Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT
1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch
38
lịch phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.Đường lối, chính sách phát triển du lịch thể hiện trong việc xác định được vị trí chiến lược của ngành du lịch trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch và nguồn thu từ hoạt động du lịch ngày càng tăng mà rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đặt du lịch vào vị trí mũi nhọn trong phát triển kinh tế của nước mình.
Trên cơ sở đường lối đổi mới đã được đề ra từ Đại hội VI, các đại hội tiếp theo đều xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) khẳng định: “Phát triển mạnh du lịch…từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [12, tr.373]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) cũng xác định: “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn”. Đến năm 2006, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã ghi rõ trong văn kiện
“Phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực.” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đối với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Đại hội xác định “Tiếp tục phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế…đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [75].
Chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tiềm năng du lịch của Việt Nam.
Những chủ trương đó đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành từ năm 1995 trở đi và đã được Chính phủ, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam cụ thể hóa trong các văn bản tiếp theo.
39
Ngày 24/5/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 307/TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để du lịch cả nước cũng như du lịch các tỉnh, thành phố thu hút đầu tư phát triển du lịch. Để khẳng định hơn nữa việc đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 22/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010”.
Ngày 5/5/ 2005, Luật Du lịch Việt Nam được ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006. Luật gồm 11 chương, 88 điều quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch, quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và có hoạt động liên quan đến du lịch. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao và phạm vi điều chỉnh rộng nhất về vấn đề du lịch kể từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn bản này là căn cứ để các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam tiến hành các hoạt động tổ chức, kinh doanh, đào tạo du lịch đảm bảo đúng hiến pháp và pháp luật.
Năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, các sở văn hóa, thể thao và du lịch được thành lập ở các tỉnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh và được Bộ quản lý theo ngành dọc. Sự thống nhất quản lý về du lịch trên phạm vi cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển giai đoạn sau này.
Năm 2010, nhằm thúc đẩy nhận thức về du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 3146/QĐ- BVHTTDL Về việc phê duyệt nội dung đề cương đề án “Quy hoạch tổng thể
40
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm xây dựng hướng đi mang tính chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam.
Ngày 8/12/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP về Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới góp phần tháo gỡ những hạn chế về chính sách visa, tạo thuận lợi để thu hút khách du lịch.
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế trong thời gian qua của ngành du lịch, đồng thời tạo bước chuyển biến mới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Chỉ thị đã tập trung chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý giá cả, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn cho du khách…Chỉ thị đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ đối với vấn đề du lịch và quản lý du lịch.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 – 2015 càng ngày càng khẳng định du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, Đảng và Nhà nước Việt Nam càng ngày càng tạo những điều kiện tốt nhất để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao của cả nước. Chủ trương, chính sách đó là những yếu tố tác động quan trọng đến quá trình phát triển du lịch Ninh Bình, tạo ra những định hướng đúng đắn và những thuận lợi cơ bản để du lịch Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng trong những giai đoạn tiếp theo.
Tiểu kết
Ninh Bình là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn, nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng nổi tiếng, bề dày lịch sử truyền thống của nhân dân… nhưng thực trạng du lịch Ninh Bình trước năm 1995 cho thấy sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Điều đó có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là việc nhận thức chưa đúng đắn vai trò
41
của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đó cũng là hạn chế chung của hầu hết các tỉnh trong cả nước những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Các nguyên nhân tiếp theo đó là những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém khiến cho ngành du lịch chưa có điều kiện để phát triển. Mặt khác, từ năm 1995 đến năm 2015, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và định hướng cho du lịch Ninh Bình phát triển. Sự tăng dần của lượng khách đến với Ninh Bình cũng như doanh thu từ du lịch của tỉnh là những dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của ngành kinh tế còn non trẻ này. Những kết quả đó chính là những viên gạch đầu tiên, tạo nền móng để du lịch Ninh Bình trong những giai đoạn tiếp theo đạt được nhiều thành tựu hơn.
42
Chương 2