Bài học rút ra cho NHTM cổ phần BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 44 - 47)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý dịch vụ phi tín dụng của một số Chi nhánh Ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho NHTM Cổ phần BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh

1.2.2. Bài học rút ra cho NHTM cổ phần BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh

Trong suốt thời gian qua, các NHTM Việt Nam chỉ quan tâm đến việc phát triển tín dụng. Các dịch vụ ngân hàng hầu như chưa được chú trọng. Qua xem xét kinh nghiệm của một số ngân hàng quốc tế, các dịch vụ ngân hàng đang được chú trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập.

Các NHTM Việt Nam cần chú trọng đa dạng danh mục dịch vụ cung ứng ra thị trường. Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống: chuyển tiền, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,… Các NHTM Việt Nam phải đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho việc triển khai, phát triển những dịch vụ ngân hàng hiện đại: dịch vụ Home Banking, dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính trên thị trường chứng khoán v.v…

Hai là, Quản lý dịch vụ ngân hàng một cách có lựa chọn

Các NHTM Việt Nam không thể phát triển tất cả các dịch vụ ngân hàng ồ ạt cùng một lúc. Mỗi một dịch vụ ngân hàng mới ra đời yêu cầu đáng kể từ

hạ tầng thiết bị đến chi phí quảng cáo, đào tạo… Ngay việc duy trì tốn nhiều chi phí. Trong điều kiện vốn hạn chế, việc phát triển dịch vụ ngân hàng một cách ồ ạt có thể tương đương với một hoạt động đầu tư dàn trải và kém hiệu quả. Với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, các NHTM Việt Nam có thể đi tắt đón đầu bằng cách hợp tác với các ngân hàng nước ngoài lớn và có uy tín để nhận chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm thay cho việc triển khai từ đầu.

Mỗi NHTM Việt Nam nên chọn lọc một số dịch vụ ngân hàng phù hợp với điều kiện mà mình có khả năng cạnh tranh để triển khai đầu tư cả về chiều

rộng lẫn chiều sâu. Ví dụ với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, lợi thế là kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế và dịch vụ đại lý thẻ thanh toán; với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, lợi thế là kinh nghiệm trong bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng hay dịch vụ tư vấn thẩm định dự án đầu tư…

Ba là, Luôn hướng tới và duy trì thị trường cá nhân

Thị trường khách hàng cá nhân luôn được các NHTM nước ngoài coi là một thị trường ổn định, chắc chắn và đầy tiềm năng. Vì vậy, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, khi hội nhập thị trường tài chính quốc tế cần phải chiếm ưu thế trong việc phát triển dịch vụ và chiếm lĩnh thị trường dịch vụ ngân hàng đối với cá nhân.

Bốn là, Trang bị công nghệ ngân hàng

- Việc trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại là rất cần thiết vì nó là điều kiện vật chất để phát triển dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện các NHTM của Việt Nam còn hạn chế về vốn thì việc tính toán đến hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng. Trước khi phát triển một dịch vụ ngân hàng mới, các NHTM cần phải tính đến khả năng thu hồi vốn, khả năng phát triển của dịch vụ ngân hàng đó trong tương lai dài hạn.

- Các NHTM cũng cần phải tính đến sự phù hợp của công nghệ định áp dụng với dịch vụ ngân hàng đó và sự chấp nhận của khách hàng. Sự chấp nhận được và tiện lợi đối với khách hàng là điều mà các NHTM phải tính đến khi áp dụng công nghệ trong việc phát triển dịch vụ. Chỉ khi có sự phù hợp giữa trình độ văn hóa, dân trí của người sử dụng dịch vụ với công nghệ ngân hàng mà các NHTM triển khai thì hiệu quả hoạt động dịch vụ ngân hàng mới được phát triển.

Năm là, Có sự liên kết giữa các NHTM trong việc quản lý dịch vụ ngân hàng - Trong quá trình quản lý dịch vụ, đòi hỏi phải có sự liên kết, thống nhất cao trong tính tương thích về giá trị sử dụng dịch vụ ngân hàng của các

NHTM vì quyền lợi khách hàng. Một sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng này có thể được chấp nhận ở một ngân hàng khác và ngược lại. Điều này đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng của tất cả các ngân hàng đồng thời chất lượng, hiệu quả hoạt động dịch vụ cũng sẽ được nâng cao.

- Ngoài việc liên kết giữa các NHTM trong nước còn cần đến sự liên kết giữa các NHTM trên toàn thế giới. Việc liên kết này ngoài việc bảo đảm sự tiện lợi cho khách hàng còn giúp các ngân hàng trao đổi được kinh nghiệm, mở rộng thị phần, kiểm soát được thông tin và an toàn hơn trong hoạt động.

Tóm lại, những vấn đề lý luận cơ sở về dịch vụ phi tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường đã cho chúng ta thấy phần nào về hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là những hoạt động dịch vụ ngân hàng. Thấy được sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Chúng ta cũng phần nào nhìn nhận những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng từ các ngân hàng nước ngoài.

Việc phát triển dịch vụ phi tín dụng là một tất yếu của mỗi ngân hàng.

Xu thế chung và các điều kiện thực tế trên đây là một định hướng đầy triển vọng và khả thi, hoàn toàn có thể triển khai ở các NHTM Việt Nam.

Vấn đề mới đặt ra là việc phát triển dịch vụ phi tín dụng như thế nào để không đồng nhất nó với việc dàn trải nguồn lực của ngân hàng. Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh. Đây là một bài toán khó, nhưng bắt buộc phải giải. Và để tìm ra lời giải, trước hết ta tìm hiểu thực tế tại một NHTM Việt Nam: Ngân hàng Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)