Khắc họa nhân vật qua hành động

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong cô gái đến từ hôm qua của nguyễn nhật ánh (Trang 53 - 57)

Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA

3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật

3.2.2. Khắc họa nhân vật qua hành động

Hành động nhân vật là chỉ tất cả những việc làm của nhân vật trong truyện. Đây là điểm quan trọng trong việc xây dựng lên một nhân vật, từ việc khắc họa nhân vật qua hành động đã làm nổi bật lên tính cách của nhân vật đó cũng như các lí tưởng và phẩm chất mà nhân vật đó có, do sự xây dựng của nhà văn. Trong văn tự sự, không phải tính cách nhân vật đã tự nhiên mà có hay được xây dựng ngay từ đầu. Tính cách có là nhờ sự dụng công xây dựng nhân vật được khắc họa qua hành động, để từ đó tính cách được hình thành và phát triển, ngoài ra là sự phát triển các chi tiết, tình tiết trong câu chuyện.

Thông qua các chi tiết hay những mâu thuẫn xung đột mà tác giả miêu tả, đó là những hành động mà nhân vật được khoác lên mình, từ những tình huống truyện hay hành động của nhân vật, người đọc sẽ thấy rõ đặc điểm bản chất của nhân vật mà mình muốn tìm hiểu. Khi miêu tả một hay nhiều hành động của nhân vật, đằng sau những hành động đó sẽ luôn đi kèm là tâm trạng hay suy nghĩ của nhân vật, vì sau mỗi việc làm mà nhân vật đã làm đều là một động cơ hay một mong muốn nào đó.

Hồi nhỏ, Thư là cậu bé đẹp trai, được nhiều cô bạn cùng trang lứa yêu mến. Nên khi muốn làm quen với ai là “ngon ơ”, vì vậy khi nhớ lại những thời huy hoàng của mình, cậu đã có kết luận rằng: “con gái ngu thấy mồ!”.

Nhưng khi lớn lên, đối mặt với cô gái lạnh lùng như Việt An- người mà mới chuyển vào lớp Thư. Thì Thư đã thấy bản thân mình như mất tự do từ đây.

Cậu luôn cố ý làm quen với Việt An bằng nhiều cách. Đó là trong một giờ viết văn. Khi còn những phút cuối, nhiều bạn trong lớp đã làm xong, mang lên nộp cho cô giáo và ôm cặp sách để đi về nhà. Anh Thư trong lớp đứng top đầu của học sinh giỏi môn Văn, nên cậu chỉ viết một lúc là xong bài tập của mình. Nhưng Thư chưa nộp luôn mà ôm cặp về như các bạn, cậu ngồi đọc lại nhiều lần, đằng sau việc làm đó thực ra là cậu đang chờ Việt An, để lấy cớ đi học về cùng.

Khi Việt An mải viết bài, chưa thấy hoàn thành xong bài văn của cô.

Vậy là Thư cứ ngồi chờ Việt An rất lâu. Cuối cùng, trống báo giờ học đã kết thúc vang lên, Việt An viết nốt mấy dòng rồi hối hả mang lên bàn giáo viên để nộp bài, sau đó ôm cặp đi về. Trong lớp, cô được xếp ngồi bàn đầu ở dãy

giáo viên đi xuống, còn Thư, cậu được xếp ngồi bàn đầu ở dãy gần cửa. Vậy là khi, cô muốn đi ra khỏi lớp đều phải đi ngang qua chỗ ngồi của Thư. Lớp học lúc cuối tiết chỉ còn một hai đứa, vì ai làm xong sớm đều có quyền ra về trước. Đứa nào cũng đang cắm cúi cất sách vở và nói chuyện với bạn ngồi cạnh về bài văn vừa viết. Cô giáo trên bục giảng thì đang đếm bài. Đây chính là thời cơ chín muồi, Thư bắt đầu thực hiện “ý đồ đen tối”. Cậu đã cầm cây bút mình đang viết vảy mực vào lưng áo của Việt An. Chỉ mất vài ba giây ngắn ngủi, sau lưng áo dài trắng của Việt An đã dính bao nhiêu là vết mực.

Mà cô không hề hay biết, cứ cắm mặt đi thẳng. Vậy là bước đầu của ý đồ xấu xa đã thực hiện xong. Chỉ chờ có thế, cậu lấy nhanh cặp và chạy theo Việt An: “Nửa đường, tôi đuổi kịp Việt An. Nó đang đi chung với nhỏ Hồng Hoa.

Tôi kêu:

- Việt An!

Việt An quay lại, ngạc nhiên:

- Anh kêu tôi hả?

Tôi chỉ vào lưng nó, "méc":

- Áo Việt An dính đầy mực kìa!

Việt An bán tín bán nghi. Nó ngoảnh lại nhìn nhưng không làm sao thấy được vạt áo sau lưng. Nó day lưng sang Hồng Hoa:

- Hồng Hoa coi thử có gì không?

- Trời ơi! - Hồng Hoa kêu lên sửng sốt - Mực ở đâu dính tèm lem vậy nè?” [2-tr.16].

Sau đó, Thư được đi bên cạnh Việt An một cách thoải mái, Thư vừa sung sướng với sợ sệt. Lo lắng vì không biết vết mực có giặt được không.

Còn sung sướng khi mình đã làm quen được với cô lại còn đi chung đường về nhà. Việt An đã cởi mở với Thư hơn thường lệ. Đêm đó, Thư cứ nằm thao thức suy nghĩ về Việt An. Như vậy, cậu nghĩ mẩm chắc chắn mình có thể làm bạn được với Việt An. Cậu nghĩ đến ngày mai đi học, được đi cùng và nói chuyện vui vẻ với cô, sẽ hạnh phúc và nhiều con mắt đố kị của các bạn nam trong lớp sẽ đổ về phía cậu. Hay là, ngay khi bước vào lớp, An sẽ nhìn cậu

bằng còn mắt thân thương, đầy trìu mến rồi nở một nụ cười tươi rói chào cậu.

Rồi cậu sẽ vui sướng chào An bằng một nụ cười rạng rỡ không kém. Rồi hai người sẽ cùng ngồi nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi thật thân mật và đầy sự gần gũi. Chợt nghĩ như vậy, cậu liền bật đèn và uốn éo trước gương để luyện những nụ cười tươi rói để đáp lại nụ cười ngày mai của Việt An…

Còn khi hồi nhỏ, cậu quen với Tiểu Li. Một cô bé hồn nhiên, ngây thơ và dễ bị Thư dụ. Thư còn nhớ rất rõ khoảng thời gian ngày mà gia đình cậu chuyển đến cạnh nhà Tiểu Li. Lúc đó cậu chừng bảy, tám tuổi gì đó. Cậu chạy xung quanh chơi một mình, lát sau lại ra ngắm xe cộ đi lại ngoài đường. Bỗng thấy một cô bé trạc tuổi mình đang chơi trò xây nhà. Để làm quen được với cô bạn hàng xóm kia, cậu cố gắng bới cát để đào một được hầm thật đó, đi qua đống cát. Sau đó, cậu gải vờ tình cờ cầm lấy tay Tiểu Li. Vậy là cậu đã làm quen được với cô: “Tiểu Li cười khúc khích:

- Anh làm em sợ hết hồn! Thả tay em ra đi!

Tôi vẫn nắm chặt tay nó:

- Mày nói mày hết giận tao, tao mới thả!

- Em hết giận rồi!

Tôi cười hì hì và buông tay nó ra.

Thế là tôi đã làm quen với Tiểu Li. Dễ ợt, các bạn thấy chưa!” [2-tr.8].

Sau lần làm quen này, cậu và Tiểu Li chơi cùng nhau rất nhiều trò chơi, từ bắn chim, trốn tìm, nhảy dây đến lấy hoa phượng ép vào tập… Tất cả đều được Nguyễn Nhật Ánh tái hiện rất sinh động và không hề nhàm chán. Hồi nhỏ, Thư rất có “uy” với con gái. Hôm trước, cậu dặn dò Tiểu Li nghĩ thêm trò chơi mới, thì ngay ngày hôm sau Tiểu Li sang hẳn nhà gọi chơi liền. Thì ra cô bé gọi Thư chơi trò nhảy dây. Thư ra oai, làm như mình biết nhảy giỏi, nhảy được vài ba cái, bỗng cậu ngã một cú trời giáng: “Tiểu Li hoảng hồn chạy lại đỡ tôi dậy. Tôi gượng gạo ngồi lên, cả người ê ẩm.

Dòm mặt tôi, Tiểu Li la hoảng:

- Trời ơi! Trán anh u một cục rồi!

Tôi đưa tay lên trán rờ rẫm và lo lắng hỏi:

- Có chảy máu không?

Tiểu Li lắc đầu:

- Không, nhưng cục u bầm tím.” [2-tr.29].

Khi học cấp ba, muốn làm quen với Việt An, Thư đã nhờ cậy đến sự quân sư của Hải gầy. Bước đầu, để làm lành qua vụ vảy mực vào áo cô, Thư đã mua kẹo, hoa quả hay thanh chocolat cho cô. Nhưng không phải là một mà là ba, Việt An có hai người bạn thân ở lớp là Hồng Hoa và Chiêu Minh. Để có thể cung cấp đầy đủ cho “hợp tác xã tiêu thụ” luôn hoạt động hết năng suất này, từ đó Thư đành từ biệt các khoản chi tiêu khác như đi chơi bi-a, uống cà phê hay thậm chí cả đọc sách: “Nhưng vất vả vậy mà nào có yên thân, hôm thì tôi bị Hồng Hoa hạch:

- Sao ông không mua mứt mãng cầu?

Hôm thì tôi bị Chiêu Minh đánh đòn tâm lý:

- Việt An thích ăn nho lắm!

Thế là tôi mua mứt mãng cầu. Rồi tôi lại mua nho. Nhưng ngoài chợ người ta không chỉ bán mứt mãng cầu và nho, tôi mua nhãn. Sau nhãn, tới măng cụt.” [2-tr.43].

Sau nhiều lần nói chuyện về việc mình thích đơn phương Việt An với Hải gầy, đâm ra Thư cũng cũng suy nghĩ nhiều hơn. Vì Việt An chả có tín hiệu nào cho cậu là cô ấy cũng thích cậu cả. Từ trước đến nay, cậu chỉ quan tâm, mua đồ ăn cho cô mà không quan tâm gì đến tình cảm của Việt An dành cho mình ra sao. Dù cho cậu có quan tâm hay để ý đến chuyện đó, Thư vẫn mãi không thể nào có câu trả lời cho việc “tầm cỡ” như thế. Để đến khi tâm sự với Hải, cậu mới suy nghĩ về Việt An, về những việc làm trong thời gian qua. Liệu tất cả mọi việc ấy, có đủ làm Việt An rung động chỉ là một chút hay không? Thấy Thư đang hoang mang không biết làm thế nào để biết được tình cảm mà Việt An dành cho mình. Hải gầy không những không động viên mà còn trêu cậu: “Ôi, sức mạnh của tình yêu! Nó có thể biến lừa thành người và biến người thành lừa.” [2-tr.58].

Như vậy, việc khắc họa nhân vật qua hành động đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về các nhân vật trong truyện. Từ đây, các nhân vật cũng được phát triển tính cách, tình tiết truyện cũng được đẩy lên cao trào hơn. Điều đó, đã khẳng định cây bút tài năng của Nguyễn Nhật Ánh.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong cô gái đến từ hôm qua của nguyễn nhật ánh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)