Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu nông hóa MH3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 82 - 86)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình hoàn phục môi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3)

3.3.3. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu nông hóa MH3

Các kết quả phân tích chỉ tiêu KLN của mẫu nông hóa MH3 được thống kê trong đầy đủ trong bảng 3.10

Bảng 3.10. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu nông hóa MH3 Phấu diện Tầng

Các chỉ tiêu phân tích Cu

(ppm)

Pb (ppm)

Zn (ppm) 2017

TR3-1M (Nền) Tầng 1 31,62 18,67 20,28

TR3-2M (Nền) Tầng 1 24,10 7,35 43,44

TR10-2M Tầng 1 26,57 5,96 33,59

2018

TR1-1M Tầng 1 29,44 3,31 32,32

TR1-2M Tầng 1 49,59 6,97 56,15

TR1-3M Tầng 1 46,20 9,73 41,57

TR1-4M Tầng 1 44,94 6,16 39,41

2019

TR1a-1M Tầng 1 14,70 3,03 20,86

TR1a-2M Tầng 1 25,84 5,18 30,27

TR1a-3M Tầng 1 28,59 6,39 27,23

TR1a-4M Tầng 1 24,17 5,21 23,16

a) Hàm lượng Cu

Kết quả xác định hàm lượng Cu trong mẫu nông hóa mô hình 3 và mẫu đất nền được thể hiện qua Hình 3.11

Hình 3.11. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu nông hóa mô hình 3

0 20 40 60 80 100 120

1M 2M 3M 4M

ppm

Hàm lượng Cu mẫu nông hóa MH3

TR3-1M (nền) TR3-2M (nền)

TR1*-2M (trước 8 tháng) TR1 (sau 2 tháng) TR1a (sau 7 tháng)

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong mẫu nông hóa mô hình 1 ta thấy vị trí 1M trên mô hình 3 thấp hơn so với các vị trí còn lại, các mẫu 2M, 3M, 4M hiện còn hơi cao nhưng nhìn chung hàm lượng Cu ở các mẫu nông hóa mô hình 3 vẫn hoàn toàn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

Tại 4 vị trí góc của mô hình, hàm lượng Cu được giảm dần theo thời gian và gần tương đương mẫu nền, cụ thể:

- Tại vị trí 1M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu ở mức tốt, chỉ bằng 0,8 lần mẫu nền TR3-1M và 1,1 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm 50%, bằng một nửa mẫu nền TR3-1M và 0,6 lần mẫu nền TR3-2M.

- Tại vị trí 2M, trước khi triển khai mô hình 8 tháng hàm lượng Cu ổn định và bằng 0,8 lần mẫu nền TR3-1M, 1,1 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu đột ngột tăng tới 87% nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cao hơn 1,6 lần mẫu nền TR3-1M và 2,1 lần mẫu nền TR3-2M.

Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm được 48%, bằng 0,8 lần mẫu nền TR3-1M và 1,1 lần mẫu nền TR3-2M. Sự thay đổi bất thường của Cu tại vị trí 2M ở thời điểm trước 8 tháng và sau 2 tháng xây dựng mô hình, nhưng các giá trị vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép nên chưa cần áp dụng thêm giải pháp xử lý khác.

- Tại vị trí 3M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu ở mức cao, gấp 1,5 lần mẫu nền TR3-1M và 1,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm 38%, chỉ bằng 0,9 lần mẫu nền TR3- 1M và 1,2 lần mẫu nền TR3-2M.

- Tại vị trí 4M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu ở mức cao, gấp 1,4 lần mẫu nền TR3-1M và 1,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm 46%, chỉ bằng 0,8 lần mẫu nền TR3- 1M và bằng hàm lượng Cu của mẫu nền TR3-2M.

b) Hàm lượng Pb

Kết quả xác định hàm lượng Pb trong mẫu nông hóa mô hình 3 và mẫu đất

nền TR3 được thể hiện qua Hình 3.12

Hình 3.12. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu nông hóa mô hình 3

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb tại các vị trí đều rất thấp so với giới hạn của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Duy nhất vị trí mẫu nền TR3-1M cao hơn các vị trí còn lại, nguyên nhân do vị trí này nằm cạnh và thấp hơn đường giao thông nên chịu nhiều tác động của xe cộ, máy móc và nước mưa chảy từ trên mặt đường xuống đem theo nhiều vật chất khác lẫn vào đất.

Tại 4 vị trí góc của mô hình, hàm lượng Pb được giảm dần theo thời gian và gần tương đương mẫu nền TR3-2M, cụ thể:

- Tại vị trí 1M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb ở mức tốt, chỉ bằng 0,2 lần mẫu nền TR3-1M và bằng một nửa mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm 8%, bằng 0,2 lần mẫu nền TR3- 1M và 0,64 lần mẫu nền TR3-2M.

- Tại vị trí 2M, trước khi triển khai mô hình 8 tháng hàm lượng Pb ở mức tốt và bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M, 0,8 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb tăng nhẹ 26% nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, bằng 0,4 lần mẫu nền TR3-1M và 0,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm được 34%, bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,7 lần mẫu nền TR3-2M. Sự thay đổi bất thường của Pb tại vị trí 2M ở thời điểm trước 8 tháng và sau 2 tháng xây dựng mô hình, nhưng các giá trị vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

1M 2M 3M 4M

ppm

Hàm lượng Pb mẫu nông hóa MH3

TR3-1M (nền) TR3-2M (nền)

TR1*-2M (trước 8 tháng) TR1 (sau 2 tháng) TR1a (sau 7 tháng)

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

- Tại vị trí 3M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb chỉ bằng một nửa so với mẫu nền TR3-1M và cao hơn 1,3 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm 34%, chỉ bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,9 lần mẫu nền TR3-2M.

- Tại vị trí 4M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb chỉ bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,8 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm nhẹ 15%, chỉ bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,7 lần mẫu nền TR3-2M.

c) Hàm lượng Zn

Kết quả xác định hàm lượng Zn trong mẫu nông hóa mô hình 3 và mẫu đất nền TR3 được thể hiện qua Hình 3.13

Hình 3.13. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu nông hóa mô hình 3

Qua biểu đồ ta có thể thấy hàm lượng Zn tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép và tương đối thấp.

Tại 4 vị trí góc của mô hình, hàm lượng Zn được giảm dần theo thời gian và gần tương đương mẫu nền, cụ thể:

- Tại vị trí 1M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn cao hơn 1,6 lần mẫu nền TR3-1M và bằng 0,7 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm 35%, bằng hàm lượng Zn trong mẫu nền TR3-1M và bằng một nửa mẫu nền TR3-2M.

- Tại vị trí 2M, trước khi triển khai mô hình 8 tháng hàm lượng Zn hơi cao

0 50 100 150 200 250

1M 2M 3M 4M

ppm

Hàm lượng Zn mẫu nông hóa MH3

TR3-1M (nền) TR3-2M (nền)

TR1*-2M(trước 8 tháng) TR1 (sau 2 tháng) TR1a (sau 7 tháng)

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

và bằng 1,7 lần mẫu nền TR3-1M, 0,8 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn tăng mạnh tới 67% nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, gấp 2,8 lần mẫu nền TR3-1M và 1,3 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm được 34%, gấp 1,5 lần mẫu nền TR3-1M và bằng 0,7 lần mẫu nền TR3-2M. Sự thay đổi bất thường của Zn tại vị trí 2M ở thời điểm trước 8 tháng và sau 2 tháng xây dựng mô hình. Tuy vậy các giá trị vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép nên chưa cần áp dụng thêm giải pháp xử lý khác.

- Tại vị trí 3M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn vẫn tương đối cao, gấp đôi mẫu nền TR3-1M và bằng mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm 41%, bằng 1,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,6 lần mẫu nền TR3-2M.

- Tại vị trí 4M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Zn bằng 1,9 lần mẫu nền TR3-1M và 0,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm được 41%, bằng 1,1 lần mẫu nền TR3-1M và bằng một nửa hàm lượng Zn trong mẫu nền TR3-2M.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite tân rai, tỉnh lâm đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)