Các bước thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

1.4. Các bước thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Các bước thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS là tổng hợp các hoạt động và trình tự thực hiện các hoạt động đó nhằm đưa chính sách vào đời sống thực tiễn.

Thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS cũng có bảy bước tương tự như việc thực hiện chính sách công nói chung, gồm:

Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Đây là bước đầu tiên trong thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS. Cũng như mọi quy trình thực hiện khác, muốn đạt được các mục tiêu đề ra nhất thiết phải có một lộ trình phù hợp và chi tiết. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS chính là một lộ trình như vậy.

Xây dựng kế triển khai thực hiện triển khai thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS là thao tác xây dựng lộ trình thực hiện chính sách với các giai đoạn cụ thể khác nhau. Vì thế, kế hoạch triển khai thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS hướng tới làm rõ chi tiết các yếu tố cần thiết để thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS theo từng giai đoạn. Các yếu tố này bao gồm: nhân sự; phương tiện, công cụ; tài chính và mối liên hệ giữa các yếu tố trên để đạt được mục tiêu của từng giai đoạn.

24

Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Muốn chính sách được thực hiện hiệu quả trên thực tế, cần phải phổ biến chính sách rộng rãi đến các chủ thể, các bên liên quan và xã hội. Mức độ phổ biến của chính sách sẽ đảm bảo cho sự thấu hiểu của xã hội đối với chính sách, là cơ sở của sự phối hợp giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách và là nguồn cho việc phản hồi chính sách của các đối tượng và các bên liên quan.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách vì thế hướng tới các đối tượng gồm:

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách cho các chủ thể thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS. Các chủ thể là người trực tiếp thực hiện chính sách do đó cần thấu suốt nội dung, mục tiêu, kế hoạch thực hiện chính sách. Đặc biệt các chủ thể càng ở cấp gần với đối tượng chính sách nhất càng cần phải được tuyên truyền, phổ biến để nẵm rõ về chính sách, về nghĩa vụ và nội dung thực hiện chính sách của mình.

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách cho các đối tượng và các bên liên quan của CSGNBV cho đồng bào DTTS. Các đối tượng và các bên liên quan đến CSGNBV cho đồng bào DTTS cần phải nắm bắt được mục tiêu, nội dung và những vấn đề liên quan đến sự thay đổi hay tác động đến cuộc sống của mình và cộng đồng khi chính sách được thực thi. Từ những hiểu biết đó, các đối tượng và các bên liên quan sẽ có được những tâm thế chủ động khi chính sách được thực hiện.

- Phổ biến, tuyên truyền CSGNBV cho đồng bào DTTS đến cộng đồng nhằm giúp truyền bá những quan điểm, giá trị tư tưởng nhân bản của Đảng và Nhà nước về phát triển đời sống đồng bào DTTS, qua đó thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và khai thác được các nguồn lực từ cộng đồng.

Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS là sự phối hợp, tác động qua lại giữa chủ thể với đối tượng và các bên liên quan dựa trên các công cụ, phương pháp chính sách. Vì thế, yếu tố cốt lõi vẫn là sự phân công phối hợp giữa con người với nhau trong quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Sự phân công, phối hợp cho thấy được hai vấn đề:

Thứ nhất, thẩm quyền của từng cá nhân, tổ chức trong nhóm chủ thể thực hiện; quyền và nghĩa vụ của đối tượng và các bên liên quan. Vấn đề này chính là khả năng hiểu về vị trí, vai trò của từng cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện chính sách.

25

Thứ hai, sự phối hợp, tác động biện chứng qua lại giữa các cá nhân, tổ chức đó trên cơ sở hiểu biết về vị trí vai trò của mình và vị trí, vài trò của người khác trong chu trình thực hiện chính sách. Vấn đề này quan trọng hơn cả, vì giá trị cốt lõi của sự phân công chính là hướng tới sự phối hợp.

Bước 4. Duy trì CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Có rất nhiều chính sách trong quá trình thực hiện bị rơi vào tình trạng “đầu voi, đuôi chuột” hay làm theo kiểu phong trào. Nghĩa là chính sách sẽ được thực hiện rầm rộ với quy mô lớn ở ban đầu, nhưng theo thời gian sẽ giảm dần và cuối cùng thoái trào. Tình trạng này xảy ra do trong quá trình thực hiện chính sách không thực hiện tốt công tác duy trì.

Duy trì chính sách cũng như bảo dưỡng đường ray xe lửa. Việc bảo trì thường xuyên sẽ đảm bảo được tính liền mạch của đường ray từ đó đảm bảo tính thông suốt, liên tục của đoàn tàu. Duy trì CSGNBV cho đồng bào DTTS cũng có vai trò tương tự khi mang đến tình trạng ổn định của tư tưởng và quy mô thực hiện chính sách, không để việc thực hiện chính sách thoái trào theo tính chất “phong trào” và đảm bảo những kết quả giảm nghèo bền vững từ chính sách mang lại sẽ có tính bền vững.

Bước 5. Điều chỉnh CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Điều chỉnh chính sách không phải là bước thực hiện chính sách thường xuyên.

Việc điều chỉnh chính sách được thực hiện trong hai trường hợp:

Thứ nhất, mục tiêu chính sách thay đổi. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu tổng thể của chính sách có khả năng thay đổi khi có những tác động từ thực tiễn khách quan hoặc từ ý chí chủ quan của người hoạch định chính sách. Sự thay đổi mục tiêu chính sách khiến cho quá trình thực thi cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp với mục tiêu mới. Trong trường hợp này, bước điều chỉnh chính sách đóng vai trò thiết kế lại nội dung chính sách, từ đó kéo theo những điều chỉnh khác trong thực thi chính sách ở cả ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, thực tiễn khách quan biến động khiến nội dung chính sách hoặc quá trình thực hiện chính sách có những nội dung không phù hợp. Trường hợp này dễ xảy ra khi việc điều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn trong chu trình chính sách không hoạt động hiệu quả. Lúc này, điều chỉnh chính sách là thay đổi một số cấu phần của chính sách, giúp loại bỏ sự mâu thuẫn, xung đột với thực tiễn khách quan.

Bước 6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CSGNBV cho đồng bào

26 DTTS.

Trong quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tất yếu sẽ diễn ra tình trạng sai sót, khiến quá trình thực hiện không đúng lộ trình, mục tiêu chính sách vì thế sẽ không dễ dàng đạt được. Các sai sót này xuất phát từ hai nguyên do:

- Bản thân chính sách khi hoạch định đã không xác định được hết các vấn đề thực tiễn để, do đó khi thực hiện gặp phải những vấn đề không được chính sách tiên lượng. Việc thiếu căn cứ thể chế để thực hiện là cơ sở cho những hành động cá nhân mang xu hướng cảm tính của các chủ thể thực hiện chính sách. Tất yếu với những hành động đó, nguy cơ sai sót là rất lớn.

- Thực tiễn vận động liên tục, thay đổi theo thời gian và không gian. Những biến động đó tác động rất lớn vào quá trình thực thi chính sách. Sự tác động đó sẽ làm cho các mục tiêu ngắn hạn của quá trình thực thi chính sách bị ảnh hưởng tiêu cực, quá trình thực thi chính sách cũng sẽ bộc lộ nhiều sai sót do không có sự thống nhất như ban đầu.

Chính vì hai nguyên nhân kể trên và một số nguyên nhân đến từ ý chí và năng lực chủ quan của các chủ thể thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS nên cần thiết phải có sự theo dõi, kiểm tra, dám sát thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các biểu hiện, ngăn chặn các sai sót lớn để duy trì tính ổn định của quá trình thực hiện chính sách.

Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS.

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là bước cuối cùng trong quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm được tiến hành khi kết thúc từng giai đoạn của việc thực hiện chính sách và khi hoàn thành tổng thể việc thực hiện chính sách.

Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS nhằm công bố kết quả từng giai đoạn hay của tổng thể quá trình thực hiện chính sách. Xác định kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra trước khi thực hiện và từ đó làm cơ sở biểu dương hoặc xem xét hình thức kỷ luật các chủ thể, đối tượng và các bên liên quan. Việc rút kinh nghiệm của từng giai đoạn sẽ tạo cơ hội sửa sai và phát huy những nhân tố tích cực trong giai đoạn tiếp theo. Trong khi đó việc rút kinh nghiệm tổng thể việc thực hiện chính sách có ý nghĩa tương tự nhưng

27

cho những chính sách khác sau này, đồng thời cũng là cách thức củng cố niềm tin của xã hội vào việc thực hiện chính sách nói riêng và chu trình CSGNBV cho đồng bào DTTS nói chung.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)