Khắc họa nhân vật qua ngoại hình

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong cô gái đến từ hôm qua của nguyễn nhật ánh (Trang 50 - 53)

Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA

3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật

3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm trang phục, cử chỉ, điệu bộ và đôi khi cả diện mạo... Đây là những khía cạnh cơ bản khi xây dựng lên một nhân vật.

Ngày trước, trong văn học cổ khi tác giả xây dựng lên một nhân vật, thì nhân vật đó sẽ được khoác lên mình một ngoại hình mang tính chất chỉ là ước lệ, tượng trưng. Nhưng đến với văn học hiện đại ngày nay, khi xây dựng một nhân vật, vấn đề cốt lõi nhất là nhà văn phải làm sao để dựng lên một nhân vật có thật, gần với cuộc sống nhất. Nhà văn M.Gorki khuyên các nhà văn cần phải xây dựng một nhân vật có hồn, giống với nguyên mẫu ngoài đời. Để từ đó có thể gửi gắm nhiều bài học hay đến với bạn đọc. Ngoại hình của các nhân vật là một đặc điểm quan trong quyết định yếu tố thành công của một tác phẩm. Xây dựng nhân vật rõ nét, cũng thúc đấy tình tiết trong truyện trở lên hay hơn, đó cũng là một nét tính cách mà tác giả dụng công xây dựng. Dựng

lên một nhân vật, nhà văn cần chú ý miêu tả ngoại hình, vì ngoại hình cũng góp phần không nhỏ cho việc biểu thị nội tâm nhân vật. Tác giả cần xây dựng cho nhân vật của mình những nét khu biết riêng, để làm nổi bật lên nét tính cách, nội tâm của nhân vật. Từ đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm cơ bản mà ý đồ tác giả muốn đem đến. Để làm lên một tác phẩm thành công, nhà văn đã tìm tòi sáng tạo lên những nét tính cách có nguyên mẫu y như ngoài đời sống hiện thực để gắn vào nhân vật của mình.

Do đó, để xây dựng lên nét tính cách riêng nhân vật, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã rất chú ý đến vấn đề miêu tả ngoại hình của các nhân vật. Cũng bởi nhân vật của họ là những em bé thường hay quan sát cuộc sống quanh mình, để khám phá và học hỏi. Ngoại hình chỉ tất cả dáng vẻ, cử chỉ bên ngoài của một con người. Là những khía cạnh về diện mạo, dáng người, cử chỉ mà nhân vật đã thể hiện trong tác phẩm. Ngoại hình là một yếu tố quan trong làm lên thành công của tác giả, để tìm hiểu rõ tính cách nhân vật, chúng ta cần phân tích rõ đặc điểm ngoại hình.

Qủa thật, Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng trong việc khắc họa nhân vật thông qua đặc điểm về ngoại hình. Đối với bạn đọc, Thư là nhân vật ai cũng yêu thích. Bởi những nét nghịch ngợm, ham chơi của cậu học sinh ở tuổi mới lớn. Khi xây dựng lên nhân vật, ở Thư luôn có chút gì đó rất ngang bướng nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên mà con nít, chân thật đúng lứa tuổi.

Khi còn bé “muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái rụp, gọn ơ.

Chỉ có sau này, khi lớn lên tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ.” [2-tr.5].

Với cách miêu tả ngoại hình nhân vật Thư như vậy, đã chứng tỏ cậu là một cậu nhóc rất đẹp trai. Luôn khiến đám con gái phải theo đuổi. Đó cũng là lúc cậu tình cờ gặp được cô bé Tiểu Li ngây thơ, hồn nhiên và dễ dụ. Nhiều lần chơi với Tiểu Li, cậu luôn bắt nạt Tiểu Li. Cậu luôn là tâm điểm của đám con gái. Khi muốn làm quen với ai, thì điều đó luôn dễ dàng với cậu.

Còn đối với nhân vật Việt An trong câu chuyện là một cô gái thông minh và lém lỉnh. Cách ứng xử của Việt An trước những lần “thả thính” của Thư, cậu bạn cùng lớp đã khiến bạn đọc phải bật cười sảng khoái. Cười cho sự khéo

léo, thông minh khi từ chối của Việt An. Việt An đã mang đến hình tượng một người con gái trong tuổi học trò của bất kì ai trong chúng ta: “con gái thật sự rất khó hiểu”. Và tưởng chừng như đây chỉ là những câu chuyện về mối tình tuổi học trò, nhưng chính cái cách kể chuyện đan xen quá khứ và hiện tại đã dẫn người đọc từ “nước mắt” của sự chia ly đến cái kết viên mãn, “có hậu” và có chút bất ngờ: “Trước vẻ mặt bối rối của tôi, nó thản nhiên nói tiếp:

- Tôi còn biết tại sao anh định mua kẹo cho tôi nữa kìa!

Tôi giật mình, trống ngực đập thình thịch. Chẳng lẽ Việt An định nói huỵch toẹt tâm sự u uẩn của tôi ra đây? Tôi hỏi với giọng hoang mang:

- Tại sao?

Việt An lắc mái tóc:

- Tại vì anh muốn chuộc cái tội vẩy mực hôm nào.” [2-tr.40].

Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả ngoại hình của Việt An hết sức xinh đẹp.

Cô là cô gái “đẹp nhất” lớp Thư đang học. Chính điều đó đã làm cho cô luôn tỏ ra lạnh lùng, không them tiếp chuyện với ai trong lớp, trừ hai cô bạn thân của Việt An là Hồng Hoa và Chiêu Minh: “Khách quan mà nói, thái độ kiêu kỳ của Việt An trông thật dễ ghét! Còn "chủ quan mà nói", con gái trông càng dễ ghét bao nhiêu lại càng có vẻ... dễ thương bấy nhiêu! Thế mới khổ cho tôi!

Khổ nhất là ngay từ lần đầu tiên trông thấy Việt An, tôi bỗng hiểu rằng từ nay trở đi tôi không còn "tự do" nữa.” [2-tr.13].

Từ việc miêu tả ngoại hình của các nhân vật trong truyện, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện được những ý đồ mà tác giả muốn xây dựng.

Để từ đó, từ ngoại hình mà nhân vật được khoác lên, người đọc dễ dàng đi tìm hiểu được tính cách, nội tâm của nhân vật. Qua những chi tiết miêu tả ngoại hình rất đáng yêu nhưng không kém phần gần gũi với các em nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh đã gửi vào đó cả tâm tư, tình cảm của mình, giúp bạn đọc thấy các nhân vật trong truyện dường như đang đứng trước mắt. Đây cũng là nền tảng vững chắc để tác giả xây dựng lên mặt tính cách, hành động và ngôn ngữ của nhân vật, góp phần không nhỏ vào thành công của truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong cô gái đến từ hôm qua của nguyễn nhật ánh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)