Tổng quan về khu khai thác bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 26 - 31)

1.3.1. Vị trí địa lý

Khu vực mỏ bauxit Tân Rai nằm trên địa phận ba xã Lộc Thắng, Lộc Phú, Lộc Ngãi thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 15km về phía Bắc - Đông Bắc, cách thành phố Đà Lạt 80 km về phía Bắc.

Toạ độ địa lý của mỏ: 11038'08'' đến 11041'56'' độ vĩ Bắc.

107049'54'' đến 107053'12'' độ kinh Đông.

Tổng diện tích sử dụng đất của Mỏ - Tuyển bao gồm:

 Diện tích khai trường: 1.619,5 ha, chia làm hai thân quặng (theo giấy phép khai thác khoáng sản).

- Thân quặng I là 464,8 ha.

- Thân quặng II là 1.154,7 ha.

 Diện tích mặt bằng nhà máy tuyển: Diện tích chiếm đất của nhà máy

tuyển bao gồm cả diện tích của kho quặng tinh  8,0ha [26].

Mối tương quan của mỏ với các khu vực xung quanh:

- Phía Đông của mỏ giáp với thôn 12 của xã Lộc Ngãi.

- Phía Bắc của mỏ giáp với thôn 7 của xã Lộc Ngãi.

- Phía Nam của mỏ giáp với thôn 2 của xã Lộc Ngãi.

- Phía Tây của mỏ giáp với hồ Cai Bảng với khoảng cách từ 0,5m - 1km.

Hình 1.2: Vị trí địa lý khu mỏ

(Nguồn: [4]) 1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

a) Đặc điểm khí hậu

Bảng 1.1. Các yếu tố khí hậu khu vực mỏ bauxite Tân Rai (2012-2016) Trạm

quan trắc Yếu tố khí hậu Năm

2012 2013 2014 2015 2016

Bảo Lộc

Nhiệt độ (0C) 22,4 22,4 22,0 22,4 22,4 Số giờ nắng (giờ) 2.184 1.945 2.151 2.345 2.184 Lượng mưa (mm) 2.899 2.927 3.381 2.627 2.509

Độ ẩm (%) 85 84 82 84 85

(Nguồn: [27]) Mang đặc trưng khí hậu vùng á nhiệt đới. Nhiệt độ không khí trung bình năm tại đây là 220C; lượng mưa trung bình năm là 2.869 mm, mùa mưa tập trung

từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Trong mùa khô, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên vùng này mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm 10-15% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm không khí bình quân/năm từ 82-85%.

Số giờ nắng trong năm trung bình/năm ở Bảo Lộc là 2.162 giờ [27].

b) Đặc điểm hệ thống thủy văn

Khu mỏ thuộc thượng lưu của lưu vực sông Dargna. Sông Dargna chảy qua khu vực tây nam, các sông suối nhỏ hơn như Danos chảy cắt ngang qua mỏ và suối Da Dung Krian chảy vào mỏ ở phía đông bắc. Hệ thống sông suối chính và các suối nhánh đã tạo thành hệ thống thuỷ văn khu vực và đều đổ vào sông Dargna ở phía Tây Nam. Phần lớn các suối đều bị cạn vào mùa khô (3-4 tháng).

Do mực nước ngầm khu vực cao do chế độ thuỷ văn đặc biệt của cao nguyên và tầng saprolit cách nước nằm gần mặt (5-10m), nên tại đỉnh của các bình nguyên lớn những nơi trũng 1 vài mét thường thấy có các đầm lầy theo mùa hoặc quanh năm. Ở những phần trũng đáy của các thung lũng thường là hồ tròn hoặc hơi dài có nước quanh năm rất đặc trưng cho hình thái vùng mỏ Tân Rai.

Khi Tổ hợp bauxite- nhôm hình thành, nguồn nước cung cấp cho Tổ hợp sẽ được lấy từ sông Dargna bằng cách đắp đập ngăn tạo hồ trên sông.

c) Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên

Phần lớn diện tích vùng mỏ được phủ bởi rừng thông hai lá xen các vườn cây công nghiệp cà phê, chè. Hiện nay, rừng cây thông còn lại rất ít và đang bị chặt phá để lập vườn cây công nghiệp, đặc biệt là ở phần ven rìa đồi nơi tiếp giáp với nguồn nước, ven suối và vùng đất thấp.

d) Đặc điểm kinh tế nhân văn

Khu vực huyện Bảo Lâm nằm bao quanh mỏ bauxite Tân Rai có dân số khoảng 100.000người, trong đó chủ yếu thuộc dân tộc Kinh, Kơho, Chauma, Tày, Nùng. Mật độ dân số khoảng 66 người/km2, phân bố không đồng đều. Phần lớn nhân dân sống định cư thành các ấp dọc hai bên các trục tỉnh lộ, dân số chủ yếu sống tập trung ở thị trấn Lộc Thắng. Ở những nơi xa hơn là các cụm dân cư

của đồng bào mới di cư phát rừng lập rẫy. Kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp.

Về nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng cây cà phê, trồng chè và nghề trồng dâu nuôi tằm. Về lâm nghiệp: có một số lâm trường khai thác gỗ, nhựa thông và hiện nay đang phổ biến mô hình kết hợp nông lâm nghiệp. Các cơ sở kinh tế trong khu vực còn nhỏ bé đang phát triển, chủ yếu là một số cơ sở công nghiệp địa phương như xí nghiệp chế biến bột giấy, xí nghiệp sản xuất phân bón, các xưởng chế biến chè, dệt tơ, các xí nghiệp vật liệu xây dựng và sửa chữa cơ khí nhỏ. Về văn hoá, y tế và giáo dục, khu vực huyện Bảo Lâm đã có cả 3 cấp học, bệnh viện huyện và các trạm y tế xã bước đầu hoàn thiện và hoạt động. Điều kiện an ninh chính trị và trật tự xã hội trong khu vực được giữ vững tốt và ngày càng được củng cố phát triển.

e) Đặc điểm giao thông liên lạc

Mỏ bauxite Tân Rai có điều kiện giao thông rất thuận lợi vì mỏ rất gần trục quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Thị trấn Lộc Thắng mới được thành lập nằm ngay sát mỏ. Các cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực mỏ đã và đang hoàn thiện.

Về giao thông đường không: mỏ nằm cách sân bay Liên Khương khoảng 100km. Tại sân bay Liên Khương hiện có các tuyến bay: Hà Nội – Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt.

Về đường bộ: Từ thành phố Hồ chí Minh, ô tô vận tải nặng theo quốc lộ 20 qua thành phố Bảo Lộc, thị trấn Lộc Thắng đến Tân Rai và từ thị xã Phan Thiết ôtô tải theo quốc lộ 8B qua Di Linh đến Tân Rai rất thuận lợi.

Về thông tin liên lạc: Hiện tại trong khu vực đã được lắp đặt các trạm tiếp sóng di động của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động và đã có mạng điện thoại cố định của VNPT.

1.3.3. Đặc điểm địa hình, địa chất

Khu mỏ thuộc phần phía Đông của cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh, địa hình dạng bình nguyên tương đối bằng phẳng nghiêng thoải từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mạng xâm thực địa phương chia cắt địa hình thành các khối tương đối

bằng phẳng độ cao tương đối 30m - 80m, kéo dài hoặc phân nhánh hẹp (100m - 400 m). Phần lớn đỉnh của khối thường khá bằng phẳng với độ dốc từ 10-60. Rìa khối thường tạo thành đường viền rõ rệt mà ở nhiều chỗ có khi bị các thung lũng phá huỷ. Độ dốc của sườn rất khác nhau, từ thoải 50-150, nhiều chỗ dốc trên 400. Hình thái địa hình bán bình nguyên trong khu vực rất thuận lợi cho quá trình phát triển laterit hoá và tạo bauxite. Phần lớn bauxite phát triển ở đỉnh, đôi chỗ bauxit chuyển tiếp sang sườn thoải hơn (50-150) và có nơi tiến đến sát chân sườn giáp thung lũng rộng

Ở khu vực này, đất và bauxite hình thành trên nền đá bazan phun trào màu xám đen, xanh lục hoặc xám xanh chứa các khoáng chính plagioclaz, pyroxen, olivin,…tầng dày 40 - 50 có nơi 60m. Hàm lượng trung bình các thành phần trong quặng bauxite tại đây là 76,66% trong đó chủ yếu là Al203 khoảng 39,93%

và Fe203 khoảng 26,9%, ngoài ra còn có SiO2 chiếm 6,00% và TiO2 chiếm 3,83%.

Địa tầng của khu mỏ Tân Rai được phân chia cụ thể như sau:

- Lớp đất phủ: Lớp đất phủ gồm các trầm tích eluvi - deluvi phân bố rộng khắp khu mỏ. Thành phần vật chất là cát pha, sét pha lẫn sạn sỏi và kết vón laterit chứa nhiều rễ thực vật và mùn hữu cơ có mầu nâu xám, nâu đen hoặc vàng. Chiều dày trung bình của lớp là 0,5m.

- Lớp laterit – bauxite: Laterit - bauxite là lớp quặng giàu sắt lộ ngay trên mặt hoặc dưới lớp phủ và nằm trên lớp bauxite - laterit. Thành phần gồm các sản phẩm laterit kết tảng cứng rắn chắc. Phụ lớp dưới Laterit - bauxite dạng mảnh vụn, vón cục.

- Lớp bauxite – laterit: Lớp bauxite - laterit phân bố khá rộng trong khu mỏ, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa hình cao. Lớp quặng bauxite - laterit có chiều dày thay đổi trong một giới hạn rộng từ 0m đến 7 - 8m hoặc hơn. Phần lớn đới này nằm trên mực nước ngầm nên rất thuận lợi cho việc khai thác mỏ.

- Lớp litoma: Lớp sét litoma phân bố rộng khắp khu mỏ và nằm sát phía dưới thân quặng bauxite. Đất trong lớp có màu nâu, vàng nâu có nhiều đốm trắng của kaolinit. Đất có trạng thái dẻo hoặc dính, chiều dày lớp litoma thay đổi từ 1,5

- 2,0m.

- Lớp bazan phong hoá: Lớp này nằm dưới lớp litoma là phun trào bazan, phần trên là bazan đã bị phong hoá, dưới đó là bazan gốc. Do đá ít nứt nẻ, chứa nước kém. Công trình khai thác không khai đào tới lớp này nên lớp này không gây ảnh hưởng gì tới quá trình khai thác mỏ.

- Lớp bazan gốc: Lớp đá bazan gốc chủ yếu được lộ ra ở các khe suối. Đá có mầu xám, rắn chắc ít bị nứt nẻ, chứa nước kém nên lớp này không gây ảnh hưởng gì tới quá trình khai thác mỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)