Đề xuất, kiến nghị đối với các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 82 - 91)

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG

3.3. Đề xuất, kiến nghị đối với các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang

Bảy giải pháp được tác giả đề cập ở trên không có giải pháp nào mang tính tự thân. Nghĩa là tự các chủ thể của giải pháp thực hiện mà không có những cơ chế đảm bảo, ràng buộc. Chính vì thế, có thể dự báo và phân tích một số điều kiện thực hiện giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần phải có sự đồng lòng của cả chính quyền và người dân trong thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS huyện Đông Giang hướng tới những đột phá về nội dung và cách thức thực hiện, do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ chế vận hành hiện tại, cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, nhất là các nhóm lợi ích liên quan. Vì thế, điều kiện trước tiên để thực hiện

76

các giải pháp kể trên là cần phải có sự quyết tâm của cả chủ thể thực hiện chính sách lẫn đối tượng chính sách.

- Với chủ thể thực hiện chính sách, sự quyết tâm thay đổi đến từ việc từ bỏ tư duy và hoạt động quản lý theo kiểu cũ, vốn không phù hợp với cách thức quản lý theo đầu ra của hiện đại. Sự từ bỏ này đồng nghĩa với việc cần phải có một sự chuyển đổi, sắp xếp lại về cả mặt tư duy lẫn hoạt động của các chủ thể thực hiện chính sách. Đây là những đánh đổi của những người thích tính ổn định, bền vững của cách thức vận hành cũ. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cũng sẽ ảnh hưởng, thậm chí xoá bỏ những lợi ích nhóm vốn tồn tại và gắn bó chặt chẽ với CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang. Đây được xem là đánh đổi lớn nhất và khó từ bỏ nhất nếu không có quyết tâm đổi mới từ phía các chủ thể. Sự quyết tâm ấy sẽ là cơ sở để các giải pháp kể trên được thực hiện trên thực tiễn.

- Với đối tượng của chính sách, việc thực hiện các giải pháp kể trên mặc dù về lâu dài sẽ mang đến những kết quả tích cực đối với sinh kế và cuộc sống của họ, tuy nhiên, trước mắt sẽ gây ra những xáo trộn nhất định, đặc biệt với các giải pháp hạn chế tiến tới xoá bỏ các tập quán, thói quen không tốt hay chính sách quần cư. Tuy nhiên, sự xáo trộn đó sẽ phải được nhìn nhận như một thực tế khách quan, như là một điều kiện tiên quyết, một sự đánh đổi để có những mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Song nếu không hiểu được điều đó, không sẵn sàng chấp nhận những xáo trộn tạm thời đó, các giải pháp trên sẽ rất khó có thể thực thi, thậm chí có thể bị chống đối, cản trở.

Như vậy, có thể thấy, bất kỳ giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nào cũng đều có những nguy cơ thành công và thất bại của riêng nó, nhưng tựu chung lại, giải pháp luôn có sự đánh đổi. Và thông thường, những lợi ích nhỏ, trước mặt sẽ bị đánh đổi để có được những lợi ích tổng thể và lâu dài. Muốn đạt được điều đó, trước hết và trên hết phải cần đến sự đồng lòng, sự quyết tâm chung của các bên liên quan.

Thứ hai, sự phân cấp thực hiện chính sách của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương. Như đã đề cập ở phần thực trạng, nhiều vấn đề vướng mắc của chính sách hiện nay xuất phát từ sự thiếu các cơ chế đặc thù trong nội dung và thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS. Nghĩa là tình trạng dùng chung một chính sách trong khi đặc thù mỗi địa phương một khác. Do đó, ở phần giải pháp tác giả đã

77

đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng những nội dung và cơ chế thực hiện chính sách riêng cho Đông Giang. Tuy nhiên, muốn vậy phải có sự phân cấp theo hướng phi tập trung hoá mạnh mẽ từ phía nhà nước trung ương. Điều này xuất phát từ thực tiễn là trung ương không thể tự mình xây dựng chính sách riêng cho từng địa phương, vì như vậy là quá nhiều và cũng nằm ngoài sự hiểu biết vĩ mô của trung ương. Do đó, giải pháp tối ưu là phải phân cấp cho từng địa phương tự xây dựng chính sách đặc thù cho riêng mình như tác giả đã trình bày ở tiểu mục giải pháp. Muốn vậy, chính quyền trung ương thay vì ban hành chính sách chi tiết, nên chuyển qua ban hành khung chính sách với các giới hạn tuỳ nghi cho các địa phương tự thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cấp của mình.

Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa nhiều chính sách khác nhau liên quan đến vấn đề dân tộc và giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS nhằm đảm bảo tính bền vững của việc giảm nghèo được duy trì. Các giải pháp kể trên cũng cần được đảm bảo bởi các giải pháp đến từ sự phối hợp của nhiều chính sách khác nhau. Sự phối hợp này không chỉ giúp giải pháp dễ dàng triển khai trên thực tế mà còn là cơ sở để bảo vệ kết quả của các giải pháp.

Tiểu kết Chương 3

Chương ba phân tích ba nội dung chính gồm: quan điểm của tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Giang về nâng cao hiệu quả thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang, quan điểm của tác giả về xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang; các giải pháp nâng cao nâng cao hiệu quả thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang và điều kiện để thực hiện các giải pháp kể trên.

Đối với nội dung thứ nhất, quan điểm của tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Giang về nâng cao hiệu quả thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang thể hiện sự quyết tâm của chính quyền trong việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả CSGNBV cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện với các quan điểm như:

thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững với vai trò là trọng tâm của chính sách dân tộc nói chung; cần định hướng mục tiêu thực hiện chính sách cao hơn mục tiêu thoát nghèo đơn thuần; tăng cường xã hội hoá việc thực hiện chính sách; lấy cải tạo tư duy và kỹ năng của con người làm tiền đề quan trọng để thực hiện chính sách có

78

hiệu quả… Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra được các quan điểm xây dựng giải pháp như: các giải pháp phải đảm bảo tính khả thi; các giải pháp phải được xuất phát từ các nhu cầu cụ thể của thực tiễn khách quan; các giải pháp phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm về thói quen canh tác và tập quán sinh hoạt của đồng bào DTTS trên địa bàn…

Tác giả trình bày và phân tích 07 giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang ứng với 07 vấn đề gồm: hoàn thiện nội dung chính sách; nâng cao năng lực chuyên môn của các chủ thể thực hiện chính sách; nâng cao nhận thức của các đối tượng chính sách; thay đổi cách thức tuyên truyền, phổ biến chính sách; thay đổi cách thức kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; các biện pháp dài hạn nhằm xác lập tính quần cư cho đồng bào DTTS và đổi mới công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Và nội dung cuối cùng của Chương 3 hướng tới làm rõ các điều kiện để thực hiện thành công 07 giải pháp kể trên gồm: cần đến sự đồng lòng, quyết tâm của các chính quyền, đối tượng chính sách và toàn xã hội; cần sự phân cấp để tạo ra được các cơ chế đặc thù trong thực hiện giải pháp;

79

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu có thể thấy thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang có những vấn đề lý luận tương đồng với thực thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung như: mục tiêu, nội dung, các bước thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện trên thực tiễn tại huyện Đông Giang lại có nhiều vấn đề mang tính đặc thù khiến các bước thực hiện chính sách trên thực tế bộc lộ nhiều hạn chế như: năng lực lập kế hoạch thực hiện còn hạn chế; việc phân công, phối hợp thực hiện còn chưa chi tiết dẫn đến nhiều chồng chéo; tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn thiếu sáng tạo, nặng tính phong trào; việc duy trì và điều chỉnh chính sách còn bị động; công tác giám sát, kiểm tra còn hình thức; hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm ít nhiều rơi vào tình trạng thành tích.

Những hạn chế trong thực hiện kể trên đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

- Thiếu chính sách đặc thù để giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang.

- Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, do đó quy mô thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số lớn, phức tạp.

- Cộng đồng người Cơtu chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng dân số của huyện và có nhiều thói quen, tập quán sinh hoạt, canh tác không còn phù hợp với đời sống hiện đại gây ra những cản lực cho quá trình thực hiện chính sách.

- Trình độ nhận thức và chuyên môn của chủ thể, nhận thức của các đối tượng chính sách chưa cao.

- Nguồn lực thực hiện chính sách còn hạn chế, khả năng huy động xã hội tham gia vào thực hiện chính sách chưa chiếm được tỷ lệ cao.

Trên cơ sở đó, tác giả đề đề xuất 07 giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang ứng với 07 vấn đề gồm: hoàn thiện nội dung chính sách; nâng cao năng lực chuyên môn của các chủ thể thực hiện chính sách; nâng cao nhận thức của các đối tượng chính sách; thay đổi cách thức tuyên truyền, phổ biến chính sách; thay đổi cách thức kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; các biện pháp dài hạn nhằm xác lập tính quần cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và đổi mới công tác tổng kết, đánh

80 giá, rút kinh nghiệm.

Nghiên cứu này là kết quả bước đầu của hoạt động khoa học của tác giả dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ do vậy sẽ còn nhiều vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn cần có sự tranh luận để làm rõ hơn vấn đề. Do đó, rất mong nhận được nhiều sự góp ý của quý học giả cùng các trao đổi, thảo luận của những người quan tâm về vấn đề nghiên cứu của luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam. 2013. “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam” - Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông.

2. Lê Thị Tường Anh. 2019. “Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS ở huyện Hướng Hóa”,

<http://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-trao- doi/ket-qua-thuc-hien-cong-tac-giam-ngheo-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so- o-huyen-huong-hoa-247.html>, (13/6/2019).

3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. 2003. Cơ sở khoa học và thực tiễn để từng bước đưa chuẩn nghèo của Việt Nam hoà nhập chuẩn nghèo Khu vực và Quốc tế, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. 2006. Báo cáo chuyến tham dự diễn đàn giảm nghèo và nghiên cứu học tập kinh nghiệm giảm nghèo của Trung Quốc từ ngày 1722/10/2006 và Báo cáo khảo sát thực địa của đoàn đại biểu các quan chức cao cấp từ Bộ Lao động - Thương binh xã hội Việt Nam và các tổ chức công cộng tại cộng hòa Ấn Độ từ ngày 08 đến 20 tháng 10 năm 2006, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. 2011. Báo cáo Kết quả thực hiện các chính sách và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 02 năm (2011-2012); Phương hướng nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015, Hà Nội.

6. Bộ Lao động Thương binh và xã hội. 2014. “Sơ kết đánh giá 06 năm thực hiện nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008” của Chính phủ về chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo”Hà Nội.

7. Trần Thị Minh Châu và cộng sự. 2015. Đánh giá nguồn lực và đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Đề tài khoa học và công nghệ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

8. Chính phủ. 2011. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc, ban hành ngày 14/01/2011 Hà Nội.

9. Chính phủ. 2015. Quyết định số 59/2015/NĐ-CP về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, ban hành ngày 19/11/2015.

10. Đỗ Kim Chung. 2016. Nghiên cứu đáng giá ảnh hưởng tổng thể về kinh tế xã hội của các chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2015, Báo cáo khoa học tổng hợp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

11. Công ty tư vấn Đông Dương. 2011. Nghèo của DTTS Việt Nam: Thực trạng và thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135- II, Báo cáo dưới sự tài chợ của Dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách dân tộc do UNDP hỗ trợ”, Hà Nội.

12. Nguyễn Việt Cường, Phùng Đức Tùng và Daniel Westbrook. 2015. "Người DTTS được hưởng lợi từ các chương trình giảm nghèo có quy mô lớn? Bằng chứng từ Việt Nam", Tạp chí The Review of Economics and Finance, Elsevier.

13. Phạm Bảo Dương. 2012. “ADCB và tiếp cận xóa đói, giảm nghèo bền vững”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4 (407), trang 57-63.

14. Đại học Kinh tế quốc dân. 2010. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam,

<http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/...>, (14/5/2019).

15. Quyền Đình Hà. 2007. Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

16. Lưu Mạnh Hải. 2015. Đánh giá thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

17. Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự. 2015. Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.

18. Trần Thị Bích Hồng. 2018. Ảnh hưởng của chính sách xoá đói giảm nghèo bền vững đến sinh kế của hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

19. Liên Hợp quốc. 2008. Tuyên bố Liên Hợp quốc. New York, Hoa Kỳ.

20. Lê Thu Hoa. 2007. Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Hoa. 2009. Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2007. Tập bài giảng Lý luận dân tộc và Chính sách dân tộc, Hà Nội.

23. Học viện Hành chính Quốc gia. 2003. Hành chính công, dùng cho nghiên cứu học tập, giảng dạy sau đại học, nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

24. Nguyễn Võ Linh. 2013. Đánh giá tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào DTTS tỉnh ĐắcLắk, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tá xóa đói giảm nghèo, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.

25. Michael Howlett and M. Ramesh.1995. Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press, p.4.

26. Michael Howlett and M. Ramesh.1995. Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press, p.5.

27. Michael Howlett and M. Ramesh.1995. Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press, p.6.

28. Ngân hàng thế giới. 2012. Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành:

Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, Hà Nội.

29. Ngân hàng thế giới. 2012. Thiết kế khung kết quả để giám sát: Hướng dẫn các bước thiết kế, IEG, ngân hàng thế giới.

30. Hoàng Phê. 2016. Từ điển tiếng Việt, nxb Hồng Đức, tr. 855

31. Nguyễn Đức Thắng. 2016. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020, Luận văn tiến sĩ quản lý hành chính công, học viện hành chính quốc gia.

32. Ngô Trường Thi. 2016. Định hướng và những giải pháp hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hội thảo Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với Hiến pháp, 15 tháng 7 năm 2016, Hội đồng dân tộc Việt Nam, Hà Nội.

33. Tổng cục Thống kê. 2018. Kết quả Khảo sát Mức sống dân cư 2018, Nhà xuất bản Thống kê.

34. Tổng cục thống kê. 2019. Niên giám thống kê năm 2018, Nhà xuất bản Thống kê.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)