Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
2.2. Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chặng đường 20 năm từ 1995 đến năm 2015, ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, ổn định tổ chức và bước đầu đi vào phát triển. Ngành du lịch và mạng lưới dịch vụ du lịch dần được hình thành.
50
2.2.1. Công tác quản lý, quy hoạch du lịch 2.2.1.1. Công tác quản lý
Quản lý là một khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Nó là một hoạt động phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của xã hội, nó có mục đích rõ ràng và hướng đích cụ thể, quản lý muốn đạt được hiệu quả cao thì phải có những phương pháp, cách thức quản lý thích hợp.
Trong khoảng thời gian 20 năm kể từ khi thành lập Sở Du lịch Ninh Bình (1995), tỉnh Ninh Bình đã có những động thái tích cực trong công tác quản lý về du lịch, từ việc kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước cho đến việc ban hành những văn bản quản lý và kiểm tra công tác quản lý đó.
Những động thái đó cho thấy ý thức sâu sắc của các nhà lãnh đạo, quản lý Ninh Bình về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như về sự cần thiết của công tác quản lý ngành du lịch của tỉnh.
Ngay từ khi mới tái lập tỉnh, Ninh Bình đã thực hiện việc quản lý ngành du lịch mà rõ nét nhất là việc thành lập Sở Du lịch Ninh Bình vào năm ngày 25/1/1995, theo Quyết định số 87/QĐ-UB của UBND tỉnh. Sở Du lịch là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên toàn tỉnh và chịu sự hướng dẫn kiểm tra của Tổng cục Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ. Biên chế ban đầu của sở gồm 18 người. Cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch gồm có Lãnh đạo sở và 3 phòng chuyên môn giúp việc cho Giám đốc sở là phòng tổ chức hành chính - tổng hợp, phòng kế hoạch - nghiệp vụ và Thanh tra Sở. Đây có thể coi là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch Ninh Bình. Lần đầu tiên, Ninh Bình có cơ quan chủ quản về mặt nhà nước với trách nhiệm quản lý chuyên ngành du lịch.Theo đó, Công ty Du lịch Ninh Bình được thành lập thuộc Sở Du lịch Ninh Bình.
Ninh Bình là một trong những địa phương đi đầu áp dụng mô hình Ban quản lý di tích. Để công tác quản lý hoạt động du lịch ở khu di tích lịch sử
51
văn hóa cố đô Hoa Lư được hiệu quả, ngày 10/4/1997, UBND tỉnh ra Quyết định số 394/QĐ-UB về việc Thành lập Ban Quản lý khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư. Ban Quản lý khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư là đơn vị sự nghiệp văn hóa, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của sở Văn hóa Thông tin. Đây là mô hình Ban quản lý di tích đầu tiên trên toàn tỉnh.Sau đó, mô hình này được tổ chức ở một số địa điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như ở Tam Cốc – Bích Động, Bái Đính, Tràng An.
Để tổ chức quản lý, khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 1119/QĐ-UB ngày 22/9/1997 Về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh. Những quy định trong văn bản này đã giúp việc kinh doanh, khai thác du lịch trong tỉnh có nề nếp và quy củ hơn, có cơ sở để giải quyết những vấn đề liên quan đến du lịch, giúp các tổ chức, cá nhân khai thác tiềm năng du lịch theo đúng quy định.
Ngày 12/12/2000, Ban Chỉ đạo về du lịch tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 2434/QĐ-UB của UBND tỉnh Ninh Bình nhằm giúp ủy ban chỉ đạo và điều phối hoạt động du lịch trên địa bàn. Thành viên của Ban Chỉ đạo gồm thành viên ngành Kế hoạch - Đầu tư, ngành thương mại, ngành Khoa học công nghệ môi trường, ngành Văn hóa – Thông tin, ngành Tài chính, ngành Địa chính, ngành Công an, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngành Xây dựng. Sự phối hợp giữa các ngành với Sở Du lịch là một trong những biểu hiện chứng tỏ tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đến du lịch, nhận thức rõ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành cao.
Ngày 18/8/2005, UBND tỉnh ra quyết định số 1806/2005/QĐ-UBND về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức và biên chế của Sở Du lịch Ninh Bình.Tiếp đó, ngày 3/8/2006, UBND tỉnh ra Quyết định số 1584/2006/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình.Việc cơ cấu lại tổ chức của Sở Du
52
lịch và kiện toàn Ban quản lý nhà nước về du lịch là nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình lên ngang tầm với các địa phương khác trong cả nước.
Năm 2008, trong xu thế chung của cả nước là sát nhập các sở ban ngành để tinh gọn bộ máy biên chế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập theo Quyết định số 422/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình ngày 3/3/2008 trên cơ sở hợp nhất Sở Du lịch, Sở Thể dục Thể thao và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Ninh Bình. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình bao gồm các phòng chuyên môn như phòng Nghiệp vụ văn hóa, phòng Nghiệp vụ du lịch, phòng Di sản, phòng Nghiệp vụ Thể dục thể thao, phòng Gia đình và nếp sống văn hóa. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở bao gồm Trung tâm Xúc tiến du lịch, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà hát chèo, Trung tâm Thể dục thể thao, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng.
Việc sát nhập này tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý du lịch đối với các di tích vốn nằm trong quản lý của sở Văn hóa trước kia. Theo đó, những hoạt động như xếp hạng di tích, bảo tồn di tích, hoạt động của bảo tàng bên cạnh chức năng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa còn đảm nhiệm vai trò phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó, ngày 16 tháng 10 năm 2009, theo chủ trương được đề ra tại Nghị quyết 15-NQ/TU, UBND tỉnh ra Quyết định số 399/QĐ-CT Về việc thành lập Hiệp hội Du lịch Ninh Bình. Hiệp hội ra đời với mục đích là tập hợp, liên kết các doanh nghiệp để hợp tác, hỗ trợ nhau trong kinh doanh, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, cùng nhau góp sức phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/9/2011, được phép của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An trình UNESCO xem xét công nhận là di sản thế giới. Để đáp ứng công tác xây
53
dựng hồ sơ cũng như đảm bảo tính thống nhất trong quản lý khu di sản đề cử theo yêu cầu của UNESCO, tỉnh đã thành lập Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An để tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý di sản và xây dựng hồ sơ di sản thế giới theo yêu cầu của UBND. Ngày 10/4/2012, UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình.
Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý, bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình, gồm: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và phần rừng đặc dụng Hoa Lư tiếp giáp Khu du lịch Tam Cốc -Bích Động, trên địa bàn huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình
Những năm đầu thế kỷ XXI, du lịch Ninh Bình phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đòi hỏi phải có những thay đổi về việc quản lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến ngành du lịch. Ngày 27/11/2014, UBND tỉnh Ninh Bình ra Chỉ thị số 05/2014/CT-UBND Về tăng cường công tác quản lý môi trường văn hóa đảm bảo an ninh, an toàn các khu điểm du lịch và công tác quản lý lễ hội đầu năm 2015. Chỉ thị đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Công an tỉnh Ninh Bình và các sở ban ngành có liên quan, các địa phương có khu, điểm du lịch tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và các dịch vụ du lịch đúng với quy định của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong tôt chức lễ hội, tăng cường các biện pháp giữ gìn, bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh quan môi trường, văn hóa, văn minh nơi du lịch, lễ hội.
54
Ngay sau chỉ thị số 05/2014/CT-UBND, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Công an tỉnh Ninh Bình đã ký kết Kế hoạch liên ngành số 1181/KHLN- CA-VHTT&DL ngày 26/12/2014 Về phối hợp bảo đảm an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt được chú trọng vào năm 2015.Để biết chính xác hiệu quả của công tác quản lý nói chung không có công cụ nào hữu hiệu hơn sự phản ánh của người dân. Do đó, ngày 4/3/2015, Trung tâm Hỗ trợ khách du lịch Ninh Bình được thành lập, là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình. Trung tâm là đầu mối kết nối thông tin giữa khách du lịch với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến du lịch, chính quyền các cấp và đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương nhằm đảm bảo khách du lịch được hỗ trợ về thông tin, sử dụng dịch vụ du lịch thuận tiện, có chất lượng tương xứng với nhu cầu và đảm bảo an ninh an toàn. Trung tâm gồm 3 trạm hỗ trợ khách du lịch tại bến thuyền khu Tam Cốc – Bích Động, bến thuyền Tràng An và khu núi chùa Bái Đính – trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư.
Không chỉ lãnh đạo, chỉ đạo, Ninh Bình cũng rất quan tâm tới công tác kiểm tra thường xuyên hay đột xuất để đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo đó được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Ngày 6/3/2015, UBND tỉnh ra Quyết định số 221/QĐ-UBND Về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh, dịch vụ, quản lý môi trường, an ninh trật tự, an toàn, việc chấp hành các quy định về thuế, phí tại các khu điểm du lịch. UBND tỉnh đã xác định việc phối hợp giữa các ban ngành như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế cùng với lãnh đạo các huyện, các địa phương trong việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động liên quan đến du lịch tại các khu, điểm du lịch. Quyết định này đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về du lịch diễn ra hiệu quả, thuận lợi.
2.2.1.2. Công tác quy hoạch
55
Để quản lý có hiệu quả du lịch, công tác quy hoạch, lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, ngay từ khi Sở Du lịch được thành lập năm 1995, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định số 949/QĐ-UB ngày 22/9/1995 phê duyệt Quy hoạch tổng thể du lịch Ninh Bình giai đoạn 1995- 2010. Đây là bản quy hoạch tổng thể đầu tiên về du lịch của Ninh Bình. Theo đó, du lịch Ninh Bình gồm các tuyến, điểm, dự án như sau:
- Các điểm du lịch gồm: Các điểm thuộc khu vực Hoa Lư; Các điểm thuộc khu vực Tam Cốc – Bích Động; Nhà thờ Phát Diệm; Vườn quốc gia Cúc Phương.
- Các cụm du lịch gồm: Cụm Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động - thị xã Ninh Bình; Cụm Cúc Phương - Kỳ Phú; Cụm Phát Diệm - Cồn Thoi; Cụm Địch Lộng - Đầm Cút – Kênh Gà
- Các tuyến du lịch gồm: Thị xã Ninh Bình – Hoa Lư; Thị xã Ninh Bình – Tam Cốc – Bích Động; Thị xã Ninh Bình – Cúc Phương - Kỳ Phú – căn cứ Quỳnh Lưu; Thị xã Ninh Bình – Phát Diệm - Cồn Thoi – Hòn Nẹ; Các tuyến du lịch liên tỉnh theo trục Quốc lộ 1 và Quốc lộ 10.
- Các dự án đầu tư bao gồm: Khu trung tâm thị xã Ninh Bình, cố đô Hoa Lư (trước năm 2000); Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và phụ cận (trước năm 2000); Tổ chức điều hành các tuyến du lịch nội tỉnh (trước năm 2000);
Phát triển cụm du lịch Nhà thờ đá và các cơ sở dịch vụ du lịch ven sông Kim Sơn (trước năm 2000); Dự án du lịch ven biển Cồn Thoi – Hòn Nẹ; Khai thác khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương (trước năm 2000); Dự án điểm nước nóng Kỳ Phú (sau năm 2000); Dự án khai thác khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và phụ cận.
Không gian quy hoạch du lịch Ninh Bình năm 1995 được xây dựng trên cơ sở phát triển 4 điểm du lịch trọng điểm, 4 cụm du lịch, 5 tuyến du lịch liên tỉnh, 8 dự án đầu tư trọng điểm trong đó 6/8 dự án sẽ được triển khai trước năm 2000.
56
Ngày 20/12/1997, UNBD tỉnh chính thức ra Quyết định số 1713/QĐ-UB phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển khu du lịch Tam Cốc – Bích Động”
nhằm đưa khu vực này trở thành một trong những trọng điểm du lịch ở Ninh Bình. Đây là bản quy hoạch chi tiết đầu tiên về phát triển du lịch tại khu, điểm du lịch cụ thể trong toàn tỉnh. Tiếp đó, UBND tỉnh cũng phê duyệt các dự án đầu tư vào khu du lịch sinh thái Vân Long, cụm du lịch Nhà thờ đá với các cơ sở dịch vụ ven sông Kim Sơn, dự án du lịch ven biển Cồn Thoi – Hòn Nẹ.
Từ năm 1995 đến năm 2007, du lịch Ninh Bình có những bước phát triển mạnh mẽ và đặt ra những yêu cầu mới cần có bản quy hoạch mới phù hợp. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tế, ngày 17/12/2007, UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 2845/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015”.
Quan điểm phát triển của du lịch Ninh Bình theo bản quy hoạch này là phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng gắn với việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống và phát triển du lịch thể thao mạo hiểm gắn với hệ thống các núi đá, hang động.
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch lần thứ nhất, bản quy hoạch lần này xác định các không gian du lịch trọng điểm của địa phương cần được đầu tư phát triển bao gồm: Không gian du lịch sinh thái Tràng An – Tam Cốc Bích Động - cố đô Hoa Lư;Không gian du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình; Không gian du lịch vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương; Không gian du lịch chuyên đề suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình – khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long – chùa Địch Lộng - động Hoa Lư; Không gian du lịch thị xã Tam Điệp – phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Không gian du lịch hồ Yên Thắng - hồ Đồng Thái - động Mã Tiên; Không gian du lịch vùng ven biển Kim Sơn.