Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình hoàn phục môi trường đất bãi thải sau khai thác
3.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH1
Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 và mẫu đất nền được thể hiện qua Bảng 3.4a và Bảng 3.4b.
Bảng 3.4a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 Tầng
lấy mẫu
Ký hiệu mẫu
pHH2O pHKCl OC Tổng
N Tổng P P dễ tiêu - - % % %P2O5 mgP2O5/
100g
Tầng 1
TR4 (nền) 4,70 4,05 7,28 0,248 0,190 4,87
TR2 5,40 4,46 5,10 0,138 0,080 1,72
TR2a 6,57 5,13 4,49 0,256 0,080 6,87
TR5 6,37 4,81 2,42 0,162 0,130 9,73
Tầng 2
TR4 (nền) 4,77 4,26 5,53 0,166 0,140 2,86
TR2 5,25 4,30 6,62 0,191 0,100 2,86
TR2a 6,17 4,57 4,03 0,229 0,090 5,73
TR5 6,27 5,03 2,06 0,144 0,120 7,16
Tầng 3
TR4 (nền) 4,78 4,44 2,21 0,079 0,110 3,15
TR2 5,49 5,94 0,78 0,020 0,160 5,44
TR2a 6,01 4,74 0,34 0,074 0,110 7,16
TR5 6,06 5,55 1,43 0,123 0,150 6,01
Qua bảng 3.4a ta thấy các chỉ tiêu hầu hết đều được cải thiện sau khi áp
dụng mô hình. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng các chỉ tiêu đã vượt trội so với mẫu nền và gần tương đương với mẫu tại mô hình hoàn thành năm 2015, cụ thể:
- pHH2O và pHKCl tại 3 tầng của mẫu nền đều có chất lượng kém, vị trí đất nền trên đất quặng canh tác cà phê có độ chua tương đối lớn. Mẫu đất tại mô hình sau khi triển khai 2 tháng chỉ tốt hơn không đáng kể so với mẫu nền, vẫn còn kém hơn rất nhiều so với mẫu mô hình năm 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng pH đã được cải thiện rõ rệt, pHH2O đều đạt mức rất tốt và pHKCl được cải thiện lên mức trung bình, hơn hẳn mẫu nền và mẫu tại mô hình trước đó và tương đương với mẫu mô hình năm 2015.
- Hàm lượng %OC tại các vị trí tầng 1, tầng 2 đều đạt tốt và rất tốt, đặc điểm của hàm lượng cacbon trong đất là giảm theo độ sâu nên hàm lượng %OC không cao và chỉ đạt mức kém đến trung bình. Để xét độ phì của đất thường chỉ áp dụng %OC cho tầng mặt, nhưng cây trồng trên mô hình có nhiều loài cây lớn nên ta sẽ đánh giá tập trung vào %OC tại tầng 1 và tầng 2. Mẫu đất tại mô hình sau khi triển khai 2 tháng có hàm lượng %OC rất tốt, tương đương với mẫu nền và cao hơn mẫu mô hình năm 2015. Mẫu đất tại mô hình sau khi triển khai 7 tháng hàm lượng %OC bị giảm nhẹ, thấp hơn mẫu nền nhưng vẫn cao gấp đôi so với mẫu mô hình 2015 và vẫn đạt mức tốt.
- Hàm lượng tổng N giảm dần theo tầng đất, tầng 3 phần lớn ở mức kém.
Mẫu đất tại mô hình sau khi triển khai 2 tháng có hàm lượng tổng N ở mức trung bình, kém hơn mẫu nền và tương đương với mẫu mô hình năm 2015. Mẫu đất tại mô hình sau khi triển khai 7 tháng đã cải thiện rõ rệt, hàm lượng tổng N ở tầng 1 và tầng 2 đều rất tốt, tốt hơn một chút so với mẫu nền và cao hơn nhiều mẫu mô hình năm 2015.
- Hàm lượng tổng P tại các vị trí hầu hết đạt ở mức tốt. Tầng 1, tầng 2 của mẫu TR2 và TR2a đạt ở mức khá nhưng tiệm cận mức tốt. Tuy vậy hàm lượng P dễ tiêu của mẫu TR2 lại ở mức rất kém, tương đương mẫu nền nhưng kém hơn nhiều mẫu mô hình 2015. Hàm lượng P dễ tiêu được cải thiện nhiều sau khi mô hình triển khai được 7 tháng, mẫu TR2a đạt mức trung bình, cao hơn nhiều mẫu
nền và tương đương với mẫu mô hình 2015, nhưng nhìn chung hàm lượng P dễ tiêu vẫn còn thấp.
Bảng 3.4b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 Tầng
lấy mẫu
Ký hiệu mẫu
Tổng K
K dễ tiêu
CEC đất
Độ bão
hòa bazơ Ca2+ Cl-
%K2O mgK2O/
100g
meq/
100g % meq/100g %
Tầng 1
TR4
(nền) 0,017 4,83 16,40 53,60 0,79 0,190
TR2 0,011 2,00 7,80 69,12 0,95 0,170
TR2a 0,133 88,89 13,00 78,53 0,74 0,213
TR5 0,033 2,10 8,30 74,63 0,57 0,053
Tầng 2
TR4
(nền) 0,011 3,98 12,90 62,37 0,60 0,230
TR2 0,014 4,39 9,10 60,64 0,63 0,200
TR2a 0,062 18,14 11,70 68,94 0,57 0,053
TR5 0,052 2,17 8,80 83,27 0,53 0,003
Tầng 3
TR4
(nền) 0,004 1,80 6,10 76,98 0,52 0,240
TR2 0,007 1,82 9,00 93,39 0,74 0,130
TR2a 0,026 2,41 11,90 77,55 0,45 0,005
TR5 0,032 2,02 8,50 86,47 0,43 0,004
Qua bảng 3.4b ta thấy một số chỉ tiêu được cải thiện sau khi triển khai mô hình được 7 tháng như tổng K, K dễ tiêu hay CEC, cụ thể:
- Hàm lượng tổng K và K đễ tiêu hầu hết đều ở mức rất kém. Đây cũng là tình hình chung của đất bazan khi giàu sét nhưng hàm lượng kali thì lại rất thấp.
Ở tầng 1 mẫu mô hình sau khi triển khai 7 tháng đã tăng hàm lượng tổng K lên mức khá và đặc biệt tăng mạnh hàm lượng K dễ tiêu đạt mức rất tốt, tầng 2 cũng đã cải thiện được hàm lượng K dễ tiêu lên mức khá. Những thay đổi tích cực của mẫu TR2a so với những mẫu còn lại là do quá trình cải tạo đất, bổ sung phân bón và các chất hữu cơ khi xây dựng và chăm sóc mô hình.
- Hàm lượng CEC trong mẫu mô hình sau khi triển khai 2 tháng chỉ đạt mức kém, thấp hơn mẫu nền và tương đương mẫu mô hình năm 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng CEC đã cải thiện lên mức khá, tương đương với mẫu nền và cao hơn mẫu mô hình năm 2015.
- Độ bão hòa bazơ trong các mẫu đều ở mức tốt và rất tốt, phần nào giúp cải thiện khả năng hấp thụ cation khi lượng CEC chỉ đạt ở mức kém.
- Hàm lượng Ca2+ ở mức rất kém. Có thể lý giải do địa hình trong khu vực là địa hình đồi núi, nhiều dốc nên Ca2+ không thể tồn tại nhiều trong đất.
- Đất tại mô hình nghiên cứu là đất bazan, lượng nước trong vùng cũng chỉ là nước mưa nên độ mặn Cl- duy trì ở mức rất thấp, tốt cho cây trồng.