Shari'ah và mối quan hệ giữa nam và nữ

Một phần của tài liệu Shariah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông (Trang 61 - 68)

Chương 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT SHARI'AH TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC

2.2. Shari‟ah trong đời sống xã hội

2.2.2. Shari'ah và mối quan hệ giữa nam và nữ

Trên nguyên tắc, Islam giáo mang tính bình đẳng, không công nhận bất kỳ sự vượt trội của tín đồ này so với tín đồ khác dựa trên giống nòi, chủng tộc, quốc tịch, cũng như địa vị xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như các tôn giáo khác, Islam giáo chấp nhận sự bất bình đẳng cơ bản giữa nam và nữ, bởi vì

"Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình..." (Chương 4, câu 34) [26, tr.162]. Như vậy, vị trí của người đàn ông được đặt cao hơn phụ nữ một bậc là dựa trên đặc điểm sinh lý tự nhiên và vai trò to lớn của đàn ông trong gia đình.

Các học giả khi giải thích luật Shari'ah chỉ bàn đến thứ hạng trong xã hội đối với vấn đề duy nhất, đó là trường hợp liên quan đến nguyên tắc kafaa, có thể hiểu đó là nguyên tắc bình đẳng về dòng dõi và địa vị xã hội trong hôn nhân. Tuy nhiên, nguyên tắc này không phải là sự công nhận các đặc quyền của giới quý tộc, cũng như không hề cấm đoán những cuộc hôn nhân không tương xứng. Mục đích duy nhất của nguyên tắc này là để bảo vệ danh dự của các gia đình khả kính bằng cách cho phép họ hủy bỏ những cuộc hôn nhân không tương xứng. Nguyên tắc này được người cha hoặc người đỡ đầu của người phụ nữ nêu ra để ngăn người phụ nữ đó lấy chồng mà không được cho phép, theo đó cha hoặc người đỡ đầu có thể hủy bỏ cuộc hôn nhân nếu nó không được phép với điều kiện là người phụ nữ chưa có con hoặc có thai trong cuộc hôn nhân đó. Nguyên tắc này cũng được nêu ra để ngăn người phụ nữ kết hôn với người đàn ông có địa vị thấp hơn để tránh làm ô danh gia đình người phụ nữ đó. Còn trong trường hợp người đàn ông kết hôn với người phụ nữ có địa vị thấp kém hơn thì sẽ không bị phản đối vì theo các học giả, dù sao phụ nữ vốn dĩ đã có địa vị thấp hơn đàn ông.

Trong Islam giáo, người phụ nữ có một địa vị biệt lập rõ rệt. Họ được ban cho quyền tư hữu (làm chủ tài sản, làm chủ lợi tức thu hoạch). Không ai – kể cả người cha, người chồng hay anh em trai – có quyền sử dụng tài sản của họ mà không được họ cho phép. Người phụ nữ có thể sử dụng tài sản và lợi tức của mình tùy theo ý muốn trong phạm vi Halal (hợp pháp) và Haram (bất hợp pháp) của Shari'ah. Islam giáo cũng ban cho người phụ nữ quyền thừa

hưởng gia tài. Họ có quyền đòi hỏi từ tài sản của người cha, người chồng và người anh (em) độc thân đã quá cố (Chương 4, câu 7, 32, 176) [26]

Trong vấn đề hôn nhân, người phụ nữ trong Islam có quyền lựa chọn người chồng cho mình. Không ai có quyền bắt ép họ kết hôn ngược với ý muốn của mình. Người phụ nữ cũng có quyền đòi li dị (khula) từ người chồng nếu hôn nhân của đôi bên không thể kéo dài được nữa. Nếu ai vu khống sự trinh trắng của một người phụ nữ trinh trắng thì người đó sẽ bị liệt vào thành phần không đáng chấp nhận bằng chứng (Chương 24, câu 4) [26, tr.700].

Điều này chứng tỏ danh dự của người phụ nữ được bảo vệ tối đa. Kinh Qur'an đòi hỏi người Muslim nam phải đối xử tử tế với người phụ nữ (Chương 4, câu19) [26, tr.157]. Người chồng phải lãnh trách nhiệm chu cấp cho người vợ, và người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ trinh tiết với chồng (Chương 4, câu 34) [26, tr.162]

Như vậy có thể thấy rằng Shari'ah có những quy định để bảo vệ vị trí và quyền lợi của phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế, người phụ nữ đã gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quyền lợi cơ bản của mình. Họ bị lệ thuộc vào đàn ông, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giáo dục, việc làm và các hoạt động chính trị xã hội. Vào đầu thế kỷ XX, phong trào nữ quyền xuất hiện tại nhiều nước tại Trung Đông, khẳng định nguồn gốc chính trị xã hội của những bất bình đẳng giới và phê phán một bộ phận lớn của luật Shari'ah khi nó dựa trên cách lý giải phụ quyền gia trưởng về kinh Qur'an, từ đó đặt ra vấn đề cần phải lý giải lại giáo lý và quyền của phụ nữ trong Shari'ah.

Sự xuất hiện của phong trào nữ quyền và những đòi hỏi về quyền của phụ nữ đã ra đời dựa vào những khẳng định về tính tương thích giữa phong trào nữ quyền với tinh thần Islam giáo có trong kinh Qur'an và thực chất đã hiện diện trong Shari'ah. Từ đó, quan niệm về sự bình đẳng giữa nam và nữ trong cộng đồng Islam giáo được giả định là bắt nguồn từ bản thân Islam giáo

trong chính bản thân Islam giáo đã chứa đựng những tư tưởng bình đẳng giữa nam và nữ nên đã có những tác động tích cực đến các phong trào nữ quyền ở Trung Đông trong thời kỳ cổ đại và hiện đại [9, tr. 182-183].

Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ trong các xã hội Trung Đông chỉ được cải thiện một cách chậm chạp. Riêng trong lĩnh vực chính trị, mặc dù hiến pháp đều quy định mọi người đều bình đẳng về quyền lợi trước pháp luật nhưng phụ nữ vẫn bị hạn chế về quyền bỏ phiếu, thậm chí trước năm 2005, Cô-oét còn cấm phụ nữ tham gia bầu cử. Tỷ lệ phụ nữ tại các quốc gia Trung Đông tham gia vào các cơ quan bầu cử là rất thấp, chỉ khoảng 6%. Trong chính quyền địa phương, chỉ có 14% thành viên trong chính quyền là phụ nữ, thấp thứ hai trên thế giới. Tỷ lệ phụ nữ tham gia nghị viện ở khu vực này được đánh giá là rất thấp: ở Cô-oét là 0%, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) 0%, Y-ê-men 1%, Li-băng 2%, Ai Cập 2%, Gioóc-đa-ni 3%, I- ran 4%, An-giê-ri 6%, Ma-rốc 6%, Ba-ranh 6%, Sirya 12%, so với tỷ lệ của thế giới là 15% [3, tr. 24-25].

Sau phong trào Mùa xuân Ả rập năm 2011, các quốc gia tại Trung Đông đã thực hiện nhiều cải cách chính trị khác nhau, bao gồm cả những cải cách liên quan đến đại diện chính trị của phụ nữ. An-giê-ri đã đưa ra Luật 12- 03 năm 2012, yêu cầu các đảng chính trị đưa các ứng cử viên nữ vào danh sách đảng của họ với hạn mức lớn hơn. Kết quả là sự hiện diện của phụ nữ trong quốc hội An-giê-ri đã tăng từ 7,7% năm 2007 lên 31,6% năm 2012.

Luật 59-11 năm 2011 của Ma-rốc đã tăng gấp đôi số ghế dành cho nữ từ 30 trong tổng số 325 ghế (trong nghị viện các năm 2002 và 2007) lên 60 trong tổng số 395 ghế. Đối với Tuy-ni-di, hiến pháp năm 2014 đã ghi nhận sự đại diện chính trị bình đẳng bằng cách đưa ra một điều khoản bình đẳng giới tính quy định danh sách cử tri lần lượt đề tên các ứng cử viên nam và nữ17.

17 - Marwa Shalaby, Laila Elimam, Arab Women in the Legislative Process, http://carnegieendowment.org/sada/68780)

Một ví dụ khác cần phải nhắc đến về những cải cách liên quan đến vị thế của phụ nữ là Ả-rập Xê-út, đất nước vốn từ lâu được biết đến là nơi có những luật lệ hà khắc đối với phụ nữ. Họ phải sống lệ thuộc vào đàn ông và chịu nhiều bất công trong xã hội. Vua Abdullah Abdulaziz Al Saud, người qua đời ở tuổi 91 năm 2015, đã góp phần quan trọng nhằm tăng thêm quyền và cơ hội sống tốt hơn cho nữ giới ở quốc gia bảo thủ này. Từ năm 2013, Ả- rập Xê-út đã mở chiến dịch vận động đầu tiên nhằm chống bạo hành phụ nữ, khuyến khích các nữ nạn nhân mạnh dạn khai báo. Ngày 12/12/2015, Ả-rập Xê-út là nước cuối cùng trên thế giới cho phép phụ nữ được thực hiện quyền của mình trong cuộc bầu cử các hội đồng thành phố.

Kể từ khi Thái tử Mohammed bin Salman (32 tuổi) được trao quyền kế vị vào tháng 11/2017, nhiều quy định hà khắc với phụ nữ Ả-rập Xê-út đã được cởi bỏ.

Giới chức nước này đã đưa ra một quyết định mang tính lịch sử bằng việc bắt đầu cấp giấy phép lái xe cho phụ nữ, các sân vận động ở nước này sẽ mở cửa cho nữ giới đến xem bóng đá. Sắc lệnh đó là một phần trong chương trình cải cách về vấn đề bình đẳng giới của quốc gia này. Với quyết định cho phép phụ nữ lái xe, Ả-rập Xê-út cũng đồng thời thể hiện rõ quan điểm: cải cách và phát triển nội bộ là bước đi hàng đầu trong kế hoạch thay đổi quốc gia. Bên cạnh tác động đối với hình ảnh của Ả-rập Xê-út trong mắt các nước khác, việc cho phép phụ nữ lái xe sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc gia vùng Vịnh này.

Bên cạnh đó, dù chậm nhưng vai trò của phụ nữ tại Ả-rập Xê-út ngày càng mở rộng với lực lượng lao động nữ tăng. Năm 2017, chỉ có khoảng 22%

phụ nữ trưởng thành tham gia lực lượng lao động nhưng chính quyền Ả-rập Xê-út muốn con số này tăng lên thành 30% vào năm 2030 trong kế hoạch cải cách kinh tế dài hạn mang tên "Tầm nhìn 2030". Tháng 4/2017, Ả-rập Xê-út

giám hộ nam đối với phụ nữ, cấm các cơ quan chính phủ yêu cầu sự cho phép của người giám hộ nam nếu không có quy định về vấn đề đó. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn phải có sự cho phép của người giám hộ nam khi nộp đơn xin học đại học, kết hôn, đi du lịch ở nước ngoài và nhận hộ chiếu. Tuy nhiên, việc phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn không bị cấm và một số nhà tuyển dụng tiếp tục yêu cầu phụ nữ phải xin phép người giám hộ nam thì mới thuê mướn phụ nữ mặc dù luật không yêu cầu điều đó.

Như vậy có thể thấy rằng tuy chịu nhiều bất bình đẳng trong xã hội do những lý giải mang tính phụ hệ về những quy định của Shari'ah, phụ nữ tại khu vực Trung Đông đã từng bước cải thiện được vai trò và vị trí của mình trong xã hội, dù quá trình này diễn ra khá chậm chạp. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ ở Trung Đông vẫn còn phổ biến và mang tính cố thủ. Đặc biệt, pháp luật trong khu vực liên quan đến hôn nhân, ly hôn, quyền nuôi con và thừa kế vẫn còn mang nặng tính phân biệt đối xử với phụ nữ18.

18 - https://www.hrw.org/news/2018/03/07/middle-easts-women-are-championing-their-own-change

Tiểu kết chương 2

Có thể nói rằng Shari'ah có ảnh hưởng rất to lớn đến mọi mặt đời sống tại các quốc gia trong khu vực Trung Đông. Tại các quốc gia này, khó có thể phân biệt giáo luật Shari'ah và luật pháp quốc gia. Trên nguyên tắc, luật Shari‟ah bao trùm mọi khía cạnh trong đời sống Islam giáo, cho cả cộng đồng và cá nhân. Xét về khía cạnh chính trị, Shari'ah có tác động, ở những mức độ khác nhau, đến thể chế chính trị của các quốc gia trong khu vực. Ở nhiều quốc gia trong khu vực, các học sĩ Islam giáo đều là những nhà lãnh đạo chính trị, và rất khó để phân biệt giữa luật Shari'ah và luật pháp quốc gia vì ở nhiều khía cạnh, luật pháp quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của luật Shari'ah. Trong mối quan hệ với chính trị và nhà nước, bức tranh toàn cảnh về các phong trào, tổ chức Islam giáo tại các nước trong khu vực Trung Đông là khá phức tạp.

Trong những năm gần đây, khu vực Trung Đông đã chứng kiến một loạt các biến động chính trị - xã hội có tác động sâu sắc đến cục diện chính trị tại khu vực cũng như trên thế giới. Sau những biến động này, một lần nữa Chủ nghĩa Islam giáo lại nổi lên thành một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất trong khu vực, đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cũng như trên thế giới phải có những nghiên cứu toàn diện để có thể từng bước dự đoán được những diễn biến trong tương lai, tránh tình trạng các lực lượng Islam giáo cực đoan lợi dụng tình hình bất ổn hiện nay để tăng cường hoạt động của mình.

Chương 3

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT SHARI'AH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN Ả-RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu Shariah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)