh tế cho chúng.
Giá cả của bon sai cũng đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chủng loại bon sai, thế bon sai, …Nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào tuổi cây, vì cây càng lâu năm thế càng vững chải và to khỏe thì giá thường cao. Do đó giá của bon sai cũng tăng dần theo tuổi cây, để thuận lợi cho việc tính toán tôi sử dụng mức giá trung bình theo từng giai đoạn của cây.
Số lượng bon sai bán ra từ năm thứ 3, 4 rất ít chỉ khoảng 25/100 cây chiếm tỷ lệ 15,07%. Nguyên nhân là do lượng bon sai bán ra trong giai đoạn này là các loại bon sai có giá trị không cao, chi phí đầu tư và chăm sóc ít tốn kém, thông thường giá của chúng trong giai đoạn này chỉ khoảng (2 - 2,5) triệu đồng/ cây. Do đó doanh thu đạt được trong hai năm này khoảng 103 triệu đồng trong tổng doanh thu.
Bảng 4.14. Doanh thu của một năm đầu tư bon sai trên 300 m2
Năm ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ)
Thành tiền (1000 đ)
Tỷ lệ (%) 3
4 5 6 7 8 9 10
Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây
13 12 25 23 12 10 3 2
2.000 2.500 3000 3.500 5.000 5.000 10.000 10.000
26.000 30.000 75.000 80.500 60.000 50.000 30.000 20.000
7 8,07 20,19 21,67 16,15 13,46 8,08 5,38
Tổng doanh thu 100 371.500 100,00
Số lượng bon sai bán được nhiều nhất là từ năm thứ 5, thứ 6 và cho doanh thu cao nhất trong 10 năm. Vì lúc này thường tập trung các loại bon sai có giá trị, giá biến thiên từ (3-3,5) triệu đồng/cây, bán được khoảng 48/100 cây, nên doanh thu thu được cho loại cây này là 155,5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng daonh thu là 41,86% trong tổng doanh thu.
Đối với bon sai, càng lâu năm giá tri càng tăng. Cho nên sang năm thứ 7, thứ 8 giá của bon sai tăng lên từ 5 triệu đồng/cây, tuy nhiên lượng cây bán được ít đi nhiều chỉ 22/100 cây, chiếm tỷ lệ không cao 29,61%. Mặc dù, các loại bon sai sang năm thứ 9, thứ 10 giá rất cao khoảng 10 triệu đồng nhưng tỷ lệ doanh thu cho các loại cây bon này lại không cao chiếm khoảng 13,46%, do lượng cây bán ra không nhiều và cây quá lâu năm nên lượng cây còn lại rất ít.
Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh bon sai kiểng cổ trong 1 năm/ 300 m2 Bảng 4.15.Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh bon sai kiểng cổ trong 1 năm/ 300 m2
Diễn giải ĐVT Thành tiền
(1000 đ) 1. Tổng Doanh thu
Chi phí SXKD (1) Giống (2)
Đá trang trí (3) Chậu (4) CPKH (5)
2. Tổng CPSX (1+2+3+4 + 5) 3. Lợi nhuận
4. Thu nhập 5. Tỷ suất TDT/TCPSX LN/TCPSX TN/TCPSX LN/TDT TN/TDT LN/TN
1000 đ
“
“
“
“
“
“
“
“
“ Lần
“
“
“
“
“
371.500 33.499 120.000
9.100 12.500
1.340 176.439 195.061 210.661
2,11 1,11 1,19 0,53 0,57 0,93
Như vậy, trong 1 chu kì đầu tư bon sai trên 300m2 thì tổng doanh thu của bon sai là 371,5 triệu đồng .
Nhưng trong 1 năm lợi nhuận thực sự của nông hộ đạt được trên 300 m2 của bon sai kiểng cổ là : LN = DT – TCPSX = 195.061.000 đồng
TN = LN + CPCLĐN = 210.661.000 đồng
Cũng như sản xuất hoa-kiểng trang trí, khoảng chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập cho bon sai kiểng cổ cũng rất lớn, chứng tỏ công lao động nhà tham gia là rất lớn. Điều này phản ánh đúng thực tế điều tra. Với lợi nhuận là 195,061 triệu đồng, đây là một giá trị rất lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung. Như vậy, chi phí đầu tư cho bon sai kiểng cổ là rất lớn, nhưng nếu có khả năng, kinh nghiệm, đặc biệt là đủ nguồn vốn, nếu mạnh dạn đầu tư cho loại hình này thì lợi nhuận mang lại cho lợi nhuận này sẽ rất cao. Thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sau:
Tỷ suất doanh thu theo chi phí sản xuất = TDT / TCPSX = 2,11. Phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được hơn 2,11 đồng doanh thu. Đây là một chỉ số rất cao cho nông hộ.
Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí = LN / TCPSX = 1,11 và tỷ suất thu nhập theo tổng chi phí = TN / TCPSX = 1,19. Phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,19 đồng thu nhập nhưng chỉ thu được 1,11 đồng lợi nhuận. Như vậy, theo quan điểm của nông hộ thì với việc trồng hoa-kiểng trang trí sẽ cho mức thu nhập khá lớn so với chi phí bỏ ra. Thực chất lợi nhuận của họ chỉ bằng khoảng 93% thu nhập của họ, thể hiện qua chỉ tiêu LN/TN = 0,93 nghĩa là trong 1 đồng thu nhập chỉ có 0,93 đồng lợi nhuận. Nhưng so với hoa-kiểng trang trí đây là lợi nhuận và thu nhập khá lớn và khá hài lòng cho người sản xuất ra bon sai.
Tỷ suất lợi nhuận theo tổng doanh thu = LN / TDT = 0,53. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu có 0,53 đồng lợi nhuận hay lợi nhuận chiếm 53 phần trăm trong tổng doanh thu.
Tỷ suất thu nhập theo tổng doanh thu = TN / TDT = 0,57. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu có 0,57 đồng thu nhập hay thu nhập chiếm 57 phần trăm trong tổng doanh thu