Ảnh hưởng của Shari'ah trong một số phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Shariah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông (Trang 81 - 87)

Chương 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT SHARI'AH TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC

3.4. Ảnh hưởng của Shari'ah trong một số phong tục tập quán

Vì luật Shari'ah chi phối hầu như toàn bộ đời sống tôn giáo, văn hóa, xã hội của cư dân khu vực Trung Đông nên có thể nói rằng những quy định của luật Shari'ah bao trùm lên mọi khía cạnh của phong tục tập quán nơi đây, trong đó nổi bật nhất là:

Ẩm thực

Các món ăn truyền thống và hiện đại của người Ả rập đều chịu ảnh hưởng của các quy định của Shari'ah. Luật Shari'ah có nêu ra hai khái niệm là Halal và Haram. Halal theo ngôn ngữ Ả rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc là

"được cho phép" theo luật Shari'ah, và đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là

"bị cấm", "không được phép". Sản phẩm Halal gồm nhóm thực phẩm và phi thức phẩm bao quát tất cả mọi lĩnh vực từ thực phẩm, trang phục, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, y tế…và tất cả những gì liên quan đến cuộc sống của người Muslim được cho phép trong khuôn khổ giáo luật Shari‟ah. Sản phẩm Halal phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Không chứa thành phần hoặc chất liệu lấy từ nguồn thực phẩm và động vật không phù hợp với Shari'ah.

- Phải được sản xuất, chế biến và bảo quản bằng các thiết bị, dụng cụ và máy móc đã được vệ sinh và diệt trùng theo đúng phương pháp của Islam giáo.

- Phải được bảo quản, cách ly và tránh tiếp xúc với những sản phẩm trái với luật Shari'ah trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển.

Quy định Haram đối với thức ăn không chỉ dừng ở các loại thịt không được phép ăn mà còn quy định cả những cách giết mổ không được phép.

Halal không cho phép bất kỳ hình thức giết mổ như bóp cổ, bóp mũi, cắt tiết ở cánh, đập chết, thui sống... Chỉ có một cách giết mổ duy nhất và chỉ được phép thực hiện bởi tín đồ nam hay nữ Muslim. Tín đồ này phải có đầu óc minh mẫn bình thường; được công nhận là người trưởng thành, nghĩa là trên 15 tuổi. Trước khi mổ người này đọc một câu kinh Qur'an cảm tạ Thượng đế, quay mặt động vật về phía thánh địa Mecca, sau đó dùng dao sắc nhanh chóng rạch cổ con vật, hoặc cắt khí quản, thực quản và hai tĩnh mạch khiến nó chết thật nhanh để đảm bảo tính nhân đạo. Bên cạnh đó động vật phải còn sống trước khi bị giết thịt. Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để máu chảy

ra hết. Động vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, thức ăn không bao gồm các sản phẩm làm từ động vật khác.

Thức uống cấm số một đối với các Muslim là rượu và các chất có cồn.

Thiên kinh Qur'an và nhiều Hadith đã đề cập đến việc cấm uống rượu. Các Muslim không được uống rượu, không được mua, bán, biếu, tặng rượu, không được mang rượu ra để chiêu đãi trong các buổi tiệc dù đó là chiêu đãi những người ngoại đạo.

Trang phục

Trang phục và phong cách ăn mặc của các tín đồ Islam giáo phải phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của luật Shari'ah. Kinh Qur'an quy định:

"Hãy bảo những người đàn ông có đức tin nên hạ cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) họ… Hãy bảo những người phụ nữ có đức tin nên hạ thấp cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) họ và chớ phô bày nhan sắc ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (như hai bàn tay, cặp mắt…); và họ nên kéo khăn choàng phủ lên ngực…" (Chương 24, câu 30,31) [26, tr. 699].

Theo quy định, trang phục của các Muslim phải che phủ được những bộ phận kín đáo của cơ thể ví dụ như phần cơ thể từ thắt lưng đến đầu gối đối với nam giới, toàn bộ cơ thể trừ khuôn mặt, bàn tay, bàn chân đối với nữ giới. Ngoài ra trang phục phải phù hợp với giới tính, phụ nữ không được phép mặc trang phục nam giới và ngược lại. Khi ra khỏi nhà các Muslim không được phép mặc những bộ trang phục quá nổi bật, nhiều màu sắc có thể gây ra ghen tị, đố kị hay kích thích và thu hút sự chú ý của người khác giới. Ngoài ra trang phục không được bó sát vào cơ thể, quá ngắn mà cần phải tiện lợi, hợp vệ sinh, không gây cản trở khi người mặc di chuyển.

Trang phục truyền thống của người Ả rập thường gồm bốn phần chính:

quần, áo sơ mi, áo choàng bên ngoài và khăn trùm đầu. Những phần chính của trang phục này đã tồn tại từ những năm 500 sau công nguyên cho đến tận ngày nay. Thời tiết ở khu vực Trung Đông nói chung rất khô, nóng ban ngày và lạnh ban đêm. Ở những thành phố lớn trên các dải đất hẹp dọc theo các con sông Nile hay Lưỡng Hà, ngày bớt nóng hơn và đêm đỡ lạnh hơn. Từ trước đến nay, cư dân các nước Ả rập vẫn chuộng những kiểu áo dài, buông chùng, vừa tránh nắng vừa làm mát cơ thể. Họ cũng dùng các kiểu khăn khác nhau để che nắng.

Trang phục nam giới

Về trang phục của nam giới Ả rập ngày nay, nhìn chung có hai loại trang phục phổ biến: quần áo truyền thống hoặc quần áo kiểu phương Tây.

Nam giới vẫn chuộng quần áo truyền thống hơn, họ thường mặc áo dài buông chùng có những tên gọi khác nhau từ nước này sang nước khác như thawb (tại phần lớn các quốc gia khu vực bán đảo Ả rập), dishdasha (tại Cô- oét và Oman), kandura (tại một số khu vực của Oman) hoặc jalabiyyah ( tại Li-bi). Dù có những tên gọi khác nhau nhưng chiếc áo dài buông chùng này về cơ bản gần giống như áo sơ mi cổ tầu dài tay, được may bằng vải cotton đơn giản, thưởng là mầu trắng, dài và rộng để che phủ toàn bộ cơ thể và cả hai chân, xẻ ở cổ, phần trước ngực để chui đầu. Hiện nay người ta có thể may thêm túi và cổ áo cho thawb. Mùa hè, thawb thường có màu trắng, vải mỏng.

Mùa đông, thawb được may bằng vải dầy hơn, màu tối hơn, có thể là màu xám, nâu, cát hay thậm chí màu xanh nhạt… Thawb được mặc cả ở nhà lẫn khi đi làm vì nó rất rộng rãi, tiện lợi, giúp cho người mặc thấy thoải mái, thuận tiện khi đi lại, di chuyển. Chỉ khi đi công tác hay du lịch ở nước ngoài, nam giới Ả rập mới mặc vest hoặc quần áo theo phong cách châu Âu.

Trang phục nữ giới

Theo giáo lý Islam, Thượng đế chỉ cho phép người phụ nữ phô bày nhan sắc và chưng diện trước mặt chồng và người thân của mình và các Muslim quan niệm rằng ăn mặc kín đáo sẽ bảo vệ người phụ nữ khỏi những điều xấu, tồi tệ cho bản thân họ và cho người khác. Vì vậy, theo quy định của Shari'ah, khi ra khỏi nhà, phụ nữ phải mặc váy áo trùm kín người, đảm bảo che tóc và chỉ được hở khuôn mặt, bàn tay và bàn chân.

Phụ nữ Ả rập truyền thống thường mặc váy dài tay gọi là Kandura. Khi đi ra đường hoặc xuất hiện trước mặt người khác giới, họ thường khoác ra ngoài Abaya, là chiếc váy chùng dài, rộng che phủ toàn thân, dài tay. Phụ nữ Bedouin trước đây may Abaya bằng vải dày và cứng còn ngày nay Abaya thường được may bằng vải mỏng, mềm như satanh, lụa... Bên dưới Abaya, phụ nữ Ả rập sẽ mặc váy truyền thống mầu sặc sỡ có thêu chỉ vàng hay bạc hoặc váy áo hiện đại hoặc đơn giản như áo sơ mi, quần bò.

Một trong những đặc trưng của trang phục phụ nữ Ả rập không thể không nhắc đến là khăn trùm đầu và mạng che mặt. Dù có rất nhiều cách giải thích về chiếc mạng che mặt và khăn trùm đầu của nữ Muslim, thực tế thì không có một đoạn nào trong kinh Qur'an qui định phụ nữ phải che mặt.

Khăn và mạng truyền thống của phụ nữ Islam giáo được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng được sử dụng nhiều nhất là Hijab, Niqab, Burqa và Chador, mỗi loại có một chức năng che phủ khác nhau. Hijab là yêu cầu chung đối với trang phục nữ giới, nghĩa là quần áo phải che kín toàn bộ cơ thể chỉ trừ mặt, bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, Hijab được hiểu là khăn trùm đầu thường được quấn qua vai và cổ có tác dụng che mái tóc, đôi tai và cổ của người phụ nữ, chỉ để hở khuôn mặt. Để giữ cho Hijab không bị tuột khỏi đầu, phụ nữ Ả rập dùng những chiếc trâm để cài khăn và giữ nút thắt. Niqab cũng là khăn trùm đầu thường có màu đen, che

nhiều tại Ả-rập Xê-út. Phụ nữ Ả rập trong những gia đình trọng truyền thống, lễ nghi (đặc biệt những gia đình có xuất thân từ dân du mục Bedouin) có thể sử dụng Burqa. Burqa là mạng che mặt, có loại che toàn bộ khuôn mặt, trừ đôi mắt, loại khác chỉ che mũi và một phần lông mày, có loại như mặt nạ được làm từ kim loại che trán, mũi và đôi môi, lại có loại che cả đầu trừ đôi mắt, có loại che suốt từ đầu, qua ngực đến tận chân, riêng phần mắt là tấm vải voan mỏng hơn để người mặc nhìn thấy đường đi. Ngày nay Burqa được sử dụng rộng rãi tại Áp-ga-ni-xtan. Loại thứ tư, Chador là áo choàng che phủ toàn bộ cơ thể từ đầu đến chân, chỉ để hở phần mắt . Thường có mầu trắng, xanh hoặc đen

Tiểu kết chương 3

Ảnh hưởng của luật Shari'ah bao trùm toàn bộ mọi mặt của đời sống cư dân Ả rập theo Islam giáo tại khu vực Trung Đông, từ các hoạt động tôn giáo đến đời sống gia đình, giáo dục và phong tục tập quán. Về khía cạnh tôn giáo, Shari'ah quy định rõ ràng về đức tin của tín đồ như niềm tin nơi Thượng đế, mối quan hệ giữa Thượng đế và những đầy tớ của Ngài, về sự thờ phụng duy nhất đối với Thượng đế. Ảnh hưởng của Shari'ah đối với đời sống gia đình được thể hiện rõ nét nhất thông qua các quy định về kết hôn, ly hôn, thừa kế, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cũng bởi chịu sự chi phối toàn diện của các đức tin Islam giáo, nền giáo dục của các quốc gia này ít nhiều còn lạc hậu khi mà việc giảng dạy và học tập kinh Qur'an là bắt buộc từ cấp tiểu học. Việc tuyên truyền về Islam giáo cho trẻ em nhằm mục đích giữ gìn niềm tin của thế hệ trẻ vào các giá trị Islam giáo. Chính vì vậy, môi trường học tập trong các trường công lập trở lên trì trệ, trẻ em không được tự do tiếp cận các tiến bộ khoa học hiện đại trong khi đó sự sáng tạo không được khuyến khích.

Một phần của tài liệu Shariah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)