Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015 (Trang 103 - 116)

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.3. Một số kinh nghiệm

3.3.1. Đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch

Từ năm 1995 đến năm 2015, nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về du lịch một số mặt còn hạn chế, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong

100

phát triển du lịch chưa chặt chẽ. Tại các khu, điểm du lịch vẫn còn diễn ra những tình trạng dịch vụ du lịch phát triển tự phát, lộn xộn, không theo quy hoạch; Các điểm du lịch Ninh Bình hầu hết nằm đan xen với khu dân cư; Sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý về du lịch chưa chặt chẽ; Công tác bảo vệ cảnh quan môi trường ở các khu điểm du lịch chưa hiệu quả…

Do đó, trong thời gian tới, Ninh Bình cần phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch.Quản lý nhà nước là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một địa phương.Đối với du lịch, quản lý nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng cho toàn ngành hoạt động có hiệu quả.Để ngành du lịch Ninh Bình có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai, các cơ quan quản lý du lịch cần có những chính sách phát triển phù hợp với thực tế của ngành.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành các văn bản mới quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch hướng tới sự văn minh thân thiện và hiếu khách.

Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, Hiệp hội Du lịch của tỉnh, tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch. Thực hiện các biện pháp quản lý di tích, gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn phát triển du lịch.

Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn của ngành du lịch, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về kinh doanh du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường, thanh tra, kiểm tra các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa tệ nạn xã

101

hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục các quy định về giá, phí đối với dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm;

Xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp tại các danh lam thắng cảnh; xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, các loài động vật hoang dã và hệ thống núi đá vôi, các hang động…; Nghiên cứu thành lập trạm công an tại các điểm du lịch lớn như Tràng An, Bái Đính…; xây dựng phương án tổ chức lực lượng đảm bảo trật tự công cộng tại các điểm du lịch.

Tăng cường năng lực của bộ máy quản lý du lịch mà trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo cho cơ quan này thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hoạt động du lịch; Nâng cao trình độ chuyên môn về du lịch và trình độ quản lý của các công chức nhà nước trong ngành du lịch.

3.3.2. Đối với công tác quy hoạch du lịch

Quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của tất cả các lĩnh vực của một địa phương, một quốc gia. Quy hoạch ngành du lịch cũng không là ngoại lệ. Tỉnh Ninh Bình cần phải hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổ chức công bố quy hoạch một cách công khai vừa để tuyên truyền cho nhân dân thực hiện, vừa là công cụ quảng bá du lịch hữu hiệu. Bản quy hoạch cần phải có các dự án trọng điểm, các chương trình, kế hoạch phát triển để khai thác, tôn tạo các nguồn lực phát triển du lịch có hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Bản quy hoạch cần đầy đủ và chi tiết bao gồm quy hoạch các khu, điểm du lịch; quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ du lịch, quy hoạch làng nghề, hệ thống thương mại dịch vụ du lịch, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải; quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú,

102

khu vui chơi giải trí chất lượng cao… Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch, Ninh Bình cần tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã được phê duyệt.

Đối với quần thể nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn cần tiến hành quy hoạch đầu tư nuôi trồng thủy hải sản ven biển để biến nơi đây vừa là nơi tham quan du lịch vừa là nơi cung cấp thực phẩm cho du khách, quy hoạch và đầu tư một số khu trồng và chế biến các sản phẩm từ cói để vừa là nơi sản xuất vừa là nơi bán các sản phẩm lại vừa là nơi khách tham quan tự trải nghiệm hình thức du lịch làng nghề truyền thống.

Đối với khu vực Tam Điệp với những di tích lịch sử văn hóa và nông trường Đồng Giao, cần quy hoạch đầu tư trở thành nơi tham quan cho khách du lịch, vừa là nơi mua sắm các sản phẩm đặc sản của nông trường. Bên cạnh đó cần có biện pháp trùng tu, tôn tạo các di tích như Đền Dâu, đền Quán Cháo, phòng tuyến Tam Điệp, Biện Sơn để thu hút khách đến tham quan chiêm bái.

Đối với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cần tiến hành bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các tuyến du lịch mang đậm đặc trưng của khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp du lịch tâm linh, đồng thời sử dụng các tuyến đường thủy, đường bộ kết hợp với các loại hình du lịch cảm giác mạnh để du khách có cảm giác mới lạ mỗi khi quay trở lại Ninh Bình.

3.3.3. Đối với vấn đề đầu tư cho du lịch

Trong điều kiện hiện nay, đầu tư phát triển là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với du lịch Ninh Bình. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư muốn có hiệu quả cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những đặc thù và nhu cầu phát triển của ngành nhưng phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, từng bước vươn lên hội nhập với xu thế phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Đầu tư phát triển du lịch muốn có hiệu quả cần được đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và đủ lượng cần thiết để hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án.Trước hết, tỉnh cần phải tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng cơ

103

bản như hệ thống điện nước, giao thông, y tế, bãi đỗ xe, các dịch vụ công để kích thích đầu tư từ bên ngoài vào cũng như tạo tâm lý ổn định cho du khách và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ninh Bình cần tập trung đầu tư dứt điểm cơ sở hạ tầng của các khu du lịch như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long…Đối với các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, nhất là các di tích đặc biệt quan trọng cần phải đầu tư bảo vệ, tôn tạo một cách nghiêm túc và hợp lý, tránh làm tổn hại các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại đây

Đầu tư cần có trọng điểm vào những khu, điểm du lịch có tiềm năng lớn, đầu tư với quy mô lớn tránh tình trạng phát triển nhỏ lẻ, phá vỡ tính hệ thống trong quy hoạch tổng thể. Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, nghỉ dưỡng vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân, vừa phục vụ khách du lịch, vừa giữ chân du khách và tăng chi tiêu của họ, đặc biệt là ở các khu, điểm du lịch trọng điểm như Tràng An, Bái Đính, thành phố Ninh Bình.

Tạo cơ chế chính sách thông thoáng để xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh du lịch, khuyến khích, phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư, đảm bảo sự công bằng và hài hòa giữa lợi ích trong quá trình đầu tư, khai thác, kinh doanh giữa chủ đầu tư, chủ thể quản lý hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên và cộng đồng dân cư địa phương.

Nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch cần phải được đa dạng hóa từ nguồn thu trực tiếp từ hoạt động du lịch đến nguồn liên kết liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, vốn từ những nguồn tài trợ ODA…Để huy động tốt các nguồn vốn đó, tỉnh cần có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có chính sách đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư hợp lý.

104

3.3.4. Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch

Có thể thấy, du lịch là một ngành kinh tế, kinh doanh các sản phẩm du lịch, do đó việc quảng bá là một khâu rất quan trọng nhằm tăng lượng khách hàng tiếp cận được thông tin sản phẩm, tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, lượng khách du lịch đến với Ninh Bình ngày một nhiều hơn một phần nhờ vào công tác xúc tiến quảng bá, đặc biệt từ khi Trung tâm Xúc tiến Du lịch được thành lập vào năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động năm 2002.

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trường, tạo ra tâm lý hưởng ứng, hướng tới sản phẩm du lịch một cách nhanh nhất. Hoạt động xúc tiến, quảng bá cần được tiến hành với các biện pháp cụ thể như : thiết lập hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và các thị trường trọng điểm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng như internet, báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương kể cả các kênh truyền hình quốc tế…các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch.

Để tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Ninh Bình cần có những biện pháp cụ thể như: Phát hành miễn phí những ấn phẩm chỉ dẫn và thông tin sơ lược về du lịch Ninh Bình đối với các khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn; Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, danh lam thắng cảnh, làng nghề, lễ hội…và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển tại Ninh Bình để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước; Tích cực tham gia nhiều hơn nữa vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế tại các nước trên thế giới để có cơ hội tuyên truyền, tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Ninh Bình;

105

Lựa chọn các chiến lược sản phẩm và thị trường để mở rộng thị trường khách du lịch.Cần phải có những định hướng phát triển tùy vào thị trường khách khác nhau. Đối với khách du lịch đã từng đến Ninh Bình thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc là bổ sung những dịch vụ mới, sản phẩm du lịch mới để thu hút khách quay trở lại và chi tiêu nhiều hơn cho du lịch. Đối với những thị trường mới như các nước ASEAN, Nhật, Australia…thì cần phải tích cực quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình để thu hút ngày càng nhiều hơn lượng khách du lịch đến với địa phương.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố các sự kiện du lịch lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc, tổ chức các chiến dịch xúc tiến.

quảng bá theo từng chuyên đề…Song song với việc quảng bá rộng rãi cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. đa dạng hóa các loại hình phục vụ nhiều đối tượng du khách để thông qua những du khách đã từng đến Ninh Bình mà tiếp thị, quảng bá đối với người thân, bạn bè của họ.

3.3.5. Đối với nguồn nhân lực

Nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là nhân tố quan trọng có tính then chốt đối với phát triển mọi ngành nghề, lĩnh vực trong đó có du lịch.Mặt khác, du lịch lại là một ngành kinh tế tổng hợp nên đòi hỏi nguồn nhân lực phải có sự hiểu biết rộng và trình độ giao tiếp, trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ tốt. Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã có những bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, trình độ của nguồn nhân lực du lịch cần được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu đó, Ninh Bình cần phải có chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành và các tổ chức kinh doanh du lịch.

Việc cần làm đầu tiên là phải tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ nhân lực ngành du lịch bao gồm cả cán bộ quản lý lẫn người lao động và người kinh doanh du lịch. Kết quả điều tra đó sẽ là cơ sở để Ninh Bình có kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc đào tạo phù hợp với đối tượng. Ninh

106

Bình cần mời những chuyên gia đầu ngành về du lịch, những giảng viên có uy tín trong các trường đào tạo du lịch, các chuyên gia ở một số nước có du lịch phát triển như Thailand, Singapore…để giảng dạy và tư vấn những định hướng phát triển cho du lịch địa phương.

Chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch và các cán bộ trong những nghề nghiệp đặc thù như y tế, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy. Tập trung đào tạo các lĩnh vực như lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến các món ăn, thuyết minh viên, bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển khách…Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp năng khiếu văn hóa, nghệ thuật nhất là các môn nghệ thuật truyền thống. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về du lịch với các địa phương khác thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nơi. Khai thác các nguồn hỗ trợ đào tạo nhân lực cho du lịch từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn từ các doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ các dự án nước ngoài…

Chương trình đào tạo cần chú trọng thực hành theo kiểu cầm tay chỉ việc.

Đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát triển du lịch bền vững trong đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý cũng như những người kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Đề ra quy chuẩn năng lực ngoại ngữ cho cán bộ quản lý cũng như hướng dẫn viên, thuyết minh viên và mở những lớp đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ lao động này, đặc biệt là những khu, điểm du lịch trọng điểm, đông khách nước ngoài như Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, rừng Cúc Phương, chùa Bái Đính…

Tỉnh cũng cần chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu dự án, lấy mô hình thuyết minh viên ở chùa Bái Đính làm điểm để nhân rộng.

Bên cạnh đó, để cán bộ, nhân viên ngành du lịch gắn bó và cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển du lịch, Ninh Bình cần có chính sách ưu đãi, thu hút, khuyến khích nhân tài làm trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015 (Trang 103 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)