CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
1.2. Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững cho ĐBDTTS
Tăng cường thu nhập là nội dung đầu tiên và quan trọng nhất của CSGNBV cho người thiểu số, vì trước khi chuẩn nghèo đa chiều được thiết lập, chuẩn nghèo đơn chiều ở Việt Nam dựa trên tiêu chí thu nhập để xác nhận. Việc nâng cao thu nhập cho người nghèo là đồng bào DTTS có vai trò quyết định đến các nội dung còn lại của CSGNBV, bởi xét đến cùng, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm thiểu rủi ro và nguy cơ bị tổn thương hay tăng cường tiếng nói đều có nền tảng từ sự tăng thu nhập.
Căn cứ vào chuẩn nghèo đa chiều hiện nay, việc tăng thu nhập cho người nghèo là đồng bào DTTS được xác định:
- Đối với hộ nghèo:
+ Tăng mức thu nhập cho người nghèo là đồng bào DTTS ở khu vực nông thôn lên mức trên 700.000 đồng;
+ Tăng mức thu nhập cho người nghèo là đồng bào DTTS ở khu vực thành thị lên mức trên 900.000 đồng.
- Đối với hộ cận nghèo:
+ Tăng mức thu nhập cho người cận nghèo là đồng bào DTTS ở khu vực nông thôn lên mức trên 1.000.000 đồng;
18
+ Tăng mức thu nhập cho người cận nghèo là đồng bào DTTS ở khu vực thành thị lên mức trên 1.300.000 đồng.
Việc tăng thu nhập này phải được xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nghèo là đồng bào DTTS. Nghĩa là không tính đến các nguồn tiền có được từ sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc các tổ chức phúc lợi. Nội dung này của chính sách đảm bảo cho sự giảm nghèo bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo cho đồng bào DTTS.
1.2.2. Gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số
Đánh giá người nghèo không chỉ xem xét đến thu nhập, mà còn phải đo lường cả khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của họ, nghĩa là bên cạnh phương diện nghèo kinh tế, còn có nghèo xã hội. Chính vì thế, CSGNBV cho đồng bào DTTS ngoài chú trọng gia tăng mức thu nhập còn xác định gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo là đồng bào DTTS là nội dung trọng tâm.
Gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản trong CSGNBV cho ĐBDTTS được xây dựng dựa trên 5 chiều với 10 chỉ số trong chuẩn nghèo đa chiều. Cụ thể:
- Chỉ số Giáo dục:
+ Trình độ giáo dục của người lớn: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc hiện đang đi học.
+ Trình độ giáo dục của trẻ em: Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện đang đi học.
- Chỉ số Y tế:
+ Tiếp cận các dịch vụ y tế: Hộ gia đình có người bị ốm đau được đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh, chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường).
+ Bảo hiểm y tế: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại có bảo hiểm y tế.
- Chỉ số nhà ở:
+ Chất lượng nhà ở: Hộ gia đình được ở trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố.
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người: Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình lớn hơn 8m2.
19 - Chỉ số điều kiện sống:
+ Nguồn nước sinh hoạt: Hộ gia đình được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh.
+ Hố xí/nhà vệ sinh: Hộ gia đình được sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chỉ số tiếp cận thông tin:
+ Sử dụng dịch vụ viễn thông: Hộ gia đình không có ít nhất một thành viên sử dụng thuê bao điện thoại và internet.
+ Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: Hộ gia đình có tài sản trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn.
1.2.3. Giảm thiểu rủi ro và nguy cơ bị tổn thương cho người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số
Giảm thiểu rủi ro và nguy vơ bị tổn thương cho người nghèo là đồng bào DTTS hướng tới việc thoát nghèo bền vững và hạn chế sự tác động của các biến động xã hội, giá cả… đến đời sống của người nghèo là người DTTS - nhóm yếu thế về vật chất. Nội dung này hướng tới việc gia tăng khả năng tiếp cận phổ quát với dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là y tế và giáo dục; bảo trợ xã hội, bao gồm lương và trợ cấp thất nghiệp cần mạnh mẽ hơn; giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương theo vòng đời; yêu cầu cam kết toàn dụng lao động dựa trên nhận thức rằng việc làm đem lại rất nhiều giá trị chứ không chỉ đơn thuần là thu nhập; củng cố hệ thống bảo trợ xã hội, cần được xem là ưu tiên trong đầu tư công quốc gia, của từng địa phương; thúc đẩy trạng thái toàn dụng lao động bởi việc làm thúc đẩy ổn định xã hội và gắn kết xã hội; xây dựng các thể chế có chất lượng đáp ứng linh hoạt và các xã hội gắn kết để xây dựng khả năng đối phó, phục hồi ở cấp cộng đồng, đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột.
1.2.4. Tăng cường tiếng nói cho người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số Tăng cường tiếng nói cho người nghèo là đồng bào DTTS hướng tới gia tăng chất lượng và trọng lượng về việc biểu đạt chính kiến của người nghèo là đồng bào DTTS. Sự phản ánh này vừa là quyền của người nghèo là người DTTS - đối tượng của chính sách, vừa là cơ sở để các chủ thể xem xét thích ứng, hiệu quả của chính sách nhằm có những điều chỉnh phù hợp. Nội dung này hướng tới:
+ Tăng khả năng nhận thức về vai trò tiếng nói của mình trong chu trình chính sách nói chung và thực hiện chính sách nói riêng. Từ đó khuyến khích người dân tự biểu đạt chính kiến;
20
+ Khuyến khích sự biểu đạt thông qua các tổ chức xã hội nhằm khuếch đại tiếng nói của những cá nhân đơn lẻ cùng lợi ích, sở thích, hoàn cảnh…;
+ Trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện truyền tin giúp hoạt động biểu đạt chuyên nghiệp và hiệu quả hơn;
+ Tăng cường khả năng giám sát việc ghi nhận và xử lý các ý kiến biểu đạt của người nghèo là đồng bào DTTS đến chính sách và thực hiện CSGNBV.