2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
a) Phương pháp phân nhóm mẫu để so sánh, đánh giá môi trường đất tại mô hình
Đề tài đã tiến hành phân nhóm mẫu theo các tiêu chí được đề ra để đảm bảo các số liệu có sự liên quan chặt chẽ, cụ thể như sau:
- Nhóm mẫu so sánh, đánh giá môi trường đất mô hình 1 trên bãi thải sau khai thác:
TR4: Vùng đồi trồng cà phê trên đất bauxite của người dân địa phương, thuộc khu vực quy hoạch chuẩn bị khai thác bauxite
TR2: Mô hình 1 sau khi xây dựng 2 tháng
TR2a: Mô hình 1 sau khi xây dựng 7 tháng
TR5: Mô hình trồng cây trên bãi thải sau khai thác của đề tài ĐTĐL.2011/T03
- Nhóm mẫu so sánh, đánh giá môi trường đất mô hình 3 trên hồ bùn thải quặng đuôi số 5:
TR3: Đất trồng cà phê, chè, keo lai của người dân địa phương, cạnh hồ bùn thải quặng đuôi số 5 (mô hình 3)
TR10: Mô hình 3 trước khi xây dựng 8 tháng
TR1: Mô hình 3 sau khi xây dựng 2 tháng
TR1a: Mô hình 3 sau khi xây dựng 7 tháng
Các nhóm mẫu được áp dụng khi so sánh, đánh giá các kết quả phân tích của đề tài.
b) Phương pháp lập biểu đồ đánh giá hàm lượng kim loại nặng
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 để tổng hợp số liệu và lập biểu đồ cột theo thời gian. Riêng với các chỉ tiêu kim loại nặng có hại tới môi trường đất sẽ kẻ đường thẳng quy định giới hạn cho phép theo QCVN 03- MT:2015/BTNMT.
Sau khi lập bảng sẽ đưa ra các đánh giá dựa trên các biểu đồ. Những chỉ tiêu kim loại có ích với môi trường đất sẽ đánh giá theo mức độ cao-tốt, thấp- xấu.
c) Phương pháp lập bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học
Dựa trên các thang đánh giá đất tiêu chuẩn tại Phụ lục 3 mà đề tài đã thu thập được tiến hành lập bảng đánh giá các chỉ tiêu hóa học dựa trên hiệu quả tích cực, tiêu cực đến môi trường đất. Có 5 mức độ đánh giá từ rất kém, kém, trung bình, tốt và rất tốt tương ứng với các thang màu sắc thể hiện trong bảng 2.5a và bảng 2.5b.
Bảng 2.5a. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang màu Thang
đánh giá
pHH2O pHKCl OC Tổng N Tổng P P dễ tiêu Màu tương - - % % %P2O5 mgP2O5/ ứng
100g Rất kém < 4,0 < 4,5 < 0,4 < 0,1 < 0,06 < 5
Kém 4,0 - 4,9
4,6 - 5,0
0,5 - 0,9 Trung
bình
5,0 - 5,4
5,1 - 5,5
1,0 -
1,9 0,1 - 0,2 0,06 -
0,10 5,0 - 10,0 Tốt 5,5 -
5,9
5,6 - 6,0
2,0 - 5,0 Rất tốt 6,0 -
7,5 > 6,0 > 5,0 > 0,2 > 0,10 > 10
Bảng 2.5b. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang màu Thang
đánh giá
Tổng K
K dễ tiêu
CEC đất
Độ bão
hòa bazơ Ca
2+ Cl- Màu
tương
%K2O mgK2O/ ứng 100g
meq/
100g % meq/100
g %
Rất kém < 1,0 < 10,0 < 4,0 < 10 <2 2,0 - 3,0
Kém 4,0 -
9,9 10 - 29 2-4 1,0 - 2,0 Trung
bình
1,0 - 2,0
10,0 - 20,0
10,0 -
19,9 30 - 49 4-8 0,6 - 1,0
Tốt 20,0 -
39,9 50 - 79 >8 0,3 - 0,6 Rất tốt > 2,0 > 20,0 > 40,0 > 80 <
0,3
Dựa trên các thang màu được quy định, tiến hành lập bảng tổng hợp để đánh giá dựa trên màu sắc. Những mẫu nhiều màu đỏ đến vàng tức chất lượng đất kém, những mẫu nhiều màu vàng đến xanh tức chất lượng đất tốt.
d) Phương pháp thành lập chỉ số đánh chất lượng đất SCLĐ
Chỉ số chất lượng đất (SCLĐ) được thành lập để phục vụ đánh giá, so sánh chất lượng đất của các mô hình nghiên cứu theo thời gian và một số vị trí mẫu nền khác để đưa ra nhận xét chung về hiệu quả của mô hình. Chỉ số này được tính bằng tổng số điểm đánh giá của từng chỉ tiêu hóa học và được tính theo công thức sau:
SCLĐ = ∑ Điểm đánh giá từng chỉ tiêu Thang điểm đánh giá được thể hiện trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang điểm
STT Chỉ tiêu Hàm lƣợng Thang đánh giá Điểm đánh giá
1 pHH2O
< 4,0 Rất chua 0
4,0 - 4,9 Chua nhiều 0
5,0 - 5,4 Chua 0,5
5,5 - 5,9 Hơi chua 1
6,0 - 7,5 Trung tính 1
2 pHKCl
< 4,5 Rất chua 0
4,6 - 5,0 Chua vừa 0
5,1 - 5,5 Chua nhẹ 0,5
5,6 - 6,0 Gần trung tính 1
> 6,0 Trung tính 1
3 OC (%)
< 0,4 Rất thấp 0
0,5 - 0,9 Thấp 0
1,0 - 1,9 Trung bình 1
2,0 - 5,0 Cao 2
> 5,0 Rất cao 2
4 Tổng N (%)
< 0,1 Đất nghèo N 0
0,1 - 0,2 Đất trung bình 1
> 0,2 Đất giàu N 2
5 Tổng P (%)
< 0,06 Đất nghèo P 0
0,06 - 0,10 Đất trung bình 0,5
> 0,10 Đất giàu P 1
6 P dễ tiêu (mg P2O5/100g đất)
< 5 Đất nghèo P 0
5,0 - 10,0 Đất trung bình 1
> 10,0 Đất giàu P 2
7 Tổng K (%)
< 1,0 Đất nghèo K 0
1,0 - 2,0 Đất trung bình 0,5
> 2,0 Đất giàu K 1
8 K dễ tiêu (mg K2O /100g đất)
< 10,0 Đất nghèo K 0
10,0 - 20,0 Đất trung bình 1
> 20,0 Đất giàu K 2
9 Dung tích hấp thu CEC (meq/100g đất)
< 4,0 Rất thấp 0
4,0 - 9,9 Thấp 0
10,0 - 19,9 Trung bình 1
20,0 - 39,9 Cao 2
> 40,0 Rất cao 2
10 Độ bão hòa bazơ (%)
< 10 Rất thấp 0
10 - 29 Thấp 0
30 - 49 Trung bình 1
50 - 79 Cao 2
> 80 Rất cao 2
11 Ca2+
(meq/100 g đất)
<2 Rất nghèo 0
2-4 Nghèo 0
4-8 Trung bình 0,5
>8 Khá 1
12 Cl- (%)
> 3,0 Đất solontrat 0
2,0 - 3,0 Đất rất mặn 0
1,0 - 2,0 Đất mặn 0
0,6 - 1,0 Đất mặn trung bình 0,5
0,3 - 0,6 Đất mặn ít 0,5
< 0,3 Đất không mặn 0,5 13 Cu* (ppm)
>1 Cao 0
0,1 – 1 Trung bình 1
<0,1 Thấp 0
14 Pb* (ppm)
>1 Cao 0
0,1 – 1 Trung bình 1
<0,1 Thấp 1
15 Zn* (ppm)
>10 Cao 0
0,1 – 10 Trung bình 1
<0,1 Thấp 0
Ghi chú:
+ Các chỉ tiêu đánh dấu * được tham khảo theo chỉ số đánh giá chất lượng đất của Michael C.Amacher [12]
+ Thang đánh giá dựa trên cơ sở thang đánh giá chất lượng đất tại Phụ lục 3.
Giá trị tối đa của SCLĐ của mẫu thổ nhưỡng là 18,5, đây là tổng giá trị của tất cả 15 chỉ tiêu hóa học được phân tích. Giá trị tối đa của SCLĐ của mẫu nông hóa là 17, là tổng giá trị của 12 chỉ tiêu hóa học được phân tích. Lập biểu đồ tổng hợp giá trị SCLĐ và so sánh để đánh giá tổng quát hiệu quả các mô hình nghiên cứu.
Chương 3