Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

1.5. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

1.5.1. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông Bắc. Đây là huyện có diện tích lớn nhất và có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh. Hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa và Ngái. Đồng bào DTTS chiếm trên 69,8% dân số toàn huyện và là huyện có đồng bào DTTS nhiều nhất tỉnh. Nhìn chung, trước khi triển khai CSGNBV cho đồng bào DTTS, đời sống của cộng đồng dân cư này gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 32% tổng số hộ là đồng bào DTTS. Trong đó sự thiếu hụt khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội diễn ra nghiêm trọng, đời sống vật chất không được đảm bảo.

Cùng với những chính sách chung của Đảng và Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên và huyện Võ Nhai cũng đã có những chính sách đặc thù nhằm giảm nghèo cho đồng bào DTTS đạt hiệu quả cao trong thời gian gần đây, cụ thể:

- Ở cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trung ương và tình hình thực tiễn địa phương đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững để thực hiện và chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến giảm nghèo bền vững như:

Chương trình giảm nghèo bền vững bền vững ở 62 huyện nghèo theo nghị quyết 30a; Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình xây dựng nông thôn mới…

Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững được thành lập theo Quyết định số 3445/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 16 tháng 12 năm 2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Tổ tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo.

- Ở cấp huyện: Uỷ ban Ban nhân dân huyện Võ Nhai căn cứ trên những căn cứ

28

pháp lý, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước và của UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững cấp huyện gồm 22 thành viên, tổ giúp việc gồm 18 thành viên, các thành viên đều làm việc kiêm nhiệm. Ban chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của huyện và chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện chính sách được thể hiện qua một số nội dung sau:

Kết quả chung của quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Võ Nhai đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 26% với nhiều nội dung về khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tăng đang kể như tỷ lệ hộ trong vùng DTTS huyện Võ Nhai được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 81%; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS được sử dụng lưới điện quốc gia đạt 93% năm 2017. Ngoài ra kết quả còn thể hiện ở một số lĩnh vực chính sách sau:

- Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục. Trường học các cấp tại địa bàn có đồng bào DTTS sinh sống được đầu tư xây dựng khang trang, đồng bộ theo hai mức độ kiên cố và bán kiên cố. Chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí cho đồng bào DTTS theo nghị định 49/2010/NĐ-CP và nghị định 86/2015/NĐ-CP đều được hỗ trợ 100%.

- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ DTTS. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 3.404 hộ DTTS trên địa bàn huyện được hỗ trợ với tổng kinh phí hỗ trợ là 7.314 triệu đồng. Công tác xoá nhà tranh, nhà tạm đã được thực hiện triệt để, nhiều khu vực làng, bản mới theo hình thức quần cư được thiết lập, đảm bảo an cư cho đồng bào DTTS.

- Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Trên toàn huyện 15/15 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế, 8/15 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2012 - 2020.

Các chương trình y tế quốc gia được tổ chức thực hiện tốt, phòng chống tốt các dịch bệnh không để xảy ra những dịch bệnh lớn, các chỉ số về sức khoẻ cộng đồng đã có nhiều tiến bộ; Hộ DTTS có thu nhập thấp do đó không có khoản tiền dự phòng cho những rủi ro bất trắc xảy ra, đặc biệt là khi đau ốm. Hàng năm khám và điều trị cho trên 184.000 đến 216.000 lượt bệnh nhân; tổng số hộ đồng bào DTTS đƣợc cấp thẻ BHYT qua các năm đạt tỷ lệ 100%.

29 - Các chính sách đặc thù:

Bên cạnh các chính sách chung về giảm nghèo bền vững và giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS, chính quyền tỉnh và huyện còn có những chính sách đặc thù nhằm phù hợp với tình hình kinh tễ, xã hội, tự nhiên của địa phương và phù hợp với đặc thù của từng cộng đồng DTTS trên địa bàn. Cụ thể UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyện môn hướng dẫn về khoa học kỹ thuật, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao: Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn dịch bệnh, phát triển bền vững tại La Hiên; đối tượng nuôi là lợn thịt và gà hậu bị, quy mô 500 đầu lợn thịt/năm và 24.000 con gà/năm; dự án sản xuất lúa thuần chất lượng cao theo phương pháp SRI tại xã Phú Thượng 125 ha, Lâu Thượng 25 ha; trồng cây cam Vinh tại xã Lâu Thượng; cây chuối Tây tại xã Phú Thượng; cây Thanh long, bưởi Diễn tại xã Tràng Xá; dự án trồng cây dược liệu ở xã Phú Thượng như cây Đinh lăng, cây Hà thủ ô đỏ; mô hình chăn nuôi gà lai Mía thả vườn theo hướng an toàn sinh học tại xã Bình Long quy mô 36 hộ chăn nuôi với tổng đàn trên 250.000 con gà thịt/năm; mô hình chăn nuôi dê tại xã Bình Long, Phương Giao, Thần Sa, Vũ Chấn, Sảng Mộc với quy mô tổng đàn trên 5.000 con/năm.[18]

1.5.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Do Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 1150,86km2, dân số đến cuối năm 2016 là:

86,2 nghìn người, trong đó DTTS có 44.193 người, chiếm tỷ lệ 46,7 %. Có 04 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh. DTTS sống phân bổ trên 22 xã, thị trấn của huyện, nhưng chủ yếu tập trung vào các xã phía Bắc và phía Nam của huyện, chất lượng dân số và nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ

30 lao động có tay nghề thấp.

Từ năm 2016 đến nay, với những thay đổi về tư duy xác định chuẩn nghèo nói chung và những đổi mới trong xây dựng chính sách của địa phương nói riêng, CSGNBV cho đồng bào DTTS đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống của người nghèo là đồng bào DTTS có những tiến bộ rõ nét. Năm 2016, toàn huyện có 6.695 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ tới 34,59% trên tổng số hộ. Đến cuối năm 2018, số hộ nghèo đã giảm đáng kể xuống còn 5.329 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,58% trên tổng số hộ. Các kết quả cụ thể như sau:

- Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững quốc gia đã cung cấp nguồn vốn cho địa phương xây dựng, sửa chữa, tôn tạo các công trình dân sinh. Đến nay toàn huyện đã xây dựng được 47 công trình quan trọng phục vụ dân sinh, phúc lợi công cộng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 58.556 triệu đồng. Với hệ thống điện, đường, trường, trạm tương đối đồng bộ, thông suốt, không chỉ giúp người dân thuận tiện trong di chuyển mà còn góp phần vào cải biến phương thức sản xuất nhờ ứng dụng máy móc chạy điện; hệ thống trường học được kiên cố hoá giúp tạo động lực cho giáo dục địa phương pháp triển, đặc biệt hiện tượng đồng bào DTTS bỏ học giảm thiểu đáng kể; hệ thống trạm y tế được đầu tư cơ sở vật chất, thuốc men cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân.

- Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tổ chức được 78 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây trồng, bảo vệ thực vật cho 3.245 lượt người là hộ nghèo và cận nghèo tham gia, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, nhận thức của người dân về cây trồng và vật nuôi, tổ chức được 26 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 650 học viên tham gia, tổng kinh phí 1.107 triệu đồng. Đặc biệt các lớp tập huấn về những ngành nghề mới cũng được tổ chức, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người nghèo là đồng bào DTTS. Từ năm 2016 đến nay đã tổ chức được 8 lớp hướng dẫn về ngành nghề mới. Trong đó có ngành đan lát mây giang, làm chổi đót, làm ống hút bằng trúc và làm đồ gia dụng bằng bẹ chuối. Các nghề mới này vừa đáp ứng được đặc điểm vật liệu sẵn có trên địa bàn, vừa hoàn toàn phù hợp với khả năng đan lát truyền thống của đồng bào DTTS rất thuận lợi trong truyền đạt. Các lớp tập huấn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”

nên người dân tiếp thu nhanh. Hiện nay các mô hình này vẫn tiếp tục nhân rộng và

31

trở thành điểm sáng trong thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS ở Hướng Hoá.

- Việc phân bổ vốn giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS cũng được thực hiện hiệu quả. Tính đến năm 2016, tổng kinh phí được phân bổ và thực hiện là 9.954 triệu đồng, với 3.570 hộ được hưởng lợi; nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất được hộ nghèo chọn để tập trung thực hiện vào hỗ trợ giống cây công nghiệp dài ngày, cây giống lâm nghiệp, bò, lợn, dê, gà, nông cụ sản xuất, phân bón, thuốc thú y. Thực hiện có hiệu quả mô hình chăn nuôi bò vàng Việt Nam sinh sản tại xã Hướng Lập, Hướng Lộc, Hướng Sơn và Hướng Việt, kinh phí 1.000 triệu đồng do dự án “Sáng kiến hỗ trợ trong chăn nuôi” của Chương trình Phát triển vùng Hướng Hóa đã giúp nhiều hộ gia đình trong vùng dự án tiếp cận với cách làm ăn mới [2].

1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm và kết quả giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, có thể rút ra được một số vấn đề đối với công tác thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam như sau:

Thứ nhất, thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS phải hướng tới giảm nghèo bền vững đa chiều và có tính bền vững. Với chuẩn nghèo đa chiều hiện nay đã đặt ra yêu cầu giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS không chỉ giúp thu nhập tăng mà các dịch vụ xã hội cơ bản cũng phải được đảm bảo. Trong đó, dịch vụ giáo dục, y tế dành cho người nghèo là DTTS phải được chú trọng ưu tiên, trong đó lấy mục tiêu phát triển nhận thức và kỹ năng sản xuất của đồng bào DTTS làm trọng tâm nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản về sức khoẻ và trí tuệ, làm tiền đề cho sự thoát nghèo bền vững. Tính bền vững ở đây muốn chỉ khả năng duy trì và phát triển chất lượng cuộc sống sau khi thoát nghèo thay vì nguy cơ tái nghèo.

Muốn vậy, quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào dân tộc thiếu số các chủ thể phải phản ánh kết quả thực chất, không chủ quan xác lập các chỉ số vì mục tiêu thành tích của địa phương.

Thứ hai, thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS phải sáng tạo, có tính đặc thù và thích ứng với từng điều kiện, đặc điểm của từng dân tộc, từng địa hình cư trú.

Đồng bào DTTS mặc dù là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời trong khối

32

đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, song gắn với mỗi tộc người lại có những đặc trưng riêng về lối sống, tập quán canh tác, quan hệ gia đình và điều kiện khu vực sinh sống. Do đó, nếu thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS không tính đến các đặc thù kể trên sẽ dễ dẫn tới thất bại. Hiện nay chưa có chính sách đặc thù giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS, nghĩa là cơ bản vẫn chung chính sách với các đối tượng khác, do đó nhiều vấn đề nội dung chính sách khi áp dụng vào từng cộng đồng, địa phương không phù hợp. Điều này đặt ra đòi hỏi tính linh hoạt và sáng tạo của các chủ thể thực hiện chính sách ở địa phương nhằm vận dụng các cách thức, phương pháp thực hiện chính sách phù hợp với đòi hỏi khách quan, tránh trường hợp thực hiện chính sách máy móc, rập khuôn gây phản tác dụng.

Thứ ba, thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS phải được thực hiện trên cơ sở huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực của xã hội. Công tác giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS có quy mô nội dung và phạm vi lớn, đòi hỏi nguồn lực đầu tư khổng lồ. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc trông chờ vào 100% vốn ngân sách để thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS sẽ vừa tạo gánh nặng lên ngân sách vừa không phát huy được sức mạnh vật lực của xã hội. Do đó, song song với ngân sách nhà nước, các chính quyền địa phương cần thiết phải có những biện pháp thúc đẩy xã hội hoá một số nội dung thực hiện chính sách. Sự tham gia của cộng đồng vào thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS cũng giúp khuếch đại tinh thần của chính sách, tạo được sự đồng lòng, nhất trí của xã hội trong thực thi và phản hồi chính sách.

Tiểu kết Chương 1

Thông qua việc nghiên cứu lý luận về thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS có thể đi đến kết luận thống nhất một số nội dung sau:

- CSGNBV cho đồng bào DTTS là một nội dung của chính sách công, được Nhà nước ban hành yêu cầu các chủ thể thực hiện có thẩm quyền, các bên liên quan và cả toàn xã hội. Chính sách hướng tới nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, điều kiện sống, nhà ở và tiếp cận thông tin cho đồng bào DTTS;

- Thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS là việc đưa chính sách vào đời sống thực tiễn nhằm cải biến thực tiễn theo mục tiêu của chính sách. Quá trình thực hiện

33

diễn ra trong 7 bước gồm: xây dựng kế hoạch; tuyên truyền, phổ biến chính sách;

phân công, phối hợp thực hiện chính sách; điều chỉnh chính sách; duy trì chính sách;

thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Mỗi bước có một vai trò khác nhau tạo thành một mắt xích của quá trình thực hiện chính sách;

- Từ việc xem xét hai điển hình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS, có thể nhận thấy rõ việc thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS đòi hỏi có những cơ chế đặc thù mang tính linh hoạt và sáng tạo của chính quyền địa phương để phù hợp với lối sống, thói quen canh tác và điều kiện tự nhiên của từng cộng đồng từ đó mang tới hiệu quả thực chất cho chính sách.

Mặc dù nhiều nội dung lý luận đã bị bỏ sót do phải cân nhắc phù hợp với vấn đề lý luận của thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS, cũng như để phù hợp với lưu lượng của Chương 1, song với những kết quả nghiên cứu tác giả liệt kê ở trên cơ bản đã xây dựng được khung lý thuyết cho việc xem xét thực trạng thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS từ thực tiễn nghiên cứu tại Chương 2.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)