Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu thổ nhưỡng MH1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 61 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình hoàn phục môi trường đất bãi thải sau khai thác

3.2.1. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu thổ nhưỡng MH1

Các kết quả phân tích chỉ tiêu KLN của mẫu thổ nhưỡng MH1 được thống kê trong đầy đủ trong bảng 3.3

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu thổ nhưỡng MH1 Phấu diện Tầng Các chỉ tiêu phân tích

Cu (ppm)

Pb (ppm)

Zn (ppm) 2018

TR2 0-15 20,63 5,56 35,87

TR2 15-50 20,97 5,33 39,62

TR2 >50 55,74 5,49 60,58

TR4 (Nền) 0-15 23,32 3,80 24,89

TR4 (Nền) 15-30 22,18 3,60 21,61

TR4 (Nền) >30 20,49 2,80 19,94 2019

TR2a 0-15 13,04 4,28 31,81

TR2a 15-50 12,19 3,49 23,28

TR2a >50 26,84 3,28 42,89

TR5 0-10 14,22 2,90 25,36

TR5 10-40 12,85 2,97 24,19

TR5 >40 26,84 2,44 23,87

a) Hàm lượng Cu

Kết quả xác định hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 và mẫu đất nền được thể hiện qua Hình 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 ta thấy không có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Mẫu tầng 1: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu tương đương với mẫu nền, tuy nhiên vẫn cao hơn 1,5 lần so với mẫu của mô hình năm 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu đã giảm được 37%, chỉ bằng 0,6 lần mẫu nền và tương đương với mẫu của mô hình năm 2015.

- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu tương đương với mẫu nền, tuy nhiên vẫn cao hơn 1,6 lần so với mẫu của mô hình năm

0 20 40 60 80 100 120

Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3

ppm

Hàm lượng Cu mẫu thổ nhưỡng MH1

TR2 (sau 2 tháng) TR2a (sau 7 tháng) TR4 (nền) TR5 (MH 2015)

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu đã giảm được 42%, chỉ bằng 0,5 lần mẫu nền và tương đương với mẫu của mô hình năm 2015.

- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu vẫn còn rất cao, gấp 2,7 lần mẫu nền và 4 lần so với mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu đã giảm tới 52% nhưng vẫn cao hơn 1,3 lần mẫu nền và 1,9 lần mẫu của mô hình năm 2015.

b) Hàm lượng Pb

Kết quả xác định hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 và mẫu đất nền được thể hiện qua Hình 3.2.

Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 ta thấy không có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ở mức rất thấp.

- Mẫu tầng 1: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb vẫn còn cao hơn 1,5 lần mẫu nền và 1,9 lần mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb đã giảm được 23%, chỉ hơn 1,1 lần mẫu nền và 1,5 lần mẫu của mô hình năm 2015.

- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb vẫn còn cao hơn 1,5 lần mẫu nền và 1,8 lần mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3

ppm

Hàm lượng Pb mẫu thổ nhưỡng MH1

TR2 (sau 2 tháng) TR2a (sau 7 tháng) TR4 (nền) TR5 (MH 2015)

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

tháng hàm lượng Pb đã giảm được 35%, tương đương với mẫu nền và chỉ còn cao hơn 1,2 lần so với mẫu của mô hình năm 2015.

- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb vẫn còn tương đối cao, gấp đôi mẫu nền và gấp 2,3 lần mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb đã giảm được 40%, chỉ cao hơn 1,2 lần mẫu nền và 1,3 lần mẫu mô hình 2015.

c) Hàm lượng Zn

Kết quả xác định hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 và mẫu đất nền được thể hiện qua Hình 3.3.

Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 ta thấy không có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép và tương đối thấp.

- Mẫu tầng 1: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn vẫn còn cao hơn 1,4 lần mẫu nền và 1,4 lần mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn đã giảm nhẹ 11%, cao hơn 1,3 lần mẫu nền và 1,3 lần mẫu mô hình 2015.

- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn cao hơn 1,8 lần mẫu nền và 1,6 lần mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng

0 50 100 150 200 250

Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3

ppm

Hàm lượng Zn mẫu thổ nhưỡng MH1

TR2 (sau 2 tháng) TR2a (sau 7 tháng) TR4 (nền) TR5 (MH 2015)

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

hàm lượng Zn đã giảm được 41%, cao hơn 1,3 lần mẫu nền và tương đương với mẫu của mô hình năm 2015.

- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn vẫn còn rất cao, gấp 3 lần mẫu nền và 2,5 lần so với mẫu mô hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm 29%, vẫn cao hơn 2,2 lần mẫu nền và 1,8 lần mẫu của mô hình năm 2015.

Mẫu trên mô hình có hàm lượng Zn tăng dần theo độ sâu. Nguyên nhân hàm lượng Zn tại tầng 3 cao là do tầng đất nền cũ sau khi khai thác quặng, tầng này là tầng có quặng bauxite nên hàm lượng kim loại nặng thường cao hơn do đó có sự khác biệt với tầng đất mặt hoàn thổ phía trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)