Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 43 - 52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

2.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang là sự tổng hợp của các CSGNBV, giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS nói chung của nhà nước trung ương và các CSGNBV cho đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Giang nói riêng. Có thể khái quát các CSGNBV cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đông Giang như sau:

a. Các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành TW

Chính quyền trung ương đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm nghèo nói chung và giảm nghèo cho đồng bào DTTS nói riêng. Các chính sách hướng tới những nội dung cụ thể như:

- Các chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư, về giảm nghèo bền vững, về nông thôn mới… Đây là các chính sách lớn, có tác động đến nhiều phương diện của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề giảm nghèo bền vững.

Sự hiện diện của các chương trình mục tiêu quốc gia không chỉ thể hiện quyết tâm đổi mới tình trạng kinh tế, xã hội đất nước của nhà nước trung ương, mà còn là những định hướng nội dung cơ bản cho các chương trình hành động cụ thể cho cả hệ thống chính trị thực hiện. Có thể kể tới như Nghị quyết 100/NQ- QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gày 04 tháng 6 năm 2010, Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020…

- Các chính sách xác định tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững và các chính sách liên quan khác. Đây là nhóm những chính sách xác định các tiêu chuẩn xác định nghèo đa chiều cho các vùng, miền ứng với

37

nhiều giai đoạn khác nhau; các chính sách xác định hộ nghèo và xác định nội dung giảm nghèo bền vững; các chính sách quy định định mức hỗ trợ giảm nghèo bền vững ứng với từng khu vực… Những chính sách kể trên được ban hành dựa trên quan điểm, tư tưởng chính sách trong các chương trình mục tiêu quốc gia và đóng vai trò là hướng dẫn kỹ thuật cho việc thực hiện chính sách trên thực tiễn. Nhóm chính sách này có thể kể đến một vài ví dụ tiêu biểu như: Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 một số chính sách đối với hộ nghèo đa chiều; Quyết định 50/QĐ- TTg ngày 03/11/2016 về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020; Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020; Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020…

- Các chương trình hành động cụ thể là nhóm chính sách hướng tới những hoạt động thực tiễn của công tác giảm nghèo bền vững về những vấn đề cụ thể như: giải quyết vấn đề giảm nghèo về thu nhập; về khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản; về hỗ trợ cây, con giống, vật tư sản xuất nông nghiệp; về dạy nghề và tạo lập các ngành nghề mới… Ngoài ra còn có một số chính sách tiêu biểu như: Quyết định 2085/QĐ- TTg ngày 31/10/2016 của Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020; Quyết định 414/QĐ- UBDT ngày 11/7/2017 của Uỷ ban Dân tộc Trung ương phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020…

b. Các chính sách của tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Giang

Nhằm cụ thể hoá mục tiêu chính sách của nhà nước trung ương và thực hiện thẩm quyền theo sự phân cấp, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Giang cũng đã ban hành các CSGNBV cho đồng bào DTTS, bao gồm:

- Những chính sách của chính quyền tỉnh Quảng Nam:

+ Nhóm các chính sách thực hiện một số dự án lớn của nhà nước tại Quảng Nam là những chính sách cụ thể hoá việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và Đông Giang nói riêng. Có thể kể tới một số chính sách như: Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự

38

án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định 3366/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án nhóm C quy mô nhỏ của Chương trình 135; 3386/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 phê duyệt chủ trương đầu tư cỏc dự ỏn nhúm C quy mụ nhỏ của Chương trỡnh 30ê…

+ Nhóm chính sách thực hiện công tác giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS dựa trên đặc thù của tỉnh như: Nghị quyết 12/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Nam Về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2021; Nghị quyết 12/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 -2020 định hướng đến 2025; Nghị quyết 49/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 chính sách cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc hộ nghèo đang hưởng chính sách người có công và bảo trợ xã hội; Nghị quyết 202/NQ-HDND ngày 26/4/2016 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020…

- Chính sách của chính quyền huyện Đông Giang:

Trên cơ sở sự phân cấp thẩm quyền từ chính quyền tỉnh, chính quyền huyện cũng có những CSGNBV gắn với điều kiện thực tế của huyện. Các chính sách chủ yếu hướng tới cụ thể hoá, dự án của chính quyền trung ương và cấp tỉnh trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm đồng bào dân tộc, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của huyện. Các chính sách nổi bật do huyện Đông Giang ban hành như: Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 17/3/2017 của UBND huyện về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện Đông Giang; Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 11/3/2015 về thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc giai đoạn 2016-2020 và năm 2025; Kế hoạch số 53/KH-UBND, ngày 13/5/2016 về thực hiện đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đông Giang; Nghị quyết 25-NQ/HU ngày 25/7/2017 của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-

39

2020; Kế hoạch số 117/ KH-UBND, ngày 17/8/2018 của UBND huyện Đông Giang về Thực hiện Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018- 2025”; Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 27/8/2018 của UBND huyện về thực hiện chỉ thị 29-CT/TU ngày 06/7/2018 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác dân tộc trong thời kỳ mới; xây dựng kế hoạch triển khai các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đông Giang gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang từ năm 2016 đến nay

Thứ nhất, thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

Nhằm chuẩn bị cho quá trình thực hiện chính sách, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Giang đã xây dựng, ban hành nhiều kế hoạch khác nhau trên cơ sở các nội dung thực hiện chính sách.

Thực hiện Nghị quyết 100/NQ-QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020; Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững bền vững giai đoạn 2016- 2020 và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của UBND tỉnh. UBND huyện Đông Giang cũng đã ban hành Chương trình hành động, triển khai thực hiện tới các cấp, các ngành, các địa phương giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện; Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện; Cấp xã đã kiện toàn lại Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, quán triệt các nghị quyết, chương trình về giảm nghèo bền vững tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân; Ban hành Nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững của địa phương.

Nguồn tài chính cũng được xây dựng với nhiều nguồn quỹ khác nhau như:

+ Ngân sách Trung ương: Chương trình 30a là 55.816 triệu đồng; Chương trình 135 là 39.567 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: Chương trình 30a là 3.966 triệu đồng; Chương trình

40 135 là 39.567 triệu đồng.

- Huy động từ xã hội: + Tổ chức vận động Quỹ vì người nghèo với số tiền hơn 893.914.832 đồng.[39]

Việc phân bổ tài chính và các phương tiện thực hiện chính sách được thực hiện chi tiết và tiến độ giải ngân đảm bảo theo quy định đề ra.

Thứ hai, thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

Công tác tuyên truyền, phổ biến CSGNBV cho đồng bào DTTS được thực hiện với sự tham gia đa dạng của các chủ thể. Cụ thể, ngoài những cơ quan được giao thực hiện các nội dung CSGNBV theo thẩm quyền quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức thôn, bản cũng tham gia vào hoạt động đã mang đến những kết quả nhất định. Cụ thể:

- Hình thức tuyên truyền chủ yếu là bằng hình thức: mở lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến thực hiện chính sách; tổ chức đối thoại, nói chuyện trực tiếp của các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng chuyên mục phát thanh tuyên truyền của chính quyền các xã và các hình thức trực quan như treo băng rôn, khẩu hiệu, Pano tại các điểm trung tâm của xã, thị trấn. Đặc biệt các trường học đóng trên địa bàn cũng tham gia đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến CSGNBV cho đồng bào DTTS bằng các hoạt động như cổ động, tổ chức hội chợ nông sản và các hoạt động tình nguyện ở thôn, bản.

Điển hình năm 2018, kết quả đạt được từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn tổ chức hơn 10 đợt tuyên truyền về các CSGNBV của Trung ương, tỉnh, huyện huy động được sự tham gia của hơn 2600 lượt người dân; in ấn 95 băng rôn, treo pa nô tại nhà sinh hoạt cộng đồng, gươl sinh hoạt của các thôn để người dân nắm bắt kịp thời về các chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Mặt trận TQVN huyện, các Hội đoàn thể cùng cấp đã lồng ghép phối hợp thực hiện trên 50 đợt tuyên truyền về các CSGNBV, động viên khuyến khích các hội viên tăng cường tham gia các hoạt động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Qua các đợt công tác tuyên truyền đã mang lại kết quả: có trên 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc thoát nghèo; 100% người nghèo được tiếp cận

41

thông tin và được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại địa phương; 100% cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo bền vững được đào tạo bồi dưỡng thông qua tập huấn, tiếp cận các lớp truyền thông nâng cao năng lực, nâng cao kỹ năng truyền thông, kỹ năng thuyết trình về CSGNBV và lồng ghép tổ chức thực hiện có hiệu quả [39].

Thứ ba, thực trạng phân công nhiệm vụ, phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

Bộ máy thực hiện chính giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang cũng được tổ chức và phân công tương đối rõ ràng ở mỗi cấp và mỗi cơ quan, từng cá nhân thực hiện chức năng chuyên môn. Việc phân công nhiệm vụ được thể hiện như sau:

- Tại cấp huyện: Từ năm 2014, huyện Đông Giang đã thành lập Ban Điều hành Chương trình 135 huyện Đông Giang theo Quyết định 1643/QĐ-UBND ngày 02/10/2014. Quy chế hoạt động của Ban điều hành Chương trình 135 được quy định tại Quyết định 1844/QĐ-BĐH ngày 25/11/2014. Sau đó, nhằm đáp ứng yêu cầu giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020 tại Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 22/7/2015 trên cơ sở hợp nhất Ban điều hành Chương trình 135 và một số ban chỉ đạo các vấn đề về dân tộc. Hiện nay Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020 đóng vai trò điều phối chính trong việc thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang.[39]

- Tại cấp xã: Các xã, thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và bố trí công chức Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, mỗi xã, thị trấn tổ chức thành lập một nhóm cộng tác viên về công tác giảm nghèo bền vững tại phương mình. Đây là lực lượng nòng cốt để thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến chính sách.

Thích ứng với mỗi lĩnh vực giảm nghèo bền vững đa chiều được giao cho mỗi phòng, ban phụ trách thực hiện dưới sự điều phối trực tiếp của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020. Việc phân công nhiệm vụ, phối hợp tổ chức triển khai thực

42

hiện chính sách của các chủ thể được thể hiện tại Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Việc phân công nhiệm vụ, phối hợp thực hiện chính sách của các chủ thể tại huyện Đông Giang

Nội dung Cơ quan

thực hiện Cơ quan phối hợp Chỉ đạo

chương trình thực hiện chính sách và duy trì chính sách

- Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020 huyện Đông Giang.

- Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020 các xã.

Tuyên truyền, phổ biến chính sách

- Phòng Dân tộc;

- Phòng Văn hoá và thông tin;

- Phòng Lao động - thương binh và xã hội.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện;

- Các trường học;

- Các tổ chức, đoàn thể cấp xã;

- Những người hoạt động không chuyên trách tại thôn.

Điều chỉnh chính sách

- HĐND và UBND huyện. - Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020 huyện Đông Giang.

- Các tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện các nội dung chính sách có nghĩa vụ báo cáo, tham mưu điều chỉnh chính sách.

Theo dõi, giám sát chính sách

- Phòng Lao động - thương binh và xã hội;

- Phòng Dân tộc.

- Thanh tra huyện;

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức đoàn thể;

- Các phòng chuyên môn được giao thực hiện các nội dung của chính sách;

- Chính quyền cấp xã.

- Người dân.

Tổng kết, đánh giá chính sách

- UBND Huyện. - Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2015-2020 huyện Đông Giang.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách.

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

43

Thứ tư, thực trạng duy trì thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

Trong quá trình thực hiện chính sách, chính quyền huyện và xã, thị trấn cũng đã tích cực trong việc duy trì chính sách thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn cho các chủ thể thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, các trường trung học cơ sở lồng ghép tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về CSGNBV cho đồng bào DTTS; Hội nông dân các xã, thị trấn tổ chức các cuộc thi về nông sản và sản phẩm thủ công;

Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức chương trình “Cùng Phụ nữ nghèo vượt khó” đã thu hút được sự tham gia của nhiều hội viên và tạo ra được nguồn quỹ hoạt động thường xuyên cho chương trình; Đoàn Thanh niên huyện tổ chức câu lạc bộ “Thanh niên khởi nghiệp” cùng các “Nhóm thanh niên khởi nghiệp” của Đoàn Thanh niên xã đã tạo ra được tinh thần khởi nghiệp cho đoàn viên, đặc biệt là đoàn viên người DTTS… các hoạt động nêu trên đều góp phần rất lớn vào việc duy trì tinh thần thực hiện CSGNBV trên địa bàn huyện Đông Giang.

Đồng thời, để tạo ra nhiều hiệu ứng về việc duy trì chính sách rộng rãi đến cộng đồng dân cư, nhiều chương trình tuyên truyền về tấm gương thoát nghèo, các cá nhân tiêu biểu đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện CSGNBV trên địa bàn huyện Đông Giang được xây dựng và phát thanh trên chương trình phát thanh huyện, xã và truyền hình trên đài truyền hình tỉnh Quảng Nam. Qua đó duy trì và quảng bá được hình ảnh, ý nghĩa của CSGNBV đến các đối tượng chính sách.

Thứ năm, thực trạng điều chỉnh chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang

Trong quá trình thực hiện chính sách, nhiều vấn đề chính sách không phù hợp với tình hình thực tiễn gây ra những khó khăn cho quá trình thực hiện cũng như kết quả của việc thực hiện chính sách. Chính vì thế, trong giới hạn của phạm vi thẩm quyền được phân cấp, chính quyền huyện và xã cũng đã có những điều chỉnh nhất định nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn địa phương và thói quen sinh hoạt và tập quán canh tác của từng nhóm người DTTS.

Từ năm 2016 đến nay, CSGNBV tại huyện Đông Giang đã tiến hành điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến điều kiện sống và tiếp cận thông tin. Cụ thể, tiêu chuẩn về “Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet” được nâng lên do sự phát triển nhanh chóng của thuê bao di động, đặc biệt trong các gia đình trẻ và tiêu chuẩn “Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)