2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
02 mô hình hoàn phục môi trường đất MH1 và MH3 của đề tài mã số TN17/T04.
Hình 2.1. Vị trí nghiên cứu mô hình hoàn phục môi trường đất a) Mô hình hoàn phục môi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite (MH1) - Đặc điểm:
+ Địa điểm: Khu vực khai thác bauxite Tân Rai, h. Bảo Lâm, Lâm Đồng + Tọa độ: 11o39’25,3‖ độ vĩ Bắc, 107o51’09,4‖ độ kinh Đông
+ Diện tích: 1,0 ha. Thời gian thực hiện: tháng 7/2018 + Cây trồng: Thông Caribê, Điều nhuộm, Cúc đồng
Mô hình hoàn phục môi trường đất bãi thải được xây dựng tại vùng đất mỏ đã hoàn thổ sau khai thác bauxite, thuộc địa phận Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng quản lý.
Bãi thải được hình thành trên đất mỏ sau khai thác quặng bauxite. Bãi thải đã được hoàn thổ bằng các loại đất trong khu vực mỏ, chiều dày lớp đất hoàn thổ khoảng 1,0-1,2m, thời gian hoàn thổ 6-8 tháng.
- Quy trình hoàn thổ:
Sau khi kết thúc khai thác, tiến hành hoàn trả lớp đất mặt đã bị bóc tách trước đó và bổ sung thêm lớp đất mặt ở khu vực khác mới khai thác để tầng hoàn thổ đạt độ dầy 80-100 cm. Tiến hành san gạt bằng phẳng, đào các rãnh nhỏ dọc theo mô hình để thoát nước mưa và tránh ngập úng. Sau khi bề mặt đất đã ổn định tiến hành trồng cây và cải tạo đât.
- Sơ đồ thiết kế mô hình 1:
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí cây trồng Mô hình 1
+ Thông Caribê: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 3m. Mật độ 1.100 cây/ha + Điều nhuộm: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 9m. Mật độ 370 cây/ha + Cúc đồng: trồng xen cùng hàng cây Điều nhuộm, cây cách cây 3m. Mật độ 730cây/ha.
- Chăm sóc mô hình và cải tạo đất:
+ Đường kính hố trồng cây: 25-30 cm
+ Chăm sóc: 2 lần/năm (tháng 4 và tháng 8 hàng năm) + Nước tưới: Nước trời.
+ Sử dụng chất giữ ẩm AMS
Cây lâm nghiệp (thông caribê): 0,06 kg/hố x 1100 hố Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 0,06 kg/hố x 370 hố Cây phủ đất (cúc đồng): 100 kg/ha
+ Sử dụng phân hữu cơ
Cây lâm nghiệp (thông caribê): 3 kg/hố x 1100 hố
Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 3 kg/hố x 370 hố Cây phủ đất (cúc đồng): 1 kg/hố x 730 hố
+ Sử dụng phân NPK
Cây lâm nghiệp (thông caribê): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 1100 cây x 3 năm Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 370 cây x 3 năm + Sử dụng phân NPK nhả chậm
Cây lâm nghiệp (thông caribê): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 1100 cây x 3 năm Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 370 cây x 3 năm + Sử dụng vật liệu chống xói mòn đất PAM
Toàn bộ bề mặt mô hình: 36 g/ha/năm [1].
b) Mô hình hoàn phục môi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3) - Đặc điểm:
+ Địa điểm: Khu vực khai thác bauxite Tân Rai, h. Bảo Lâm, Lâm Đồng + Tọa độ: 11o39’25,2‖ độ vĩ Bắc, 107o50’18,6‖ độ kinh Đông
+ Diện tích: 1,0 ha
+ Thời gian thực hiện: Tháng 7/2018 + Cây trồng: Keo lai, Tràm Úc, Sục sạc
Mô hình hoàn phục môi trường đất hồ bùn thải được xây dựng tại Hồ thải quặng đuôi số 5, thuộc địa phận Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng quản lý.
Bùn thải sau công đoạn tuyển quặng, được chứa trong hồ chứa số 5 của Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng. Hiện hồ chứa bùn đã đầy, không tiếp nhận bùn thải nữa.
- Quy trình hoàn thổ:
Sau khi rút hết nước hồ bùn thải, bề mặt bùn được để khô tự nhiên. Tiến hành đào rãnh thoát nước xung quanh mô hình, tránh ngập úng và xói mòn từ khu vực lân cận. Sau khi bề mặt khô hoàn toàn, không xụt lún mới bắt đầu trồng cây và cải tạo đất.
- Sơ đồ thiết kế mô hình 3:
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí cây trồng MH3
+ Keo lai: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. Mật độ 2.200 cây/ha + Tràm Úc: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. Mật độ 2.200 cây/ha + Sục sạc: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. Mật độ 2.220 cây/ha - Chăm sóc mô hình và cải tạo đất:
+ Đường kính hố trồng cây: 25-30 cm
+ Chăm sóc: 2 lần/năm (tháng 4 và tháng 8 hàng năm) + Nước tưới: Nước trời.
+ Sử dụng phân hữu cơ
Cây lâm nghiệp (keo lai, tràm úc): 3 kg/hố x 4400 hố Cây phủ đất (sục sạc): 3 kg/hố x 2200 hố
+ Sử dụng phân NPK
Cây lâm nghiệp (keo lai, tràm úc): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 4400 cây x 3 năm
+ Sử dụng phân NPK nhả chậm
Cây lâm nghiệp (keo lai, tràm úc): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 4400 cây x 3 năm [1].
c) Các loài cây xây dựng mô hình
Các loại cây lựa chọn xây dựng mô hình 1 và mô hình 3 được kế thừa từ nghiên cứu của đề tài ĐTĐL.2011/T03, bao gồm: Thông Caribê; Keo lai; Tràm Úc; Điều nhuộm; Sục sạc; Cúc đồng. Các loài cây này đều thích hợp để cải tạo bãi thải sau khai thác khoáng sản trên địa bàn Tây Nguyên và có nhiều giá trị cả về kinh tế, cảnh quan đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực.
d) Địa điểm lấy mẫu - Lần 1:
+ Hồ bùn thải quặng đuôi số 5
+ Đất nền canh tác cà phê, chè, keo lai phía tây nam hồ bùn thải số 5.
Cách trung tâm MH3 260m về phía nam.
- Lần 2:
+ Mô hình hoàn phục môi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite (MH1) + Mô hình hoàn phục môi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3) + Đất quặng canh tác cà phê, sắp đi vào khai thác. Cách trung tâm MH1 2km về phía tây nam.
- Lần 3:
+ Mô hình hoàn phục môi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite (MH1) + Mô hình hoàn phục môi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3) + Mô hình trên bãi thải cùa đề tài độc lập ĐTĐL.2011/T03 đã hoàn thành năm 2015. Cách trung tâm MH1 2,7km về phía bắc.
2.2.3. Địa điểm phân tích
Phòng phân tích thí nghiệm tổng hợp Địa lý – Phòng 701, nhà A27, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu