Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 79 - 82)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình hoàn phục môi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3)

3.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH3

Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 3 và mẫu đất nền được thể hiện qua Bảng 3.9a và Bảng 3.9b.

Bảng 3.9a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 3 Tầng

lấy mẫu

Ký hiệu mẫu

pHH2O pHKCl OC Tổng N Tổng P P dễ tiêu

- - % % %P2O5 mgP2O5/

100g

Tầng 1

TR3 (nền) 5,14 4,19 6,72 0,229 0,097 4,58

TR10 6,31 5,73 0,28 0,014 0,061 2,58

TR1 5,59 6,15 0,28 0,013 0,080 2,86

TR1a 6,50 6,19 0,41 0,070 0,100 7,44

Tầng 2

TR3 (nền) 5,49 5,04 1,87 0,086 0,085 3,15

TR1 5,78 6,08 0,97 0,029 0,120 2,29

TR1a 6,57 6,16 0,39 0,075 0,080 6,01

Tầng 3

TR3 (nền) 5,29 5,58 0,57 0,046 0,114 3,72

TR1 5,89 6,22 0,32 0,015 0,100 5,73

TR1a 6,45 6,30 0,34 0,072 0,110 8,87

- pHH2O và pHKCl trong mẫu nền TR3 có chất lượng trung bình, đặc biệt ở tầng 1 pHH2O đạt mức trung bình và pHKCl đạt mức kém tức tầng đất mặt bị chua, ở tầng 2 có cải thiện hơn khi pHH2O đạt mức tốt, pHKCl được cải thiện theo độ sâu tầng đất. Các mẫu trên mô hình đều có pHH2O và pHKCl tốt hơn mẫu nền và được cải thiện theo thời gian. Đến thời điểm sau khi mô hình triển khai 7 tháng, các chỉ tiêu pH đều đạt mức rất tốt.

- Với mẫu TR1 tại trung tâm mô hình bùn thải quặng đuôi, đất lẫn trong quặng bauxite có thể có độ chua cao nhưng qua quá trình sục rửa với nước nên môi trường pH đã trở về gần trung tính nên các số liệu về pHH2O và pHKCl trong các mẫu TR1 đều đạt mức tốt đến rất tốt.

- Hàm lượng %OC trong các mẫu tại mô hình đều thấp hơn mẫu nền TR3, đặc biệt là tầng mặt. Mẫu trước khi xây dựng mô hình và sau khi triển khai 2 tháng đều ở mức rất kém, sau khi triển khai mô hình 7 tháng có cải thiện được hàm lượng cacbon trong đất lên mức kém. Lý do vì đất tại mô hình là lớp đất bám trên quặng bị nước rửa trôi thành bùn và tầng đất không ổn định do quy trình xả bùn thải của nhà máy theo từng đợt làm các tầng bị xáo trộn. Cần thêm thời gian để cây trồng phát triển ổn định và bổ sung sinh khối vào đất mới thực sự cải thiện được vấn đề này.

- Duy nhất tầng 1 của mẫu nền có hàm lượng tổng N đạt mức tốt, các vị trí còn lại đều ở mức rất kém. Mẫu trên mô hình có hàm lượng tổng N rất kém do bùn thải được sinh ra từ quá trình sục rửa đất lẫn trong quặng nên lượng đạm trong đất rất khó duy trì.

- Hàm lượng tổng P tại các vị trí hầu hết đạt ở mức khá. Tầng 2 của mẫu TR1, tầng 3 của mẫu TR3 và tầng 3 của mẫu nền đạt ở mức tốt. Tuy vậy hàm lượng P dễ tiêu của mẫu nền và mẫu mô hình sau khi triển khai 2 tháng lại ở mức rất kém. Mẫu mô hình sau khi triển khai 7 tháng đã dần khắc phục được lượng P dễ tiêu trong đất lên mức khá.

Bảng 3.9b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 3 Tầng

lấy mẫu

Ký hiệu mẫu

Tổng K

K dễ tiêu

CEC đất

Độ bão

hòa bazơ Ca2+ Cl-

%K2O mgK2O/

100g

meq/

100g % meq/100g %

Tầng 1

TR3 (nền) 0,010 4,46 13,30 96,76 0,47 0,002

TR10 0,010 1,07 5,90 - - -

TR1 0,010 0,83 3,80 96,09 0,66 0,140

TR1a 0,044 1,58 4,60 95,91 0,75 0,004

Tầng 2

TR3 (nền) 0,010 1,63 7,70 99,42 0,48 0,004

TR1 0,010 1,07 3,30 95,05 0,67 0,170

TR1a 0,035 1,35 5,20 96,47 0,68 0,003

Tầng 3

TR3 (nền) 0,020 2,21 7,30 99,79 0,48 0,001

TR1 0,006 1,28 3,20 95,40 0,56 0,130

TR1a 0,020 1,63 4,50 92,78 0,80 0,004

- Hàm lượng tổng K và K dễ tiêu đều ở mức rất kém. Đây cũng là tình hình chung của đất bazan khi giàu sét nhưng hàm lượng kali thì lại rất thấp.

- Hàm lượng CEC sau khi triển khai mô hình 2 tháng vẫn còn rất kém, thấp hơn 2 đến 3 lần so với mẫu nền. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng CEC được cải thiện lên mức kém, vẫn còn thấp hơn so với mẫu nền.

- Hàm lượng CEC trong mẫu đất nền TR3 giảm dần theo tầng đất từ mức trung bình ở tầng 1 đến mức kém ở tầng 2 và 3, trong mẫu đất bùn thải TR1 không có sự khác biệt nhiều và duy trì ở mức kém đến rất kém.

- Độ bão hòa bazơ trong các mẫu đều ở mức tốt và rất tốt, phần nào giúp cải thiện khả năng hấp thụ cation khi lượng CEC chỉ đạt ở mức kém.

- Hàm lượng Ca2+ đều ở mức rất kém. Có thể lý giải do địa hình trong khu vực là địa hình đồi núi, nhiều dốc nên Ca2+ không thể tồn tại nhiều trong đất.

- Đất trong khu vực nghiên cứu là đất bazan, lượng nước trong vùng cũng chỉ là nước mưa và nước rửa quặng nên độ mặn Cl- duy trì ở mức rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)