Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA
3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật
3.2.3. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ
3.2.3.2. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại
Độc thoại nội tâm chỉ những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật qua những chi tiết trong truyện. Yếu tố nội tâm luôn là yếu tố khó nắm bắt nhất của một nhân vật. Đây là yếu tố bên trong, nếu không tìm hiểu kĩ bạn đọc sẽ khó hình dung ra nhân vật đang nghĩ gì. Trong truyện thiếu nhi, cũng có lúc các em tự độc thoại với chính mình để tìm ra cách giải quyết hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Để làm nên một tác phẩm thành công như Cô gái đến từ hôm qua, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trước hết phải là một người hiểu suy nghĩ và phải là một người bạn thân thiết của các em nhỏ. Nhà văn cần có vốn sống phong phú, nhất là về cuộc sống của các em nhỏ. Hơn hết, qua mỗi truyện của ông, các em thấy được bản thân mình trong đó, thấy được lối sống và cách suy nghĩ. Nguyễn Nhật Ánh là một người tiên phong thông minh, luôn dẫn đường và đem đến cho các em nhiều bài học bổ ích.
Những lời độc thoại trong truyện chủ yếu là của nhân vật Anh Thư, một cậu bé luôn suy nghĩ về mọi chuyện xung quanh mình: “Tôi nghĩ miên man đủ thứ, thứ nào cũng hấp dẫn, và sung sướng kết luận: con gái ngu thấy mồ!”
[2-tr.12].
Hay là với suy nghĩ: “Nhưng đó là kết luận hồi nhỏ. Bây giờ tôi rút ra một kết luận khác, kém phấn khởi hơn: con gái càng lớn càng khôn, con trai càng lớn càng ngu!
Chính vì vậy mà bây giờ làm quen với một đứa con gái, đối với tôi là chuyện khó tày trời. Với Việt An, chẳng hạn.” [2-tr.12].
Đó là những dòng độc thoại nội tâm của Thư về con gái. Hồi trước, cậu
“ngon lành” hơn lúc lớn lên nhiều. Nên muốn làm quen với ai là “ngon ơ”.
Còn đến khi học cấp ba, quen cô bạn Việt An cùng lớp, thì tất cả thời huy hoàng cậu từng có đã đều sụp đổ. Từ cậu học trò nhỏ mà đặc biệt ấy, với dòng cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc
cùng trở về quá khứ tươi đẹp của Thư - nơi có vô vàn kỉ niệm với cô bé hàng xóm Tiểu Li “ngốc nghếch”. Rồi lại đưa người đọc trở về hiện tại, nơi có hình ảnh cô gái thông minh, lém lỉnh - Việt An, người mà cậu đang thầm thương trộm nhớ. Đây là một câu chuyện tình cảm học trò nhẹ nhàng mà hài hước đã mang đến những cảm xúc trong trẻo, ngây ngô với những cô bé cậu bé nghịch ngợm, nhất quỷ nhì ma. Hay với những yêu thương, hờn giận vu vơ và cả những sự rung động lạ kì của thứ tình yêu đầu đời.
Tiểu kết
Truyện dài Cô gái đến từ hôm qua không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các độc giả yêu mến sách của Nguyễn Nhật Ánh mà đây còn là một câu chuyện viết về tình cảm rung động đầu đời của lứa tuổi mực tím. Với giọng kể hài hước, hóm hỉnh, Nguyễn Nhật Ánh đã đan cài những thông điệp nhân văn cao cả để giáo dục và phát triển trẻ nhỏ. Và trong những trang viết ấy, là những tình cảm, suy nghĩ mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng lên nhân vật của mình thông qua việc khắc họa qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ… Đó là những chất liệu làm nên tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh. Cô gái đến từ hôm qua quả thật là “lá thư của tuổi thanh xuân”.
KẾT LUẬN
Từng trang viết của Nguyễn Nhật Ánh đều được viết bằng cả tâm hồn, lòng nhiệt huyết với nghề và ông xem đó là “một thú vui để giữ thăng bằng về đời sống tinh thần”. Truyện viết về thiếu nhi nên kết cấu truyện không hề lắt léo. Viết cho độ tuổi là các em thiếu nhi, nên ông đã tập trung vào nội dung mà mình muốn nói đến. Nhà văn đã hòa mình vào dòng chảy của các em thiếu nhi, nhìn vạn vật qua con mắt và suy nghĩ của các em nhỏ. Nguyễn Nhật Ánh được coi là “người giữ lửa” cho lứa tuổi thiếu nhi, những tác phẩm ông viết đều đã giữ lại cả một thế giới tuổi thơ mà con người ta có thể đánh mất bất cứ lúc nào. Gấp lại trang sách, người đọc luôn đọng lại những niềm vui bở sự hóm hỉnh thông qua cách trần thuật của nhà văn. Tất cả điều đó đã tạo lên phong cách riêng khó có thể trộn lẫn với nhà văn khác.
Mỗi một nhân vật trong truyện của ông đều mang những gam màu riêng khó trộn lẫn, có láu cá, có buồn, có vui hay có cả bi kịch. Tác phẩm của ông khi viết cho thiếu nhi với tư cách là một người bạn lớn tuổi thân thiết khi ngoái nhìn về thế giới của các em, ông luôn dùng con mắt trẻ thơ để kể chuyện.
Những tác phẩm của ông không chỉ mỗi lứa tuổi độc giả thiếu nhi đón nhận, ngoài ra còn những độc giả người lớn cũng rất yêu thích các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Xen lẫn lời kể mang sắc thái đậm màu trẻ thơ, nhà văn không quên lồng vào đó là những bài học triết lý giúp giáo dục trẻ nhỏ.
Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng của văn học thiếu nhi thời hiện đại. Ông đã sử những nhiều biện pháp nghệ thuật để xây dựng lên hình tượng nhân vật của mình, thông qua: ngoại hình, hành động và ngôn ngữ. Đã góp phần đắc lực vào thành công khi khắc họa một thế giới trẻ thơ đầy ắp tiếng cười, hồn nhiên mà không kém phần sinh động. Đọc những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, mỗi câu chuyện lại mang đến cho người đọc cảm xúc bồi hồi khó nói khác nhau. Riêng tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua, tôi gọi đó là “khúc nhạc của những rung động đầu đời”. Nó cũng giống như các tác phẩm tiêu biểu khác của Nguyễn Nhật Ánh viết về lứa tuổi học trò, nhân vật trong truyện luôn là các cô cậu học trò đang ở độ tuổi mà nhà văn luôn gọi là “ẩm ẩm ương ương”. Đúng như lời từng câu hát ngọt ngào, vang
lên trong bộ phim Cô gái đến từ hôm qua được đạo diễn trẻ tuổi Phan Gia Nhật Linh đã chuyển thể thành phim điện ảnh: “Vì chính em cô gái ngày hôm qua. Biến nỗi nhớ trong anh thành mong manh. Rồi kéo nỗi nhớ trong lại mây xanh… Vì chính em cô gái ngày hôm qua. Vẫn ánh mắt thơ ngây ngày bên anh. Vẫn tiếng nói sao thân thuộc bên anh…”