CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang
2.3.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang
Từ năm 2016 đến 2018, CSGNBV đã mang đến nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Tiêu biểu có thể kể đến một số các thành tự sau:
- Về kinh tế, đã quy hoạch phát triển trồng cây công nghiệp, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm như: 620 ha cây cao su tại xã Ba và xã Tư; 15.000 ha cây keo nguyên liệu; trồng thâm canh 750 ha chuối (năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha); hơn 200 ha diện tích chè tập trung tại xã Ba và xã Tư (năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha/năm); 792 ha trồng mây dưới tấn rừng (năng suất bình quân đạt 5-6 tấn/ha); phát triển diện tích Ớt A riêu 5,2 ha; chè dây 32 ha; cây Loòng Boong bản địa 11,3 ha; trồng khảo nghiệm 9,5 ha Đẳng sâm và 12,3 ha Ba kích tím dưới tán rừng theo cơ chế hỗ trợ của UBND tỉnh bước đầu có kết quả và tiếp tục được đầu tư nhân rộng theo quy hoạch của huyện. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi (nuôi heo) tập trung với quy mô lớn tại xã Ba (khoảng 7.500 con) và xã Tư (khoảng 10.000 con) [40].
Nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng được tăng cường; tập trung kiên cố hóa mặt đường ĐH góp phần thuận lợi trong việc đi lại và phát triển kinh tế của địa phương; đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng điện cho các thôn bảo đảm 40/40 thôn có điện lưới Quốc gia và 11 trung tâm xã, thị trấn có điện đường chiếu sáng. Các công trình thủy lợi; Trạm y tế cấp xã; công trình thuộc Trường học được đầu tư xây dựng đảm bảo và thực hiện nâng cấp, bảo dưỡng định kỳ. Các vùng trọng điểm, các xã điểm nông thôn mới được chú trọng đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển tạo động lực lan tỏa các vùng phụ cận.[40]
46
Bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững các cấp từ huyện đến xã đã được thành lập đáp ứng được yều cầu triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Qua đó, hằng năm, chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; triển khai thực hiện tốt việc chăm lo cho người nghèo, bảo đảm cho người nghèo được hưởng lợi đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thực hiện triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững ưu tiên tập trung ở những xã, thôn, nhóm hộ nghèo có tâm huyết làm ăn, vươn lên thoát nghèo.
Đồng thời đề cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở và tăng cường sự tham gia của người dân; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn huyện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và có tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, cũng như việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia đúng quy định. Kết quả, đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29.43%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS 96.87%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 22.300 triệu đồng, tăng 20.126 triệu đồng so với năm 2003; hỗ trợ xây dựng tổng 837 nhà cho các đối tượng: người có công, nhà tình nghĩa; 100% hộ sử dụng điện; 100% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt từ công trình tự chảy, trong đó có 91% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; dịch bệnh ở người không xảy ra; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn dưới 18.46% [40].
Từ năm 2003 đến 2018, đã thực hiện hỗ trợ di dời cho 825 hộ bị ảnh hưởng thiên tai; hộ sống phân tán gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện thắp sáng, nước sinh hoạt…) và sản xuất; hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; hộ mới tách không có đất ở; hộ di cư tự do trong khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu vực bảo vệ rừng phòng hộ ra khỏi vùng thiên tai uy hiếp, với tổng kinh phí thực hiện 22.662.500 triệu đồng (từ nguồn vốn Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của TTCP; QĐ 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của TTCP; NQ 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh). Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã đầu tư xây dựng 06 khu tái định cư gồm: Khu tái định cư thôn Dốc Kiền, xã Ba; Khu tái định cư thôn ADuông 1, thị trấn Prao; Khu tái định cư thôn AĐiêu, xã Arooi; Khu tái định cư thôn AChôm 2, Tu Núc, xã Kà Dăng; Khu tái định cư thôn AXanh 1,2, xã Za Hung; Khu tái định cư thôn Xà Nghìn 2, xã Za
47
Hung. Bố trí tái định cư cho 282 hộ (Khu TĐC thôn Dốc Kiền: 48 hộ, khu TĐC thôn ADuông 1: 43 hộ, khu TĐC thôn AĐiêu: 44 hộ; khu TĐC thôn AChôm 2, Tu Núc: 60 hộ, khu TĐC thôn AXanh 1,2: 46 hộ, khu TĐC Xà Nghìn 2: 41 hộ) [40].
Đồng thời, địa phương đã thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Nghị định 75/2015/NĐ- CP, chương trình bảo vệ phát triển rừng của Chính phủ, kết quả đến năm 2018 đã giao khoán 42.848,27 ha rừng tự nhiên cho 300 nhóm hộ/4.090 hộ nhận khoán, với mức chi trả bình quân từ 3,5-4,5 triệu đồng/hộ/năm, qua đó góp phần nâng độ che phủ rừng đạt 64,6%.[40]
- Về đời sống văn hoá, xã hội, chính quyền đã thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh - truyền hình, phát thanh- truyền hình bằng tiếng dân tộc: đến năm 2018, 100% số hộ nghe được Đài tiếng nói Việt Nam và khoảng 98% số hộ đươc xem truyền hình.
Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc: các hoạt động văn hoá thông tin, thể thao và truyền thanh truyền hình được quan tâm và tổ chức định kỳ theo quy định. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa được người dân hưởng ứng tích cực. Đến năm 2018, toàn huyện có tổng 5.411/6.388 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 84,7%, 23/40 thôn đạt thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 57,5%; tổng số nhà sinh hoạt cộng đồng trên toàn huyện 85 nhà (60 Gươl và 25 nhà sinh hoạt cộng đồng); các thôn có đa số đồng bào Cơ tu sinh sống đều có Đội cồng chiêng. 03 di sản văn hóa đặc trưng của người Cơtu gồm: Nghề dệt thổ cẩm; Múa Tân tung da dá; Nói lý, hát lý được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [40].
Công tác Giáo dục và Đào tạo được quan tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng đến nay cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học cho học sinh các cấp; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Toàn huyện có 30 trường học ở các cấp học, bậc học, trong đó có 07 trường học đạt chuẩn mức 1; 100% xã, thị trấn được công nhận PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học và PCGD trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đến lớp hàng năm đảm bảo; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT bình quân đạt trên 90%/năm. Hoạt động đào tạo nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp) cho lao động nông thôn được chú trọng, qua đó đã tổ chức mở 08 lớp với 280 học viên tham gia hoàn thành khóa đào tạo, đạt tỷ lệ 80% tổng số học viên đăng ký từ đầu khóa [40].
48
Công tác đào tạo cử tuyển dành cho con em DTTS: Trên cơ sở chỉ tiêu cử tuyển hằng năm tỉnh giao, địa phương đã tổ chức xét tuyển học sinh đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh đảm bảo theo chỉ tiêu và điều kiện quy định. Kết quả từ năm 2005 đến 2018, đã cử 184 em học sinh người DTTS đi học.
Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2018, Trung tâm y tế huyện được xây dựng đi vào hoạt động với quy mô 80 giường và có 16 bác sĩ; đầu tư xây mới và sửa chữa 5/11 trạm y tế xã, thị trấn, trong đó có 3 trạm y tế đạt chuẩn; hầu hết các trạm y tế đều có bác sĩ, trang thiết bị và đôị ngũ nguồn nhân lực đáp ứng được công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân; công tác y tế dự phòng, kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm được chú trọng đúng mức, dịch bệnh không xảy ra; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số được triển khai thực hiện có hiệu quả đã góp phần đưa tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi bình quân hàng năm giảm 1,1% [40].
+ Nguyên nhân những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần rất lớn trong các bước thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang, cụ thể:
Thứ nhất, việc tổ chức thực hiện CSGNBV cho ĐBDTTS tại huyện Đông Giang đảm bảo đầy đủ và đúng trình tự các bước. Qua đó đảm bảo được sự đồng nhất trong thực thi chính sách công. Đồng thời, việc thực hiện chính sách theo các trình tự nêu trên cũng đảm bảo kiểm soát được quá trình thực hiện một cách dễ dàng và có khoa học.
Thứ hai, công tác lập kế hoạch thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS được thực hiện đầy đủ. Các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn được xây dựng bám sát theo mục tiêu chính sách đã đề ra. Việc chuẩn bị các nguồn lực cũng đã được tính toán và phản ánh đầy đủ trong kế hoạch thực hiện.
Thứ ba, trong thực hiện CSGNBV cho đồng bào thiểu số tại huyện Đông Giang có sự phân công và phân cấp tương đối rõ ràng về nội dung thực hiện của từng nhóm chủ thể. Qua đó thu hút được nhiều thành phần tham gia vào quá trình thực hiện chính sách, đồng thời cũng tạo ra được những hiệu ứng tích cực cho việc quảng bá nội dung và ý nghĩa của chính sách. Tổng thể thực hiện chính sách được đặt dưới sự điều phối chung của một Ban chỉ đạo do đó tạo ra được sự thông suốt, thứ bậc và tập trung.
Thứ tư, các chủ thể thực hiện chính sách đã có những nỗ lực đáng ghi nhận
49
trong thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang. Trong đó, đặc biệt với sự tham gia của các hội đoàn và trường học với nhiều ý tưởng hoạt động độc đáo, phù hợp với từng đối tượng khác nhau đã mang đến những hiệu quả tích cực cho công tác thực hiện chính sách, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách.
Thứ tư, công tác duy trì và điều chỉnh chính sách được quan tâm thực hiện thường xuyên. Do đó chính sách được duy trì liên tục, tổng thể chính sách không bị sa vào tình trạng thoái trào. Một số các nội dung chính sách trong sự cho phép của thể chế đã được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tiễn. Mặc dù số lượng điều chỉnh chưa nhiều, song động thái này phản ánh sự cầu thị của chính quyền đối với việc lắng nghe và tiếp thu các phản ánh của người dân.
Thứ năm, việc kiểm tra, giám sát và tổng kế, rút kinh nghiệm chính sách được thực hiện định kỳ và đột xuất, đảm bảo phát hiện các sai phạm và khắc phục kịp thời. Trong quá trình giám sát, chính quyền đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội cùng người dân tham gia đồng thuận tạo ra được sự khách quan, dân chủ.
Các kết quả kiểm tra, giám sát cũng được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và nhà văn hoá các thôn. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm cũng được tổ chức đầy đủ, đảm bảo được tính dân chủ trong bày tỏ ý kiến của các thành phần tham gia, đặc biệt là các đối tượng chính sách và các bên liên quan.
2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang
Quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực có tính khoa học và hiệu quả của các bước thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều kết quả chưa đạt được như mục tiêu đã đề ra. Cụ thể:
- Quy mô kinh tế còn nhỏ, phát triển chậm, tích lũy từ nền kinh tế cho đầu tư thấp. Về thực hiện các mục tiêu chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa mới đạt được kết quả bước đầu, sản phẩm hàng hóa còn đơn điệu, sản phẩm chưa rõ nét. Các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có chỉ đạo đầu tư nhưng tiến độ chậm, cây cao su hiệu quả kinh tế thấp, trồng chuối, trồng mây diện tích lớn nhưng chất lượng hiệu quả cây trồng chưa cao.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đảm bảo khả năng để thực hiện tốt việc chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn thực hiện các nhiệm
50
vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm, công tác đánh giá cán bộ có mặt hạn chế; công tác quy hoạch cán bộ ở một số địa phương thiếu tính khả thi; trình độ, năng lực công tác của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, cán bộ công chức cơ sở chưa đạt chuẩn còn nhiều.
- Tiến độ triển khai một số chương trình, chính sách dân tộc như: nguồn vốn thực hiện HTPTSX, đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình thuộc nguốn vốn CTMTGN 135 và NTM; thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư theo Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh... còn chậm, vốn phân bổ chậm trễ, không đảm bảo yêu cầu thực tế.
- Một số nội dung chính sách dân tộc về đầu tư, hỗ trợ chưa phù hợp với đối tượng hưởng lợi và tập quán của người dân; chủ trương chỉ tập trung hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tạo ra sức ỳ trong cộng đồng. Việc triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn.
- Tỷ lệ hộ nghèo có giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn cao (chiếm 96,87% so với tổng số hộ nghèo tính đến năm 2018); kết quả giảm nghèo bền vững chưa thực sự bền vững; số hộ đã thoát nghèo có mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn (theo kết quả tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, số hộ nghèo của huyện chiếm 49,48% và cận nghèo chiếm 4,80%, đây là số hộ không chỉ có mức thu nhập thấp mà còn thiếu hụt nhiều chỉ số về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin..) [40].
- Chất lượng giáo dục, y tế chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao (18,46%); công tác bảo tồn, khôi phục phát huy bản sắc văn hóa Cơ tu chưa đi vào chiều sâu, phong trào xây dựng thôn văn hoá, gia đình văn hoá đạt kết quả còn thấp; chất lượng cuộc sống người dân chưa cao và còn nhiều khó khăn; một số phong tục lạc hậu còn tồn tại và ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhiều nơi; năng lực làm kinh tế và tổ chức đời sống gia đình của người dân, nhất là đồng bào DTTS còn hạn chế.
- Một số vụ việc phức tạp, kéo dài trong nhiều năm như: vụ phát rừng già làm nương rẫy của 12 hộ dân khu tái định cư Cútchrun, xã Mà Cooih (năm 2012); vụ việc 17 hộ dân tại thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn do mê tín, dị đoan đã tự ý đập phá nhà cửa và di chuyển đến nơi ở mới gây phức tạp cho an ninh, trật tự (năm 2014);
51
vụ nhiều hộ dân có đơn kiến nghị thiệt hại đất đai, hoa màu liên quan đến nhà máy thủy điện Sông Kôn II kéo dài trong nhiều năm (năm 2012: 165 đơn; năm 2013:
145 đơn; năm 2014: 65 đơn; năm 2015: 39 đơn; năm 2017: 15 đơn) gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận về hoạt động của chính quyền các cấp; tình hình xâm lấn đất để trồng keo với diện tích 20,74 ha/911,48ha (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh cấp) tại xã Ba của Công ty Cao su Quảng Nam; tình hình liên quan đến việc thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai với diện tích 56,2 ha do ông Vũ Văn Tam lấn, chiếm trái phép để trồng Keo [40].
Những tồn tại kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu đến từ các hạn chế của quá trình thực hiện chính sách. Cụ thể như sau:
2.3.2.1. Các hạn chế trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang
Mặc dù trong việc thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang đã được chính quyền tỉnh và huyện xây dựng kế hoạch thực hiện ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên các kế hoạch chủ yếu mang tính tổng quan, các nội dung chi tiết chưa được phản ánh đầy đủ trong các kế hoạch. Chính vì thế, kế hoạch ban hành không phản ánh được những yêu cầu, nguyên tắc từ các đặc trưng tự nhiên, kinh tế và nhu cầu xã hội của địa bàn. Tình trạng cấp tỉnh mô phỏng lại kế hoạch thực hiện chính sách của nhà nước trung ương, cấp huyện mô phỏng kế hoạch thực hiện chính sách của cấp tỉnh, cấp xã mô phỏng kế hoạch thực hiện chính sách của cấp huyện đã phản ánh được tính thiếu chi tiết và đặc thù của việc xây dựng kế hoạch thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang.
Nội dung lập kế hoạch về nguồn lực phục vụ cho quá trình thực hiện CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang còn thiếu sự cân đối giữa dự toán và thực tiễn. Nhiều giai đoạn thực hiện chính sách rơi vào tình trạng chậm tiến độ do thiếu nguồn tài chính và các nguồn lực vật chất khác.
2.3.2.2. Các hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang
Mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang được thực hiện thường xuyên, nhưng nhìn chung hiệu quả còn thấp và thiếu tính sáng tạo. Cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở vật chất được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến CSGNBV cho đồng bào DTTS tại huyện Đông Giang chủ yếu vẫn thông qua loa